Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng hiệu quả phương pháp tích cực trong giảng dạy môn Hóa học THCS

Hóa học là môn học còn mới lạ đối với các em học sinh bậc trung học cơ sở. 
Việc dạy và học bộ môn Hóa học ở bậc THCS nhằm trang bị cho học sinh những 
kiến thức cơ bản ban đầu về hóa học: các khái niệm (nguyên tử, phân tử, nguyên tố 
hóa học, hóa trị,…), định luật hóa học, cấu tạo chất, công thức hóa học, lập phương 
trình phản ứng, nắm vững tính chất vật lý và hóa học của các chất... Biết vận dụng 
có chọn lọc, nhuần nhuyễn lý thuyết đã học để giải bài tập.... Bộ môn Hóa học là 
bộ môn khoa học mà học sinh mới được tiếp cận từ lớp 8 nhưng khối lượng kiến 
thức của tương đối nhiều, một số kiến thức rất khó truyền tải đến học sinh, nhiều 
kiến thức buộc các em phải “công nhận” chứ chưa được hiểu về bản chất hóa học. 
Vì thế học sinh gặp khó khăn trong quá trình ghi nhớ kiến thức cũng như kĩ năng 
nắm bắt kiến thức mới, vận dụng lý thuyết vào giải bài tập. Vậy làm thế nào để học 
sinh tiếp thu kiến thức theo hướng tích cực, sáng tạo? Điều đó đòi hỏi mỗi thầy cô 
giáo giảng dạy bộ môn Hóa học cần đầu tư suy nghĩ, chọn phương pháp phù hợp 
nhất cho mỗi tiết học, giúp học sinh ghi nhớ kiến thức, vận dụng tốt kiến thức để 
làm bài tập cũng như biết áp dụng kiến thức đó vào thực tế, giải thích được một số 
hiện tượng xảy ra trong tự nhiên và cuộc sống hằng ngày xung quanh chúng ta. 
Qua  nhiều năm trực tiếp đứng lớp, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm trong 
phương pháp giảng dạy môn Hóa học cho học sinh bậc trung học cơ sở. Bản thân 
tôi đã áp dụng những kinh nghiệm này tại đơn vị mình và chia sẻ với một số đơn vị 
bạn, đã nhận thấy đạt được một số kết quả rất đáng khích lệ về tỷ lệ chất lượng học 
sinh được xếp loại theo từng học kỳ, từng năm học; tỷ lệ học sinh đạt học sinh giỏi 
cấp thành phố, cấp tỉnh.... tăng lên rõ rệt về số lượng, chất lượng. Đặc biệt sau khi 
áp dụng đề tài này vào thực tế giảng dạy tại đơn vị thì ngoài việc chất lượng mũi 
nhọn, chất lượng đại trà của học sinh tăng thì việc học sinh ham học, yêu thích 
môn học ngày càng tăng cao so với trước. Giáo viên giáo dục, rèn luyện được cho 
học sinh các kỹ năng hợp tác, giúp đỡ nhau trong học tập cũng như rèn luyện kỹ 
năng sống cho học sinh qua các vấn đề liên quan thực tiễn của bộ môn Hóa học.
pdf 26 trang letan 14/04/2023 3520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng hiệu quả phương pháp tích cực trong giảng dạy môn Hóa học THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng hiệu quả phương pháp tích cực trong giảng dạy môn Hóa học THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng hiệu quả phương pháp tích cực trong giảng dạy môn Hóa học THCS
 tiếp thu kiến thức theo hướng tích cực, sáng tạo? Điều đó đòi hỏi mỗi thầy cô 
giáo giảng dạy bộ môn Hóa học cần đầu tư suy nghĩ, chọn phương pháp phù hợp 
nhất cho mỗi tiết học, giúp học sinh ghi nhớ kiến thức, vận dụng tốt kiến thức để 
làm bài tập cũng như biết áp dụng kiến thức đó vào thực tế, giải thích được một số 
hiện tượng xảy ra trong tự nhiên và cuộc sống hằng ngày xung quanh chúng ta. 
