SKKN Một số phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường Tiểu học

Từ năm học 2008 - 2009  Bộ giáo dục và đào tạo chỉ đạo thực hiện ba cuộc vận động lớn và một phong trào thi đua cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Hai không”, “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” và một phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Có thể nói: với tinh thần thẳng thắn, nhìn thẳng vào sự thật, đối diện với chính mình; ba cuộc vận động và phong trào thi đua nói trên đã và đang thổi luồng gió mới, tạo thêm sinh khí mới cho toàn xã hội và ngành giáo dục có thêm sức mạnh để hoàn thành thiên chức “trồng người” của mình.

          Có thể nói khái niệm “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” mới xuất hiện trong vài năm gần đây nhưng nội dung của phong trào này đã và đang được các trường thực hiện với nhiều cách thức khác nhau: “Trường ra trường, lớp ra lớp; thầy ra thầy, trò ra trò; dạy ra dạy, học ra học”, “Phương pháp dạy học tích cực”, khẩu hiệu “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” đang được các nhà trường phấn đấu thực hiện. Với 5 yêu cầu và 5 nội dung mà phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đặt ra đã thể hiện sự toàn diện, hội tụ đầy đủ các tiêu chí cần thiết cho một trường học hiện đại, đổi mới, đáp ứng tốt nhiệm vụ mà xã hội giao cho.

          Để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện chúng ta cần hướng tới giúp học sinh phát triển tố chất, năng khiếu đặc biệt riêng có của mỗi học sinh. Đồng thời, tìm tòi phương pháp và cách thức tổ chức phong phú các hoạt động giáo dục để phát huy những tố chất vốn có của mỗi cá nhân và thu hút mọi cá nhân tham gia các hoạt động giáo dục; bở lẽ chúng ta biết rằng: Không ai dạy được bất cứ điều gì khi mà người ta không muốn học.

          Do vậy, nhà trường cần tổ chức nhiều hoạt động giáo dục để tất cả học sinh có cơ hội được tham gia, được thể hiện năng khiếu và khẳng định chính mình. Từ đó giúp học sinh “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, được “Học mà chơi - Chơi mà học” và được giáo dục phát triển mà không đánh mất cái chất thơ ngây hồn nhiên, trong trắng của trẻ.

doc 43 trang Khải Lâm 29/12/2023 2300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường Tiểu học

