Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh Tiểu học

Tuy nhiên, mặt trái của cơ chế mới cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sự nghiệp giáo dục, trong đó sự suy thoái về đạo đức và những giá trị nhân văn tác động đến đại đa số thanh niên và học sinh như: có lối sống thực dụng, thiếu ước mơ và hoài bão, lập thân, lập nghiệp; những tiêu cực trong thi cử, bằng cấp, chạy theo thành tích. Thêm vào đó, sự du nhập văn hoá phẩm đồi truỵ thông qua các phương tiện như phim ảnh, games, mạng Internet… làm ảnh hưởng đến những hành vi đạo đức trong lứa tuổi học sinh, nhất là các em chưa được trang bị và thiếu kiến thức về vấn đề này.

Đánh giá thực trạng giáo dục, đào tạo Nghị quyết TƯ 2 khóa VIII nhấn mạnh: “Đặc biệt đáng lo ngại là một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước. Trong  những năm tới cần tăng cường giáo dục tư tưởng đạo đức, ý thức công dân, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh… tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động xã hội, văn hoá, thể thao phù hợp với lứa tuổi và với yêu cầu giáo dục toàn diện”.

Các trường Tiểu học nói chung và trường Tiểu học Gia Cẩm nói riêng cũng không đứng ngoài thực trạng đó. Trong những năm qua, nhiều gia đình, cha mẹ  mải làm ăn, lo kiếm tiền, không chăm lo đến sự học hành, đời sống của con trẻ. Hàng loạt các hàng quán mọc lên  với đủ loại các trò chơi từ đánh xèng, bi a, game, chát…để móc tiền học sinh. Nhiều hiện tương, các hành vi thiếu đạo đức đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến học sinh làm cho các em có những nhìn nhận, suy nghĩ tiêu cực đến cuộc sống xung quanh các em. Học sinh chỉ chào thầy cô ở trường con khi đi ra ngoài thi coi như không biết, học sinh nói tục, đi học muộn, quay cóp trong làm bài,... Tinh thần tương thân tương ái, sự hồn nhiên của lứa tuổi học sinh Tiểu học đã có những biểu hiện của sự vụ lợi của người lớn. 

 Xuất phát từ mục đích, yêu cầu và tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho học sinh, là người giáo viên tiểu học tôi mạnh dạn trình bày: “Một số kinh nghiệm giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh Tiểu học ”

