Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh tại trường Tiểu học H’ra số 2

                                                  ĐẶT VẤN ĐỀ 

Mục tiêu của giáo dục là luôn hướng tới việc giáo dục con người phát triển toàn diện nhân cách, Bác Hồ của chúng ta cũng đã dạy rằng: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.” Có thể nói “tài” và “đức” của một con người phải được thường xuyên rèn luyện và phát triển song song đó là yếu tố quan trọng hàng đầu trong các nhà trường, thông qua dạy “chữ”để dạy “người” là việc làm cấp thiết và không thể thiếu, đặc biệt là ở cấp Tiểu học và trong xã hội hiện nay khi mà mặt trái của nền kinh tế thị trường đang dần đánh mất đi một phần giá trị đạo đức của con người Việt Nam.

Ngày nay, cùng với sự phát triển và đi lên của xã hội, mỗi chúng ta được sống trong môi trường văn minh, hiện đại hơn, nhưng kéo theo đó cũng có nhiều vấn đề nảy sinh làm ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống xã hội. Một trong những vấn đề đáng lo ngại hiện nay, đó là đạo đức học đường của một bộ phận học sinh đang bị xuống cấp, dẫn đến tình trạng bạo lực học đường, những vụ án nghiêm trọng, những hành vi gian lận ở nhiều góc độ thậm chí ngay ở tuổi tiểu học và ở tại địa bàn mà tôi đang quản lí cũng có nhiều hiện tượng học sinh chưa ngoan như còn nói tục, chửi thề, nói dối, tẩy xóa điểm, sửa điểm, coppy bài bạn… Đây là những biểu hiện lệch lạc trong hành vi, nhân cách đạo đức học sinh. Điều này đã cảnh báo về lối sống đạo đức, nhân cách của giới trẻ ngày nay. Sự xuống cấp của đạo đức có nhiều nguyên nhân, trách nhiệm là của toàn xã hội nhưng trước hết, trách nhiệm nặng nề đó là của nhà trường vì Nhà trường là nơi giáo dục đạo đức từ khi các em mới cắp sách đi học cho đến lúc trưởng thành.

doc 17 trang letan 14/04/2023 6580
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh tại trường Tiểu học H’ra số 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh tại trường Tiểu học H’ra số 2