SKKN Một số phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường Tiểu học
í Minh”, cuộc vận động “Hai không”, “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” và một phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Có thể nói: với tinh thần thẳng thắn, nhìn thẳng vào sự thật, đối diện với chính mình; ba cuộc vận động và phong trào thi đua nói trên đã và đang thổi luồng gió mới, tạo thêm sinh khí mới cho toàn xã hội và ngành giáo dục có thêm sức mạnh để hoàn thành thiên chức “trồng người” của mình.
	Có thể nói khái niệm “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” mới xuất hiện trong vài năm gần đây nhưng nội dung của phong trào này đã và đang được các trường thực hiện với nhiều cách thức khác nhau: “Trường ra trường, lớp ra lớp; thầy ra thầy, trò ra trò; dạy ra dạy, học ra học”, “Phương pháp dạy học tích cực”, khẩu hiệu “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” đang được các nhà trường phấn đấu thực hiện. Với 5 yêu cầu và 5 nội dung mà phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đặt ra đã thể hiện sự toàn diện, hội tụ đầy đủ các tiêu chí cần thiết cho một trường học hiện đại, đổi mới, đáp ứng tốt nhiệm vụ mà xã hội giao cho.
	Để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện chúng ta cần hướng tới giúp học sinh phát triển tố chất, năng khiếu đặc biệt riêng có của mỗi học sinh. Đồng thời, tìm tòi phương pháp và cách thức tổ chức phong phú các hoạt động giáo dục để phát huy những tố chất vốn có của mỗi cá nhân và thu hút mọi cá nhân tham gia các hoạt động giáo dục; bở lẽ chúng ta biết rằng: Không ai dạy được bất cứ điều gì khi mà người ta không muốn học.
	Do vậy, nhà trường cần tổ chức nhiều hoạt động giáo dục để tất cả học sinh có cơ hội được tham gia, được thể hiện năng khiếu và khẳng định chính mình. Từ đó giúp học sinh “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, được “Học mà chơi - Chơi mà học” và được giáo dục phát triển mà không đánh mất cái chất thơ ngây hồn nhiên, trong trắng của trẻ.
	Cùng vớ...sinh tiểu học với tâm lý sẵn sàng đi học, thích thú đến trường, hiếu động và thích khám phá, đó chính là điều kiện tốt để phát huy tính tích cực trong học tập cũng như mọi hoạt động khác cho học sinh. Học sinh tiểu học cũng rất thích được vui chơi, vui chơi cũng là một mặt hoạt đọng tích cực của học sinh. Tôi nhận thấy trong giờ ra chơi, các em rất hăng say chơi. Ngay trong tiết học các em mong được thầy cô giáo của mình tổ chức trò chơi học tập.
	Tổ chức thực hiện phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” thực sự là một ý tưởng mà tôi rất tâm đắc và nhận thấy trách nhiệm lớn lao của bản thân mình. Với những cơ sở thực tiễn từ tâm lý học sinh tiểu học nên tôi đã lựa chọn sáng kiến kinh nghiệm: Một số phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả nâng cao hiêu quả phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường tiểu học; đây là điều rất cần thiết và có thể thực hiện để phát triển toàn diện cho học sinh. Những giải pháp này có thể là không mới, có thể chưa được đề cập nhiều hoặc chưa thực sự phù hợp với mặt bằng chung trên địa bàn thành phố Việt Trì. Song với những thành quả đạt được bước đầu rất khả quan và đã đáp ứng được yêu cầu, nội dung cơ bản mà phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực do ngành giáo dục đặt ra và với tâm niệm muốn được trình bày sẻ chia những giải pháp đã được trải nghiệm thực tiễn có tính khả thi hy vọng có thể vận dụng được.
PHẦN II
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Cơ sở lí luận của vấn đề:
	Ngày 22 tháng 7 năm 2008, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã ra Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT, Chỉ thị về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 - 2013 gồm 5 nội dung được cụ thể hóa thành 72 tiêu chí. ta phải hiểu “Thân thiện là gì” (thân thiện là có tình cảm tốt, đối xử tử tế, và thân thiết với nhau; hàm chứa sự bình đẳng, dân chủ về pháp lý và sự đùm bọc, cưu mang đầy tình người về đạo lý). “Thân thi...hải thân thiện với mọi năng lực thực tế của mọi đối tượng học sinh, để các em tự tin bước vào đời. Trường học thân thiện phải là trường học có môi trường sống lành mạnh, an toàn, trách được những bất trắc, nguy hiểm đe dọa học sinh. Trường học thân thiện phải là trường học có cơ sở vật chất đảm bảo các quyền tự nhiên thiết yếu con người: đủ nước sạch, ánh sáng, phòng y tế, nhà vệ sinh, sân chơi, bãi tập,... trường học thân thiện phải là trường tạo lập sự bình đẳng giáo, xây dựng thái độ và giáo dục hành vi ứng xử tôn trọng bình đẳng nam nữ. Trường học thân thiện phải chú trọng giáo dục kỹ năng sống, giáo dục cho học sinh biết rèn luyện thân thể, biết tự bảo vệ sức khỏe, biết sống khỏe mạnh, an toàn. Trường học thân thiện phải là nơi huy động có hiệu quả sự tham gia của học sinh, thầy cô giáo, cha mẹ học sinh, của chính quyền, các tổ chức đoàn thể, các đơn vị kinh tế và nhân dân địa phương nơi trường đóng cùng đồng lòng, đồng sức xây dựng nhà trường.
	Trong môi trường trường học thân thiện, trẻ em sẽ cảm nhận được sự thỏa mái khi việc học của mình vừa gắn với kiến thức trong sách vở, vừa thông qua sự thâm nhập, trải nghiệm của chính bản thân trong các hoạt động ngoại khóa, trong các trò chơi dân gian, các hoạt động tập thể vui mà học. Như thế, mỗi ngày trẻ em đến trường là một ngày vui. Trường học thân thiện gắn bó chặt chẽ với việc phát huy tính tích cực của học sinh. Trong môi trường phát triển toàn diện đó, học sinh học tập hứng thú, chủ động tìm hiểu kiến thức dưới sự dìu dắt của người thầy, gắn chặt giữa học và hành, biết thư giãn khoa học, rèn luyện kỹ năng và phương pháp học tập, trong đó những yếu tố hết sức quan trọng và khả năng tự tìm hiểu, khám phá, sáng tạo. Đồng thời, phát huy có hiệu quả việc tổ chức và tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để các em thêm tự tin thể hiện mình và góp phần hoàn thiện trong quá trình hình thành nhân cách của trẻ.
	Bước vào năm học 2013 - 2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục quán triệt việc triển khai thực h

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_phuong_phap_nham_nang_cao_hieu_qua_phong_trao_th.doc