 Qua nhiều năm trực tiếp đứng lớp, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm trong 
phương pháp giảng dạy môn Hóa học cho học sinh bậc trung học cơ sở. Bản thân 
tôi đã áp dụng những kinh nghiệm này tại đơn vị mình và chia sẻ với một số đơn vị 
bạn, đã nhận thấy đạt được một số kết quả rất đáng khích lệ về tỷ lệ chất lượng học 
sinh được xếp loại theo từng học kỳ, từng năm học; tỷ lệ học sinh đạt học sinh giỏi 
cấp thành phố, cấp tỉnh.... tăng lên rõ rệt về số lượng, chất lượng. Đặc biệt sau khi 
áp dụng đề tài này vào thực tế giảng dạy tại đơn vị thì ngoài việc chất lượng mũi 
nhọn, chất lượng đại trà của học sinh tăng thì việc học sinh ham học, yêu thích 
môn học ngày càng tăng cao so với trước. Giáo viên giáo dục, rèn luyện được cho 
học sinh các kỹ năng hợp tác, giúp đỡ nhau trong học tập cũng như rèn luyện kỹ 
năng sống cho học sinh qua các vấn đề liên quan thực tiễn của bộ môn Hóa học. 
Từ kinh nghiệm của bản thân, tôi đã tổng hợp một số phương pháp giảng dạy 
bộ môn, chia sẻ với anh, chị, em đồng nghiệp bằng đề tài: “Vận dụng hiệu quả 
phương pháp tích cực trong giảng dạy môn Hoá học THCS”, với mong muốn 
đưa ra những giải pháp mà bản thân tôi đã áp dụng trong giảng dạy cho học sinh tại 
đơn vị mình có hiệu quả để các đồng nghiệp cùng tham khảo, áp dụng. Các 
phương pháp này nếu nhìn nhận riêng rẽ thì hằng ngày giáo viên nào cũng đã từng 
áp dụng trong giảng dạy, nhưng vận dụng các phương pháp đó trong các giờ dạy 
thế nào cho nó hiệu quả, nhằm nâng cao được chất lượng giờ dạy bộ môn, nâng 
cao chất lượng học sinh mới là điều mà bản thân tôi muốn tra...sinh thói quen phân tích câu hỏi, đề 
bài và định hướng được cách làm, đây là một kỹ năng rất quan trọng đối với việc 
học môn Hóa học. 
 Đề tài “Vận dụng hiệu quả phương pháp tích cực trong giảng dạy môn 
Hoá học THCS” với một số giải pháp giúp học sinh học nắm chắc về lý thuyết ghi 
nhớ được nhiều kiến thức nhanh tại lớp, tác động đến nhiều đối tượng học trò giúp 
nâng cao chất lượng toàn diện của việc học bộ môn Hóa học. Bên cạnh đó, đề tài 
còn giúp học sinh rèn luyện được một số kỹ năng hợp tác, tương trợ nhau trong 
học tập, sinh hoạt. Đồng thời rèn luyện một số kỹ năng sống cho các em qua những 
kiến thức Hóa học trong chương trình THCS liên quan tới cuộc sống hằng ngày mà 
các em thường gặp. Nhờ vậy, giúp học sinh yêu thích và học tốt môn Hoá học hơn. 
Đồng thời đây cũng là một số giải pháp giúp người giáo viên đổi mới cách dạy, 
học sinh đổi mới cách học nhằm thực hiện chủ trương đổi mới phương pháp giảng 
dạy mà ngành Giáo dục và Đào tạo chúng ta đang triển khai hiện nay. 
 II. Cơ sở thực tiễn của đề tài 
Việc giảng dạy bộ môn Hóa học làm sao để cho mọi đối tượng học sinh, từ 
khá, giỏi cho đến những em có học lực trung bình, yếu kém đều sôi nổi tìm tòi, 
nắm bắt kiến thức mới, cũng như ôn luyện nắm chắc kiến thức đã học là rất khó. 