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh tại trường Tiểu học H’ra số 2
 những vụ án nghiêm trọng, những hành vi gian lận ở nhiều góc độ thậm chí ngay ở tuổi tiểu học và ở tại địa bàn mà tôi đang quản lí cũng có nhiều hiện tượng học sinh chưa ngoan như còn nói tục, chửi thề, nói dối, tẩy xóa điểm, sửa điểm, coppy bài bạn Đây là những biểu hiện lệch lạc trong hành vi, nhân cách đạo đức học sinh. Điều này đã cảnh báo về lối sống đạo đức, nhân cách của giới trẻ ngày nay. Sự xuống cấp của đạo đức có nhiều nguyên nhân, trách nhiệm là của toàn xã hội nhưng trước hết, trách nhiệm nặng nề đó là của nhà trường vì Nhà trường là nơi giáo dục đạo đức từ khi các em mới cắp sách đi học cho đến lúc trưởng thành.
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, bậc tiểu học là bậc nền tảng, là nơi hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển. Mục tiêu của giáo dục tiểu học là nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên cấp trên. Ông cha ta cũng đã dạy rằng: “Dạy con từ thuở còn thơ” vì vậy ở trường Tiểu học cần có những giải pháp thật tốt để giáo dục đạo đức cho các em nhằm xây dựng , hình thành cho trẻ những quy tắc, hành vi đạo đức cần thiết thể hiện trong thái độ với các em nhỏ, bạn bè, gia đình, thầy cô, người lớn và đối với quê hương, đất nước... Từ những nhận thức về tầm quan trọng của đạo đức và thực trạng đạo đức hiện nay tôi luôn băn khoăn suy nghĩ và chọn một số giải pháp để giáo dục đạo đức cho các em học sinh của trường bước đầu đạt hiệu quả. Tôi xin trình bày lại qua tên đề tài: “Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh tại trường tiểu học H’ra số 2 ”
 NỘI DUNG
I/ Thực trạng hiện nay về đạo đức và công tác giáo dục đạo đức
    a/ Thực trạng
      Thật đáng buồn là hiện nay chất lượng đạo đức của học sinh ở tất cả các cấp đang bị suy giảm trông thấy, trong các nhà trường hiện tượng vô lễ, nói tục chửi bậy, đánh nhau, gây gỗ... tăng lên, phong trào học tập đi xuống, hiện tượng lười học, chán học tăng vọt, tệ nạ...iện nay của học sinh trong trường như sau:
Mặc dầu là ít nhưng ở lớp 1 lớp 2 các em thường vi phạm đạo đức như nói dối, lười học bài, giao tiếp với thầy cô, bạn bè và người lớn chưa đúng mực như nói năng cộc lốc, không có đầu có đuôi. cá biệt một vài em cầm nhầm đồ của bạn nhưng không muốn trả lại. Ở lớp 3 hình thức vi phạm tăng hơn như tẩy xóa điểm, sửa điểm khi bị điểm kém, copy bài bạn, chưa thân thiện với bạn bè. Đến lớp 4, 5 các em đã lớn hơn nên vi phạm có tính nghiêm trọng hơn như nói tục, chửi thề, gây gỗ, trốn tránh các hoạt động tập thể, nặng hơn một số ít em còn tự tiện lấy đồ dùng của bạn để sử dụng mà không xin ý kiến của bạn hoặc gây mất đoàn kết trong lớp, trong trường.
Qua kết quả điều tra tôi luôn suy nghĩ vì sao khi ở lứa tuổi càng lớn các em lại mắc nhiều lỗi vi phạm hơn, trong khi chương trình giáo dục đạo đức được xuyên suốt từ lớp bé lên đến lớp lớn và được giáo viên giảng dạy nghiêm túc. Nhưng khi đi sâu vào tìm hiểu thực tế, trao đổi với giáo viên, với phụ huynh tôi đã rút ra được một số nguyên nhân như sau:
 B/ Nguyên nhân: 
Thứ nhất: phần đa các em học theo thói xấu từ bố hoặc mẹ, anh chị trong gia đình như nói tục, chửi thề...
Thứ hai: một số em tuy gia đình nề nếp tốt nhưng tiếp nhận thói xấu ở ngoài xã hội từ bạn bè và người lớn nhanh hơn những điều tốt.
Thứ ba: Nhiều gia đình bố mẹ mải lo đi làm kiếm sống mà quên đi trách nhiệm giáo dục con cái và chính sự thiếu quan tâm giáo dục của gia đình làm cho trẻ ít quan tâm đến người khác.
Thứ tư: Mặc dầu trong chương trình SGK tiểu học cũng đã xuyên suốt về nội dung giáo dục đạo đức song chương trình SGK quá ôm đồm, nặng về lý thuyết, thiếu kỹ năng sống, không thực tế không tạo được dấu ấn để hình thành thói quen trong hành vi đạo đức cho học sinh.
Thứ năm: Một số giáo viên chủ nhiệm còn coi nhẹ việc giáo dục đạo đức và qua loa trong dạy môn Đạo đức, dạy cho xong bài, xong tiết, mà ít quan tâm đến việc trò đã làm gì và tiến bộ như thế nào, quan tâm động viên học sinh chưa đúng mức.
Từ...ường, điều nào phụ huynh chưa đồng ý và trao đổi trực tiếp với Hiệu trưởng, ngoài ra chính bản thân tôi cũng thường xuyên trao đổi, gặp gỡ trực tiếp Ban đại diện cha mẹ học sinh toàn trường và các lớp để tâm sự, trao đổi, nắm bắt thông tin từ phía phụ huynh và những học sinh hay có những biểu hiện chưa tốt để có biện pháp giải quyết, chỉ đạo hợp lí.
2/ Rèn các kĩ năng, hành vi đạo đức thông qua các việc làm cụ thể. 
          Các bài học đạo đức trong chương trình đạo đức Tiểu học cũng đã cung cấp cho học sinh các tri thức sơ đẳng về các chuẩn mực đạo đức, giúp học sinh hình thành, định hướng về giá trị đạo đức, biết các nghĩa vụ, trách nhiệm và phân biệt được cái đúng, cái sai, cái thiện cái ác, việc gì nên làm, việc gì không nên làm trong cuộc sống hàng ngày. Thông qua môn học này mà học sinh có được một hệ thống khái niệm, tri thức đạo đức. Trên cơ sở đó, các em định hướng đúng trong các hiện tượng phong phú và phức tạp ở quanh mình. Nhưng nếu việc truyền thụ kiến thức đạo đức được tiếp thu một cách hình thức qua loa, chiếu lệ, học xong bài là xong thì dẫn đến lời nói và việc làm không thống nhất với nhau, lý thuyết suông mà hành vi thì lại đi ngược lại. Vì vậy sau khi học xong những bài học đạo đức tùy vào tình huống cụ thể tôi yêu cầu giáo viên hướng dẫn chỉ bảo học sinh áp dụng kiến thức, kỹ năng vào trong thực tế cuộc sống hàng ngày.
Ví dụ: khi học bài “Quan tâm giúp đỡ bạn” của chương trình lớp 2 và bài “Chia sẻ vui buồn cùng bạn” ở chương trình đạo đức lớp 3. Để các chuẩn mực đạo đức này trở thành hành vi hay thói quen đạo đức tôi đã yêu cầu tất cả giáo viên chủ nhiệm thường xuyên theo dõi các hoạt động của học sinh cũng như thường xuyên tâm sự cùng các em để đánh giá được các hành vi cụ thể mà học sinh thực hiện, nhằm uốn nắn điều chỉnh hành vi cho các em đi đúng hướng.
Cụ thể: trong năm học có một gia đình học sinh lớp 2 có mẹ chẳng may qua đời vì tai nạn giao thông, tôi đã trao đổi với giáo viên chủ nhiệm thăm dò bàn bạc, lấy ý kiến của các em học si

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_dao_duc_cho.doc