Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển năng lực tự học cho học sinh qua dạy học môn Toán

Phần một: LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
Theo các xu thế mới trong giáo dục, một chương trình dạy học tiên tiến đòi hỏi 
người học không chỉ có kiến thức và kĩ năng mà còn có thái độ và hứng thú với việc 
học. Hội nhập với sự phát triển giáo dục toàn cầu, giáo dục ở Việt Nam đang hướng tới 
đổi mới mục tiêu dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học. 
Trong nhà trường, điều chủ yếu không phải là chỉ nhồi nhét cho học sinh một mớ kiến 
thức hỗn độn, tuy rằng kiến thức là rất cần thiết song điều quan trọng là phải giáo dục 
cho học sinh phương pháp tự suy nghĩ, tự biết suy luận, phương pháp diễn tả rồi đến 
phương pháp giải quyết vấn đề. Người giáo viên dạy học phải phát huy được tính tích 
cực, chủ động, sáng tạo, tự học, tự rèn luyện bản thân của học sinh. Do vậy, nhà giáo 
dục phải đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học để góp 
phần trong cuộc cách mạng về giáo dục. Chúng ta có thể coi tự học là mũi nhọn chiến 
lược của giáo dục đào tạo nước ta hiện nay. Tuy nhiên, trong thực tế dạy học hiện nay, 
việc áp dụng phương pháp dạy học hướng dẫn học sinh tự học của giáo viên ở tất cả 
các môn học nói chung và môn Toán nói riêng còn gặp rất nhiều lúng túng và khó 
khăn. Cách học của học sinh vẫn đơn giản là cố gắng hoàn thành hết số bài tập giáo 
viên giao về nhà (bằng mọi cách có thể) và học thuộc trong vở ghi đối với các môn học 
thuộc. Việc truyền đạt kiến thức của giáo viên theo lối thụ động nên rèn luyện kĩ năng 
tự học cũng như hướng dẫn học sinh tự học không được chú ý dẫn đến chất lượng giờ 
học không cao. Do vậy, cần phải trang bị cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên 
cứu để học sinh thu nhận kiến thức và ứng dụng vào trong thực tế. Nhưng không phải 
học sinh nào cũng có ý thức tự học, tự tìm tòi, nghiên cứu, tự tu dưỡng nên một số em 
lựa chọn chưa hợp lý, khoa học về nội dung và phương pháp học tập. Điều đó đã ảnh 
hưởng đến kết quả học tập của các em.  
Chính vì những lí do trên, tôi đã nhận thấy được tính thực tiễn, cấp thiết và tầm 
quan trọng về vấn đề tự học của học sinh trường Tiểu học nên tôi đã mạnh dạn chọn đề 
tài: “Một số biện pháp phát triển năng lực tự học cho học sinh qua dạy học môn 
Toán”
pdf 12 trang letan 13/04/2023 15701
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển năng lực tự học cho học sinh qua dạy học môn Toán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển năng lực tự học cho học sinh qua dạy học môn Toán

