Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp rèn chữ, giữ vở cho học sinh Tiểu học
1. Tên sáng kiến: Phương pháp rèn chữ, giữ vở cho học sinh tiểu học.
2. Lý do chọn sáng kiến:
Ở tiểu học rèn 4 kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết là việc làm không thể thiếu được trong suốt quá trình dạy học và là trách nhiệm, nhiệm vụ quan trọng của mỗi giáo viên.
Tất cả các kỹ năng cùng lúc đều phải rèn song việc rèn kỹ năng viết cho học sinh tiểu học là rất quan trọng.
Thông thường từ trước người thầy giáo chỉ chú ý dạy các em viết (ghi lại bằng chữ) các nội dung kiến thức đã học mà chưa có sự chú ý đúng mức về mặt nghệ thuật viết của các em. Bởi vì kỹ năng viết chữ là loại kỹ năng thiên về mặt kỹ thuật, đòi hỏi sự khéo léo, kiên trì luyện tập. Thậm chí có em học rất giỏi toán, tiếng việt nhưng về mặt chữ viết lại rất xấu.
Ngày nay được sự quan tâm sát sao của các cấp giáo dục, việc rèn chữ cho học sinh tiểu học càng được chú trọng hơn, đúng như lời cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: ”Nét chữ- nết người”. Vì vậy thông qua việc rèn chữ là rèn cho các em những đức tính hết sức cần thiết và quan trọng của mỗi con người để vận dụng trong học tập cũng như trong cuộc sống, đó là tính cẩn thận, tỷ mỷ, kiên trì, chính xác và thẩm mỹ. Thực tế trong quá trình học từ lớp1 đến lớp 5, học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp tôi nói riêng còn có nhiều sai sót về chữ viết nên tôi rất chú trọng đến vấn đề này. Chính vì vậy tôi đã chọn việc “ rèn chữ, giữ vở” cho học sinh là công việc chính phải làm trong nhiều năm và ngay trong năm học này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của sáng kiến:
Học sinh lớp 2A do tôi chủ nhiệm và giảng dạy. Thông qua tất cả các môn học mà chủ công là giờ tập viết và chính tả.
Tìm ra hình thức, phương pháp, mô hình và giải pháp thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện trong trường tiểu học.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp rèn chữ, giữ vở cho học sinh Tiểu học
c tính hết sức cần thiết và quan trọng của mỗi con người để vận dụng trong học tập cũng như trong cuộc sống, đó là tính cẩn thận, tỷ mỷ, kiên trì, chính xác và thẩm mỹ. Thực tế trong quá trình học từ lớp1 đến lớp 5, học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp tôi nói riêng còn có nhiều sai sót về chữ viết nên tôi rất chú trọng đến vấn đề này. Chính vì vậy tôi đã chọn việc “ rèn chữ, giữ vở” cho học sinh là công việc chính phải làm trong nhiều năm và ngay trong năm học này. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của sáng kiến: Học sinh lớp 2A do tôi chủ nhiệm và giảng dạy. Thông qua tất cả các môn học mà chủ công là giờ tập viết và chính tả. Tìm ra hình thức, phương pháp, mô hình và giải pháp thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện trong trường tiểu học. 4. Phương pháp nghiên cứu của sáng kiến *Phương pháp tiếp cận: Tiếp cân thực tế hàng ngày với học sinh qua các giờ dạy. * Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Phân loại học sinh theo đối tượng để nghiên cứu. 5. Nhiệm vụ của sáng kiến Tìm hiểu đặc điểm tâm lý của học sinh, phân loại học sinh. Đánh giá nhận thức và ý thức việc rèn chữ, giữ vở của học sinh Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong việc rèn chữ, giữ vở. Tìm ra được giải pháp thực tiễn, hình thức có hiệu quả PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN Việc “Rèn chữ đẹp, giữ vở sạch” là một vấn đề không mới. Mặc dù những năm học trước nhà trường đều có kế hoạch chỉ tiêu đề ra cho mỗi lớp song kết quả chưa cao. Mãi đến năm học 1997-1998 mới được Sở giáo dục đào tạo quan tâm, chỉ đạo sát sao xuống các phòng giáo dục và các trường tiểu học. Để thực hiện tốt lời dặn của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng “Nét chữ-nết người”. Tôi đã tiến hành khảo sát bằng nhiều hình thức ngay từ tuần 2 tháng thứ nhất của học kỳ I và đã phân ra từng đối tượng học sinh. CHƯƠNG II: ĐIỀU TRA KHẢO SÁT Đối tượng1: Các em có ý thức rèn chữ giữ vở. Trình bày đẹp, chữ việt đúng mẫu, đúng cỡ, chữ viết đều nét, viết rõ ràng các kiểu chữ nét thẳng, nét cong, nét ...