doc 18 trang Khải Lâm 29/12/2023 3900
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh Tiểu học
iển đúng đắn, giúp cho học sinh có được nhận thức, ý thức tình cảm đạo đức; có những thói quen, hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ của cá nhân với xã hội, của cá nhân đối với mọi người xung quanh và của cá nhân đối với chính mình.
Vì vậy,  việc giáo dục đạo đức cho học sinh thế hệ mới - chủ nhân tương lai của nền khoa học công nghệ hiện đại càng có vị trí quan trọng trong mục tiêu giáo dục toàn diện. Đạo đức con người không phải có sẵn mà phải được giáo dục. "Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên" (Hồ Chí Minh) và giáo dục đạo đức cho học sinh phải có kế hoạch, có phương pháp phù hợp "Không sợ học sinh hỏng mà chỉ sợ phương pháp giáo dục hỏng" (Makarenko). Giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng phải được thực hiện ngay từ lúc nhỏ, từ lứa tuổi Tiểu học. Sự phát triển nhân cách của học sinh được bắt nguồn từ môi trường này. Các nền nếp, thói quen, các cử chỉ hành vi đều được xây dựng từ đây.
Tuy nhiên, mặt trái của cơ chế mới cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sự nghiệp giáo dục, trong đó sự suy thoái về đạo đức và những giá trị nhân văn tác động đến đại đa số thanh niên và học sinh như: có lối sống thực dụng, thiếu ước mơ và hoài bão, lập thân, lập nghiệp; những tiêu cực trong thi cử, bằng cấp, chạy theo thành tích. Thêm vào đó, sự du nhập văn hoá phẩm đồi truỵ thông qua các phương tiện như phim ảnh, games, mạng Internet làm ảnh hưởng đến những hành vi đạo đức trong lứa tuổi học sinh, nhất là các em chưa được trang bị và thiếu kiến thức về vấn đề này.
Đánh giá thực trạng giáo dục, đào tạo Nghị quyết TƯ 2 khóa VIII nhấn mạnh: “Đặc biệt đáng lo ngại là một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước. Trong  những năm tới cần tăng cường giáo dục tư tưởng đạo đức, ý thức công dân, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tư...đức cho học sinh, là người giáo viên tiểu học tôi mạnh dạn trình bày: “Một số kinh nghiệm giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh Tiểu học ” 
II. GIẢI QUYẾT VÂN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận của vấn đề :
Theo quan điểm Mácxít: “Phẩm chất đạo đức - bộ phận quan trọng trong cấu trúc nhân cách toàn diện của con người”. 
  Giáo dục đạo đức cùng với công tác tư tưởng chính trị trong nhà trường là nhiệm vụ chính trị hàng đầu góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục toàn diện cho học sinh.
Việc giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường luôn là vấn đề cần quan tâm. Đồng thời với việc dạy văn hoá các em có ngoan ngoãn chăm chỉ thì mới có thể học tập tốt được, bên cạnh đó việc tiếp thu tốt kiến thức các bộ môn văn hoá là nền tảng xây dựng những phẩm chất tốt đẹp trong tâm hồn trong sáng của các em. 
 	Giáo dục đạo đức cùng với công tác tư tưởng chính trị trong nhà trường là nhiệm vụ chính trị hàng đầu góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ trung tâm - nhiệm vụ chuyên môn nhất là trong tình hình hiện nay, khi các giá trị truyền thống trong xã hội đang bị xói mòn, tệ nạn xã hội đang len lỏi, xâm nhập vào nhà trường. Nhà trường Tiểu học là nơi đặt những “viên gạch” đầu tiên trong việc xây dựng nhân cách toàn diện cho học sinh. Giáo dục đạo đức cho học sinh thế hệ mới - chủ nhân tương lai của nền khoa học công nghệ hiện đại càng có vị trí quan trọng trong mục tiêu giáo dục toàn diện. 
 	Cùng với gia đình, xã hội, nhà trường có trách nhiệm "phải chăm lo giáo dục đạo đức " cho học sinh. Việc giáo dục học sinh, không đơn thuần truyền thụ trang bị cho các em nguồn tri thức khoa học về tự nhiên xã hội, con người, cách làm việc trí óc, mà còn hướng tới sự tạo dựng phát triển những phẩm chất nhân cách, giá trị nhân văn, đạo đức cho học sinh góp phần hoàn thiện nhân cách phù hợp yêu cầu định hướng xã hội. Phải hình thành cho các em có sự phát triển toàn diện nhân cách, đó là sự thống nhất biện chứng giữa đức và tài hay là sự toàn vẹn về phẩm chất và năng lực. 
Sự hài hoà giữa đức và tài ...c sinh nói chung và của học sinh tiểu học nói riêng có phần giảm sút bởi ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân: 
Sự cạnh tranh của cơ chế thị trường có mặt tích cực là thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, song lại là mảnh đất tốt cho tư tưởng cơ hội, thực dụng vụ lợi phát triển chủ nghĩa cá nhân ích kỷ coi đồng tiền là trên hết dẫn đến sự xuống cấp về đạo đức xã hội từ người lớn đến trẻ em, đến mọi mặt của đời sống xã hội cụ thể là: 
Trong gia đình: một số cha mẹ học sinh thiếu gương mẫu, ông bà cha mẹ, chửi mắng lẫn nhau, một số gia đình còn khoán trắng, bỏ mặc cho nhà trường và xã hội, thậm chí còn nuông chiều con cái thiếu văn hoá, dẫn đến một số học sinh vô lễ với người trên, nhiều em không vâng lời ông bà, bố mẹ, lười lao động, lười học, trộm cắp  Trong giao tiếp nói năng thô lỗ, cục cằn. 
Ngoài xã hội: Hiện tượng tiêu cực, các hành vi đạo đức thiếu văn minh như: một số tụ điểm chiếu phim ảnh băng hình có nội dung đồi truỵ ảnh hưởng lớn đến hành vi đạo đức của các em. 
 	Trong nhà trường: học sinh tiểu học phần lớn là ngoan, biết vâng lời cô giáo, thực hiện tốt nội quy, quy định của nhà trường đề ra. Tuy nhiên đánh giá một cách khách quan mà nói học sinh hiện nay rất nhạy cảm, rất dễ thích ứng với các hiện tượng tiêu cực ngoài xã hội: hiện tượng nói tục, các hành vi thiếu văn hoá vẫn còn. Đặc biệt học sinh không biết áp dụng kiến thức đã học vào thực tế. 
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
Việc giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ là một quá trình lâu dài liên tục, diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau, liên quan đến nhiều mối quan hệ phức tạp. Vì thế trong giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học cần phải linh hoạt, sáng tạo, biết kết hợp nhiều biện pháp. Ở đây tôi xin được đề cập một số biện pháp cơ bản: 
Biện pháp 1. Phối kết hợp với các lực lượng ngoài nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh. 
a. Phối kết hợp với hội cha mẹ học sinh và gia đình học sinh 
 	* Thành lập Ban đại diện cha mẹ học sinh. 
 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_giao_duc_dao_duc_lo.doc