Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học ngữ văn bậc Trung học cơ sở

        Ngữ văn là một bộ môn thuộc lĩnh vực khoa học xã hội. Đây là môn học có vai trò rất quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển tư duy của con người. Ngữ văn cung cấp cho chúng ta những tri thức nhất định về cuộc sống đa chiều, đa diện đang diễn ra, đồng thời, bồi đắp tư tưởng, tình cảm và góp phần hình thành, hoàn thiện nhân cách đạo đức cho mỗi cá nhân. Ngữ văn trong nhà trường được chia thành ba phân môn đó là: Văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn. Từng khía cạnh, nội dung của ba phân môn này đều có ý nghĩa thiết thực, gắn liền với thực tế đời sống. Ngoài ra, Ngữ Văn còn là môn học có mối quan hệ với rất nhiều các môn học khác trong các nhà trường. Học tốt môn Ngữ Văn sẽ tác động tích cực tới các môn học khác và ngược lại.

        Tuy nhiên, trên thực tế, dạy học Ngữ văn còn gặp không ít khó khăn. Một bộ phận học sinh chưa có niềm yêu thích, say mê và hứng thú đối với môn học này. Các em chưa cảm nhận được hết những giá trị nhân văn cũng như sự hữu ích mà môn học mang lại. Mặt khác Ngữ văn cũng là bộ môn đòi hòi năng khiếu và sự cảm nhận tinh tế của cá nhân mỗi học sinh. Cùng với những lí do trên thì trong quá trình dạy học Ngữ văn còn tồn tại nhiều bất cập. Xu hướng đọc – chép vẫn phổ biến nhiều ở các nhà trường, chưa có sự đổi mới trong phương pháp giảng dạy. Do đó, chất lượng và hiệu quả của bộ môn Ngữ văn đạt được chưa cao, đặc biệt là đối với các trường Trung học cơ sở. 

        Ngày 05/5/2006, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo đã ban hành Quyết định số 16/2006/BGDĐT nêu rõ những định hướng đổi mới phương pháp giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên thực hiện việc đổi mới PPDH. Từ đó, việc thực hiện đổi mới được diễn ra liên tục và toàn diện trên tất cả các môn học. Đặc biệt, năm học 2011 - 2012 là năm học Bộ Giáo dục và đào tạo tiếp tục đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Ngữ văn trong trường phổ thông. Trước tình hình đó, đòi hỏi mỗi giáo viên giảng dạy Ngữ văn cần phải có sự thay đổi tư duy, cách nghĩ và cách làm của mình. Giáo viên cần lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học thông qua các PPDH mới mẻ, linh hoạt và hiệu quả.

doc 28 trang Khải Lâm 28/12/2023 4700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học ngữ văn bậc Trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học ngữ văn bậc Trung học cơ sở