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển năng lực tự học cho học sinh qua dạy học môn Toán
c đào tạo nước ta hiện nay. Tuy nhiên, trong thực tế dạy học hiện nay, 
việc áp dụng phương pháp dạy học hướng dẫn học sinh tự học của giáo viên ở tất cả 
các môn học nói chung và môn Toán nói riêng còn gặp rất nhiều lúng túng và khó 
khăn. Cách học của học sinh vẫn đơn giản là cố gắng hoàn thành hết số bài tập giáo 
viên giao về nhà (bằng mọi cách có thể) và học thuộc trong vở ghi đối với các môn học 
thuộc. Việc truyền đạt kiến thức của giáo viên theo lối thụ động nên rèn luyện kĩ năng 
tự học cũng như hướng dẫn học sinh tự học không được chú ý dẫn đến chất lượng giờ 
học không cao. Do vậy, cần phải trang bị cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên 
cứu để học sinh thu nhận kiến thức và ứng dụng vào trong thực tế. Nhưng không phải 
học sinh nào cũng có ý thức tự học, tự tìm tòi, nghiên cứu, tự tu dưỡng nên một số em 
lựa chọn chưa hợp lý, khoa học về nội dung và phương pháp học tập. Điều đó đã ảnh 
hưởng đến kết quả học tập của các em. 
Chính vì những lí do trên, tôi đã nhận thấy được tính thực tiễn, cấp thiết và tầm 
quan trọng về vấn đề tự học của học sinh trường Tiểu học nên tôi đã mạnh dạn chọn đề 
tài: “Một số biện pháp phát triển năng lực tự học cho học sinh qua dạy học môn 
Toán” 
2 
Phần hai: NỘI DUNG 
I. Một số vấn đề về cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn: 
1. Cơ sở lí luận: 
 “Tự học chính là tự mình động não suy nghĩ, sử dụng năng lực trí tuệ (quan sát, 
so sánh, phân tích, tổng hợp) và có khi cả cơ bắp (khi phải sử dụng công cụ), cùng 
các phẩm chất của mình rồi cả động cơ, tình cảm, nhân sinh quan,thế giới quan (như 
trung thực, khách quan, có chí tiến thủ, không ngại khó, ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, 
lòng say mê khoa học,..) để chiếm lĩnh một lĩnh vực nào đó của nhân loại, biến lĩnh 
vực đó thành sở hửu của mình”. 
Điều đó cho thấy cốt lõi của việc học là tự học. Học là một đặc trưng của con 
người, trong đó: học đóng vai trò chủ thể còn tri thức khoa học là đối tượng để chiếm 
lĩnh. Hoạt động tự học là một quá trình tự ...mỗi 
người. Làm được như vậy thì học tập sẽ đạt kết quả cao và đó là nhân tố đảm bảo thắng 
lợi khi thực hiện phương pháp lấy người học làm trung tâm. 
2. Cơ sở thực tiễn 
 Trong năm học 2016-2017 tôi được phân công giảng dạy và chủ nhiệm lớp 5A1 
với sĩ số 37 học sinh. Trong đó: Nữ: 20 em, dân tộc: 3 em; nữ dân tộc: 1 em. Sau khi 
nhận lớp, tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn như sau: 
3 
2.1. Về giáo viên 
2.1.1. Thuận lợi 
 - Ban giám hiệu tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giáo viên thực hiện nâng cao ý 
thức tự học cho học sinh: Trang bị sách báo có liên quan, Internet giúp giáo viên lấy 
thông tin và trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp. . . 
 - Sự nhiệt tình của giáo viên trong việc giáo dục cho học sinh của mình tính tự 
học. 
2.1.2. Khó khăn 
- Kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên còn hạn chế. Đây là năm học đầu tiên 
được phận công giảng dạy và chủ nhiệm lớp 5 theo mô hình VNEN 
2.2. Về Học sinh 
2.2.1. Thuận lợi 
- Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 5, học sinh người Kinh, nhiều em đã ý 
thức được việc phải tự học và cũng có quyết tâm học rất cao. 
- Lớp được tổ chức dạy và học theo mô hình VNEN, với HĐTQ đã có những 
kiến thức cơ bản trong điều hành nhóm và tổ chức cho các bạn tự học. 
2.2.2. Khó khăn 
- Sĩ số học sinh đông ảnh hưởng đến mặt tổ chức lớp, một số học sinh thiếu 
mạnh dạn và rụt rè, e ngại chưa dám bộc lộ ý kiến của mình và sự trì trệ trong học tập. 
- Chất lượng học sinh chưa đồng đều, một số học sinh còn quá yếu, chưa theo 
kịp các bạn trong lớp, trong môn Toán thiếu sự tích cực, chủ động, sáng tạo cũng như 
sự linh hoạt, không có sự tìm tòi, tự giác giải quyết các bài tập. Phần lớn, các em còn 
có thái độ trông chờ vào sự hướng dẫn hay giải của giáo viên hay vào lớp mượn bài 
chép của bạn là xong, không cần phải suy nghĩ. 
- Học sinh chưa nắm vững các kiến thức cơ bản trong môn Toán hay kiến thức 
bị hổng quá nhiều nên việc vân dụng vào tính toán, giải toán gặp nhiều khó khăn. 
2.3. Về phía phụ hu...môn toán của học sinh 
Giỏi Khá Trung bình Yếu TS 
HS T.số Tỉ lệ T. số Tỉ lệ T.số Tỉ lệ T.số Tỉ lệ 
37 2 5,41% 5 13,51% 11 29,73% 19 51,35% 
 II. Một số biện pháp phát triển năng lực tự học của học sinh qua dạy học 
môn Toán 
Trước khi giáo dục tính tự học cho học sinh, giáo viên cần tìm hiểu xem để thực 
hiện được điều đó cần có những điều kiện nào? 
Có hai điều kiện không thể thiếu: đó là cách học và sự say mê hứng thú học tập. 
Vì khi đã có cách học tức các em đã biết cách làm việc độc lập cộng với niềm say mê 
hứng thú học tập thì các em sẽ tự giác học. Có cách học với tinh thần tự giác, say mê 
học tập chắc chắn các em sẽ có tính tự học. 
Trong quá trình dạy học người giáo viên cần có ý thức xây dựng phát triển cho 
5 
học sinh niềm say mê, hứng thú học tập cũng như hình thành cho các em cách tự học. 
Từ quan điểm nêu trên tôi xin đưa ra một số biện pháp như sau: 
1. Họp phụ huynh dầu năm 
Thông qua cuộc họp phụ huynh đầu năm, tôi đã phổ biến cho phụ huynh biết 
được tầm quan trọng và sự cần thiết của việc tự học đối với học sinh. Từ đó phối hợp 
với phụ huynh chuẩn bị tốt các đồ dùng học tập và dành thời gian cho các em để các 
em có thể tự học ở nhà. Tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình của từng em và lấy số điện 
thoại của cả bố và mẹ các em để liên lạc, trao đổi khi cần thiết. 
2. Phân loại, dạy học theo đối tượng học sinh 
Với sĩ số học sinh đông và chất lượng không đồng đều nên việc phân loại đối 
tượng học sinh là điều rất quan trọng. Theo đó ngay từ đầu năm học sau khi khảo chất 
lượng học sinh, tôi đã sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh theo lực học. 
Với nhóm học sinh có lực học yếu nhất được tôi bố trí vào nhóm riêng ngồi sát 
bàn giáo viên để tiện cho việc theo dõi, giúp đỡ. Đồng thời cử nhóm trưởng có khả 
năng điều hành để có thể hướng dẫn các bạn tự học. 
Cùng với việc xếp chỗ ngồi thì với mỗi bài học tôi đều lựa chọn phương pháp 
dạy học sao cho phù hợp với đối tượng học sinh. Giao nhiệm vụ phù hợp với các 
nhóm, những nhóm gi

File đính kèm:

  • pdfmot_so_bien_phap_phat_trien_nang_luc_tu_hoc_cho_hoc_sinh_qua.pdf