Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên hè bộ môn Địa lý - Bồi dưỡng phương pháp giảng dạy môn Địa lí tiếp cận chương trình GDPT mới

1.1. Chương trình GDPT tổng thể 
Chương trình GDPT được nhắc đến trong tài liệu này gồm: 
- Chương trình GDPT hiện hành: ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ-
BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo (gọi tắt là CT hiện hành). 
- Chương trình GDPT mới: ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT 
ngày 26/12/2008 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo (gọi tắt là CT mới). 
Để thực hiện mục tiêu đổi mới, chương trình GDPT mới vừa kế thừa và phát triển 
những ưu điểm của chương trình GDPT hiện hành, vừa khắc phục những hạn chế, bất 
cập của chương trình này.  
1.1.1. Những điểm kế thừa 
Thứ nhất, về mục tiêu giáo dục, Chương trình giáo dục phổ thông mới tiếp tục 
được xây dựng trên quan điểm coi mục tiêu giáo dục phổ thông là giáo dục con người 
toàn diện, giúp học sinh phát triển hài hòa về đức, trí, thể, mĩ.  
Thứ hai, về phương châm giáo dục, Chương trình giáo dục phổ thông mới kế thừa 
các nguyên lí giáo dục nền tảng như “Học đi đôi với hành”, “Lí luận gắn liền với thực 
tiễn”, “Giáo dục ở nhà trường kết hợp với giáo dục ở gia đình và xã hội”.  
Thứ ba, về nội dung giáo dục, bên cạnh một số kiến thức được cập nhật để phù hợp 
với những thành tựu mới của khoa học - công nghệ và định hướng mới của chương 
trình, kiến thức nền tảng của các môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông mới 
chủ yếu là những kiến thức cốt lõi, tương đối ổn định trong các lĩnh vực tri thức của 
nhân loại, được kế thừa từ chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, nhưng được tổ 
chức lại để giúp học sinh phát triển phẩm chất và năng lực một cách hiệu quả hơn.  
Thứ tư, về hệ thống môn học, trong chương trình mới, chỉ có một số môn học và 
hoạt động giáo dục mới hoặc mang tên mới là: Tin học và Công nghệ, Ngoại ngữ, 
Hoạt động trải nghiệm ở cấp tiểu học; Lịch sử và Địa lí, Khoa học tự nhiên ở cấp 
Trung học cơ sở; Âm nhạc, Mĩ thuật, Giáo dục kinh tế và pháp luật ở cấp Trung học 
phổ thông; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở các cấp Trung học cơ sở, Trung 
học phổ thông.
pdf 79 trang letan 13/04/2023 14760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên hè bộ môn Địa lý - Bồi dưỡng phương pháp giảng dạy môn Địa lí tiếp cận chương trình GDPT mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên hè bộ môn Địa lý - Bồi dưỡng phương pháp giảng dạy môn Địa lí tiếp cận chương trình GDPT mới