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học ngữ văn bậc Trung học cơ sở
ục chữ viết tắt
Ý nghĩa
1
SĐTD
Sơ đồ tư duy
2
PPDH
Phương pháp dạy học
3
THCS
Trung học cơ sở
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
I. Cơ sở lý luận
 Ngữ văn là một bộ môn thuộc lĩnh vực khoa học xã hội. Đây là môn học có vai trò rất quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển tư duy của con người. Ngữ văn cung cấp cho chúng ta những tri thức nhất định về cuộc sống đa chiều, đa diện đang diễn ra, đồng thời, bồi đắp tư tưởng, tình cảm và góp phần hình thành, hoàn thiện nhân cách đạo đức cho mỗi cá nhân. Ngữ văn trong nhà trường được chia thành ba phân môn đó là: Văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn. Từng khía cạnh, nội dung của ba phân môn này đều có ý nghĩa thiết thực, gắn liền với thực tế đời sống. Ngoài ra, Ngữ Văn còn là môn học có mối quan hệ với rất nhiều các môn học khác trong các nhà trường. Học tốt môn Ngữ Văn sẽ tác động tích cực tới các môn học khác và ngược lại.
 Tuy nhiên, trên thực tế, dạy học Ngữ văn còn gặp không ít khó khăn. Một bộ phận học sinh chưa có niềm yêu thích, say mê và hứng thú đối với môn học này. Các em chưa cảm nhận được hết những giá trị nhân văn cũng như sự hữu ích mà môn học mang lại. Mặt khác Ngữ văn cũng là bộ môn đòi hòi năng khiếu và sự cảm nhận tinh tế của cá nhân mỗi học sinh. Cùng với những lí do trên thì trong quá trình dạy học Ngữ văn còn tồn tại nhiều bất cập. Xu hướng đọc – chép vẫn phổ biến nhiều ở các nhà trường, chưa có sự đổi mới trong phương pháp giảng dạy. Do đó, chất lượng và hiệu quả của bộ môn Ngữ văn đạt được chưa cao, đặc biệt là đối với các trường Trung học cơ sở. 
 Ngày 05/5/2006, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo đã ban hành Quyết định số 16/2006/BGDĐT nêu rõ những định hướng đổi mới phương pháp giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên thực hiện việc đổi mới PPDH. Từ đó, việc thực hiện đổi mới được diễn ra liên tục và toàn diện trên tất cả các môn học. Đặc biệt, năm học 2011 - 2012 là năm học Bộ Giáo dục và đào tạo tiếp tục đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Ngữ văn trong trường phổ thô...nh động, đưa học sinh đến với môn học này một cách tự giác, bằng niềm say mê thật sự.
 Trong những năm gần đây, một trong những phương pháp dạy học mới và hiện đại nhất được đưa vào là phương pháp dạy học bằng sơ đồ tư duy (SĐTD). Sơ đồ tư duy kế thừa, mở rộng hình thức ghi chép, sử dụng bảng biểu, sơ đồ nhưng ở mức độ cao hơn. Nó là một công cụ tổ chức tư duy được tác giả Tony Buzan (người Anh) nghiên cứu kỹ lưỡng và phổ biến rộng khắp trên thế giới. Có thể khẳng định rằng PPDH bằng SĐTD là một trong những PPDH hiện đại. Nó giúp học sinh dễ ghi nhớ, phát triển nhận thức, khả năng tư duy, óc tưởng tượng và khả năng sáng tạo...Đây là một công cụ hữu hiệu trong quá trình dạy học hiện nay.
	II. Phương pháp tiếp cận tạo ra sáng kiến
 - Tìm hiểu bằng cách đọc, nghiên cứu tài liệu về các phương pháp dạy học tích cực đang được áp dụng trong quá trình dạy học của các nước trên thế giới và ở Việt Nam. Tham khảo các tài liệu khoa học về phương pháp sử dụng SĐTD trong dạy học, từ đó, định hướng cách thức vận dụng SĐTD vào giảng dạy môn Ngữ văn ở bậc Trung học co sở.
 - Tham khảo, lấy ý kiến từ đồng nghiệp thông qua các hoạt động đàm thoại, trao đổi, tổng kết kinh nghiệm ở các buổi thảo luận chuyên đề, dự giờ thăm lớp, nghiên cứu bài học. 
 - Sử dụng phương pháp điều tra khảo sát, thăm dò ý kiến để tìm hiểu tình hình thực tế giảng dạy môn Ngữ văn hiện nay, nắm bắt được thái độ của học sinh đối với môn học. Sau đó, dựa trên kết quả thu thập, giáo viên so sánh, phân tích nhằm đánh giá kết quả nhận thức của người học sau khi đã áp dụng SĐTD vào giảng dạy một tiết học cụ thể.
 - Tiến hành dạy thực nghiệm, sử dụng sơ đồ, bảng biểu trong quá trình dạy học để quan sát được thái độ, tâm lý, khả năng tiếp cận với phương pháp mới của học sinh. Từ đó, có những điều chỉnh thích hợp, nhằm hoàn thiện hơn nữa phương pháp sử dụng SĐTD vào dạy học môn Ngữ văn.
 III. Mục tiêu
 - Mục tiêu của sáng kiến kinh nghiệm này giúp mỗi giáo viên có thêm cái nhìn thấu đáo hơn về việc đổi mới phương...ỗi khi bước vào một tiết học môn Ngữ văn.
CHƯƠNG II: MÔ TẢ SÁNG KIẾN
I. Nêu vấn đề của sáng kiến kinh nghiệm
 1. Phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề
	Trong những năm gần đây, việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, trong đó có đổi mới phương pháp giảng dạy luôn được cả xã hội quan tâm. Làm sao để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục? Làm thế nào để truyền lửa tri thức một cách sinh động, hấp dẫn nhất? Và bằng cách nào để khơi dậy hứng thú cũng như niềm say mê học tập cho học sinh? Đây là những câu hỏi thường trực khiến cho người giáo viên vô cùng trăn trở. Để giải quyết vấn đề trên rất nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học đã được đưa ra và ứng dụng tại nhà trường phổ thông với mong muốn nâng cao chất lượng và hiệu quả cho các môn học, trong đó có bộ môn Ngữ văn. Đây là điểm mới mẻ và thuận lợi rất lớn, góp phần không nhỏ để đưa các phương pháp học tập sáng tạo, tiến bộ tiếp cận gần hơn đến thầy cô và các em học sinh.
Trong các phương pháp dạy học Ngữ văn thì sử dụng sơ đồ tư duy không hẳn là một phương pháp quá mới mẻ và khó khăn khi thực hiện. Chúng ta có thể bắt gặp dạng đơn giản nhất của sơ đồ tư duy thông qua hình thức sơ đồ hóa kiến thức Tiếng Việt ở các bài học trong Sách giáo khoa Ngữ văn thuộc bậc Trung học cơ sở. Phương pháp này giúp cho học sinh có thể hệ thống kiến thức một cách ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc, đồng thời, phát huy được khả năng tưởng tượng phong phú và những năng lực riêng của từng cá nhân. Đặc biệt, giảng dạy bằng sơ đồ tư duy phát huy tính tích cực nhiều nhất trong các giờ ôn tập. Khi học sinh trở thành chủ thể thành nhân vật trung tâm trong mỗi tiết học, các em sẽ trở nên hào hứng và hăng say hơn trong học tập.
Thực tế hiện nay, hầu hết các trường Trung học cơ sở đều có một đội ngũ giáo viên giảng dạy Ngữ văn có kinh nghiệm, tâm huyết với nghề và luôn sẵn sàng học hỏi, trau dồi các phương pháp dạy học mới nhằm nâng cao chất lượng bộ môn. Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng dạy học tương đối đầy đủ phục vụ khá t

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_so_do_tu_duy_trong_day_hoc_ngu.doc