Chính vì vậy trong quá trình giảng dạy người giáo viên buộc phải tìm ra các 
phương pháp tích cực nhất để truyền thụ kiến thức trong chương trình cho đối 
tượng học sinh của mình một cách phù hợp, hiệu quả nhất; tránh sự rập khuôn, 
nhàm chán... 
 Đề tài “ Vận dụng hiệu quả phương pháp tích cực trong giảng dạy môn 
Hoá học THCS” chỉ nghiên cứu, tổng hợp và đề xuất một số giải pháp nhằm giúp 
học sinh học tốt hơn, hiệu quả hơn về bộ môn Hóa học trong trường THCS. Với 
mục đích đưa đến cho học sinh các chỉ dẫn về phương pháp học, ôn luyện kiến 
thức để từ đó các em tự tư duy, sáng tạo tìm ra kiến thức mới cũng như rèn luyện 
các kỹ năng cho bản thân mà không quá phụ thuộc, đi theo các khuôn mẫu sẵn có....mất nhiều thời 
gian. Để sử dụng sơ đồ vào việc giảng dạy giáo viên phải phân tích các phần của 
bài, nội dung của từng bài để sử dụng cho phù hợp. Từ đó các em tư duy tốt, tích 
cực tìm ra những kiến thức cần ghi nhớ. Để đạt được những yêu cầu trên giáo viên 
cần nghiên cứu kỹ nội dung bài, nắm vững nội dung để tự tin lên lớp chọn hình 
thức sơ đồ phù hợp với yêu cầu nội dung của bài, trình bày đúng trọng tâm, từ ngữ 
chính xác; hệ thống câu hỏi cần ngắn gọn, chính xác, rõ ràng, phát huy tính tích 
cực của nhiều đối tượng học sinh; giáo viên cần tìm hiểu để mở rộng kiến thức liên 
hệ thực tế; khi sử dụng sơ đồ cần khéo léo, linh hoạt làm nổi bật trọng tâm, đồng 
thời giáo viên cần rèn cho học sinh kỹ năng trình bày sơ đồ bằng lời nói cho lưu 
loát, rõ ràng, cũng như rèn cho học sinh kỹ năng viết phương trình phản ứng 
(PTPƯ). Đối với học sinh cần chuẩn bị theo sự hướng dẫn của giáo viên như xem 
trước nội dung bài, trả lời theo câu hỏi gợi ý, sưu tầm tài liệu, thông tin thực tế ở 
trường cần tập trung chú ý, tích cực tham gia đóng góp ý kiến xây dựng bài. 
Ví dụ 1: Khi dạy Bài 3: Tính chất hóa học của axit ( Hóa học 9) Để củng cố 
tính chất hóa học của axit giáo viên treo ( hoặc chiếu ) sơ đồ để học sinh quan sát 
nhanh, điền từ thích hợp. Viết được PTPƯ đối với từng tính chất để minh họa. Học 
sinh sẽ phát huy khả năng nhận biết, tìm ra chất phản ứng chất tạo thành để viết 
đúng phương trình hóa học để củng cố kiến thức đã học. 
Giáo viên có thể dùng bảng phụ, giấy A0 để vẽ sơ đồ, hoặc dùng các biển 
thông tin (Axit, Bazơ, Kim loại, Oxit axit, dấu +...) có gắn nam châm để gắn sơ đồ 
cần hoàn thiện trên bảng từ. Sau khi học sinh quan sát bảng phụ, thực hiện theo 
yêu cầu của giáo viên trả lời và viết phương trình phản ứng minh họa. Tùy theo 
trình độ học sinh mà có thể yêu cầu các mức độ khác nhau : 
Vận dụng hiệu quả phương pháp tích cực trong giảng dạy môn Hóa học THCS 
4 
* Hãy điền các từ thích hợp để hoàn chỉnh sơ đồ sau về tính chất 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_hieu_qua_phuong_phap_tich_cuc.pdf