âm đúng các âm vần, tiếng dễ lẫn, khi các bạn đọc chưa rèn đọc thầm theo bạn- Chưa chăm viết bài hàng ngày ( giờ tập viết, chính tả hay quên vở hoặc có viết thì viết cho xong, không có ý thức rèn chữ). Sau khi biết rõ nguyên nhân, tôi tập trung rèn chữ cho học sinh trong lớp mình phụ trách, nhất là đối tượng 3 và 2. 1. Viết bảng của giáo viên: Để viết bảng của giáo viên được chuẩn, thẳng hàng chúng tôi đã đề nghị nhà trường kẻ bảng. Chẳng những bảng lớp được kẻ dòng mà còn kẻ ly và ô như trong vở viết của học sinh. Từ việc có bảng kẻ, muốn cho học sinh viết đúng, đẹp thì điều trước tiên người thầy giáo phải viết bảng đẹp, cẩn thận vì học sinh tiểu học dễ bắt chước “thầy viết thế nào, trò viết thế ấy”. 2. Vở viết của học sinh: Các bộ vở trong lớp được đều, đẹp cùng với quy định của nhà trường tôi đã qui định chung vở viết cho lớp. Cụ thể: Cả lớp thống nhất cùng viết 1 loại vở (Kẻ ô ly vuông), cùng viết 1 loại mực. Khi các em cất vở vào cặp, để tránh nhàu nát, quăn góc, tôi hướng dẫn các em cách đưa phần gáy của sách vở vào trước và xuống dưới cặp. Khi giở vở cũng phải có cách mở tránh làm nhàu vở. Với các lớp đầu cấp học, các em còn nhỏ, việc giữ gìn sách vở sạch đẹp là vấn đề nan giải. Chính vì vậy mà tôi đã yêu cầu mỗi quyển ghi của các em phải có một mảnh bìa cứng, cặp vào trang vở đang viết. Để khi cần các em sẽ mở được vở ngay mà không cần phải lật từng trang để tìm. Hơn nữa tờ bìa đó khi viết còn giúp các em kê ở dưới tay không làm bẩn vở (Nhất là những em ra mồ hôi tay hoặc tay bị bẩn) 3. Trong giờ tập đọc: Tôi cố gắng đọc thật chuẩn (đọc diễn cảm, phát âm rõ ràng) để các em chú ý nghe. Tôi luôn chú ý đến các em đọc yếu: Gọi đọc thường xuyên, uốn nắn kịp thời những sai sót nhất là phát âm tiếng, từ các âm đầu rễ lẫn: l/n, ch/tr, r/gi/d/s/x và một số vần khó đọc các em phải đọc đi đọc lại nhiều lần. 4. Trong giờ tập viết: Tôi đưa ra chữ mẫu cho học sinh quan sát, sau đó viết mẫu, hướng dẫn học sinh viết từng nét trong chữ, độ cao, nét hất, ...quan sát theo dõi những em viết chậm, sai lỗi chính tả để uốn nắn kịp thời. Trong các giờ học khác người thầy đều phải nhắc nhở trình bày chữ viết đúng quy định, viết cẩn thận cho đẹp, cách kẻ chân tên môn, kẻ hết bài, hết ngày, hết tuần. + Quy định chung: - Kẻ hết bài: Kẻ ở giữa (cách mác 3 ô và 3 ô ở cuối dòng) - Kẻ hết ngày: Kẻ từ mác vở đến hết dòng - Kẻ hết tuần: Kẻ sát ngay từ mép vở đến hết Chú ý các đường kẻ hết bài, hết ngày, hết tuần đều kẻ trùng vào đường kẻ chính (đường kẻ đậm) Với những em hay viết sai chính tả, viết xấu các chữ cái có chiều cao 4 ly, có nét khuyết như chữ: h, b, l , k các chữ có chiều cao 2 ly như chữ: m, n, . nét chữ viết hay nhọn đầu, cần cho các em viết lại nhiều lần, nhiều dòng, bao giờ được mới thôi. Còn các em khác có ý thức tự giác rèn chữ hơn, giáo viên thường xuyên kiểm tra, đánh giá bài viết của các em bằng điểm số. Sau một tháng cho các em thi viết một bài chính tả, một bài tập viết (Chủ yếu viết các chữ cái, chữ viết hoa), trình bày một bài văn xuôi, bài thơ. Mục đích qua mỗi lần thi như vậy đạt được những yêu cầu sau: - Học sinh biết viết đúng cỡ chữ, mẫu chữ, nét chữ. - Chữ viết đẹp, đúng các chữ hoa, trình bày bài đẹp, khoa học. - Rèn kỹ năng viết, tốc độ viết nhanh, cẩn thận. * Qua mỗi bài thi viết của học sinh, giáo viên chọn ra những bài viết đúng nhất, đẹp nhất, mẫu mực nhất để cả lớp cùng quan sát, học tập. Đồng thời cho trưng bày các bài đó lên bảng “Bài hay điểm giỏi” để hàng ngày các em cùng lấy đó làm bài học rèn chữ cho mình. * Bên cạnh đó, giáo viên nên xếp các em có ý thức “rèn chữ, giữ vở” thường xuyên ngồi cạnh những em chữ viết xấu, hay sai lỗi chính tả. Nhằm mục đích các em có khá này nhắc nhở, giúp đỡ các bạn này và để các bạn viết xấu, ẩu quan sát và học tập bạn mình. * Mỗi tháng giáo viên đều chấm vở sạch chữ đẹp cho học sinh cả lớp, xếp loại về chữ viết về bộ vở của học sinh. Qua việc chấm vở tìm ra những gương tốt trong lớp về: Chữ viết đẹp, bộ vở sạch, trình bày bài viết đẹp
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_ren_chu_giu_vo_cho_hoc_sin.doc