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên hè bộ môn Địa lý - Bồi dưỡng phương pháp giảng dạy môn Địa lí tiếp cận chương trình GDPT mới
...................................................................... 6 
1.3. So sánh chi tiết nội dung dạy học, yêu cầu cần đạt ............................. 11 
CHƯƠNG 2: BỒI DƯỠNG PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ 
THCS TIẾP CẬN CHƯƠNG TRÌNH MỚI ............................................. 40 
2.1. Định hướng phương pháp giáo dục tổng thể ....................................... 40 
2.2. Định hướng phương pháp giáo dục bộ môn ........................................ 40 
2.3. Một số phương pháp, kĩ thuật dạy học môn Địa lí ở THCS tiếp cận 
chương trình GDPT mới ............................................................................. 41 
CHƯƠNG 3: GIÁO ÁN MINH HỌA THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT 
TRIỂN NĂNG LỰC .................................................................................... 45 
3.1. Giáo án minh họa lớp 6 ....................................................................... 45 
3.2. Giáo án minh họa lớp 7 ....................................................................... 53 
3.3. Giáo án minh họa lớp 8 ....................................................................... 59 
3.4. Giáo án minh họa lớp 9 ....................................................................... 65 
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 74 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 76 
1 
LỜI GIỚI THIỆU 
Thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng 
Chính phủ, chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo định hướng phát 
triển phẩm chất và năng lực của học sinh; tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp 
học sinh phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, trở thành người học tích cực, tự tin, 
biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh các tri thức và kĩ năng 
nền tảng, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt 
đẹp và năng lực...ng học cơ sở là môn học có vai trò quan trọng đối với 
việc hình thành, phát triển cho học sinh các phẩm chất chủ yếu, các năng lực chung và 
năng lực khoa học với biểu hiện đặc thù là năng lực lịch sử, năng lực địa lí; tạo tiền đề 
học sinh tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia đời sống lao 
động, trở thành những công dân có ích. 
Chương trình môn Địa lí các cấp học nói chung và cấp THCS nói riêng có nhiều 
điểm mới về cách tiếp cận, quan điểm xây dựng chương trình, mục tiêu giáo dục, các 
yêu cầu cần đạt được về phẩm chất, năng lực, dẫn đến những thay đổi trong nội dung 
dạy học. Do đó, PPDH môn Địa lí cũng phải được thay đổi phù hợp, theo hướng đề 
cao hoạt động chủ động, tích cực, sáng tạo của HS, hình thành, phát triển năng lực địa 
lí - một biểu hiện của năng lực khoa học; đồng thời góp phần cùng các môn học và 
hoạt động giáo dục khác phát triển ở HS các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung đã 
được hình thành trong giai đoạn giáo dục cơ bản, đặc biệt là tình yêu quê hương, đất 
nước; thái độ ứng xử đúng đắn với môi trường tự nhiên, xã hội; khả năng định hướng 
nghề nghiệp; để hình thành nhân cách công dân, sẵn sàng đóng góp vào sự nghiệp xây 
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bồi dưỡng PPDH theo định hướng phát triển năng lực là một 
yêu cầu cấp thiết đối với giáo viên Địa lí, là bước chuẩn bị quan trọng để tiếp cận và 
triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới. Trên cơ sở đó, tài liệu “Bồi dưỡng 
phương pháp giảng dạy môn Địa lí tiếp cận chương trình GDPT mới ” được biên soạn 
nhằm phục vụ công tác Bồi dưỡng thường xuyên hè năm 2019 cho đội ngũ giáo viên 
Địa lí THCS tỉnh Gia Lai. 
Nội dung tài liệu gồm 3 phần chính: 
2 
- Phần 1: Khái quát một số vấn đề chung về chương trình GDPT tổng thể và 
chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp THCS; so sánh chi tiết với chương trình hiện 
hành về vị trí, đặc điểm môn học, các quan điểm xây dựng chương trình, mục tiêu, nội 
dung dạy học, phương pháp dạy học, đánh giá kết ..., so sánh với 
chương trình hiện hành. 
- Biết được cách soạn giáo án Địa lí cấp THCS theo định hướng năng lực, sử dụng 
các PP, KTDH phát huy tính tích cực, góp phần hình thành, phát triển phẩm chất, năng 
lực cho HS, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của CT môn học và CT tổng thể. 
- Truyền đạt lại nội dung bồi dưỡng cho nhóm/giáo viên cùng chuyên môn cấp 
THCS. 
- Có ý thức đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực 
người học. Tích cực nghiên cứu, trao đổi và tích lũy kinh nghiệm nhằm từng bước tiếp 
cận chương trình GDPT mới. 
2. Nội dung bồi dưỡng 
- Một số vấn đề chung về chương trình tổng thể và chương trình môn học Địa lí 
và Lịch sử cấp THCS trong chương trình GPPT mới. 
- Các phương pháp, kĩ thuật dạy học bộ môn theo định hướng phát triển năng lực. 
- Hướng dẫn soạn giáo án từ các giáo án minh họa môn Địa lí theo định hướng 
năng lực cho từng cấp lớp nhằm bồi dưỡng PPGD tiếp cận chương trình GDPT mới. 
3. Nhiệm vụ và phương pháp bồi dưỡng 
- Báo cáo viên giới thiệu cho học viên các nội dung lí thuyết và thực hành (soạn 
giáo án) trong tài liệu. Phân công các nhóm thực hành, điều hành việc thảo luận và báo 
cáo kết quả của các nhóm học viên. 
- Học viên nghiên cứu, nắm vững nội dung lí thuyết, thực hành biên soạn giáo 
án môn Địa lí theo định hướng năng lực cho các cấp lớp, báo cáo kết quả và trao đổi, 
thảo luận. 
- Phát huy tính chủ động, sáng tạo của học viên trong nghiên cứu lý thuyết và làm 
việc nhóm các nội dung thực hành. 
4. Chuẩn bị của học viên: Máy tính xách tay (nếu có), Tài liệu bồi dưỡng, Sách giáo 
khoa Địa lý THCS hiện hành (Có thể chuẩn bị theo nhóm). 
4 
NỘI DUNG 
CHƯƠNG 1: CHƯƠNG TRÌNH GDPT MỚI VÀ CHƯƠNG TRÌNH 
GDPT HIỆN HÀNH 
1.1. Chương trình GDPT tổng thể 
Chương trình GDPT được nhắc đến trong tài liệu này gồm: 
- Chương trình GDPT hiện hành: ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ-
BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo (gọi tắt là CT hiện hành). 
- Chương trì

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_boi_duong_thuong_xuyen_he_bo_mon_dia_ly_boi_duong_p.pdf