Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên hè môn Sinh học - Chuyên đề biên soạn nội dung và tổ chức dạy học theo chủ đề, Chuyên đề phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh phù hợp với chương trình GDPT mới

MỞ ĐẦU 
Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt 
Nam khóa XI đã thông qua Nghị quyết 29/NQ-TW ngày 4/11/2013 về đổi 
mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, 
hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhâp 
quốc tế; Quốc hội đã ban hành Nghị quyết sô 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 
về đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông, góp phầ đổi mới căn bản, 
toàn diện giáo dục và đào tạo. Ngày 27/3/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban 
hành Quyết định số 404/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách 
giáo khoa phổ thông. 
Mục tiêu đổi mới được Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội quy 
định: “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông hằm tạo 
chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; 
kết hợp dạy chữ, dạy người và đinh hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền 
giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện 
cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mỹ và phát huy tốt nhất 
tiềm năng của mỗi học sinh”. 
Vì vậy, việc cấu trúc môn học, sắp xếp, lựa chọn kiến thức cũng có 
nhiều thay đổi so với chương trình hiện hành. Trong đó, biên soạn nội dung, 
tổ chức dạy dạy theo chủ đề, chuyên đề là sự thay đổi nổi trội của chương 
trình giáo dục phổ thông mới. 
Để giúp giáo viên dạy học môn Sinh học trường THCS tiếp cận tốt hơn 
với cách thức dạy học chương trình giáo dục phổ thông mới, tài liệu “Biên 
soạn nội dung và tổ chức dạy học theo chủ đề, chuyên đề để phát triển năng 
lực, phẩm chất cho học sinh phù hợp với chương trình phổ thông mới” trong 
khuôn khổ chương trình bồi dưỡng thường xuyên năm 2019 được ban hành.
pdf 53 trang letan 13/04/2023 16460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên hè môn Sinh học - Chuyên đề biên soạn nội dung và tổ chức dạy học theo chủ đề, Chuyên đề phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh phù hợp với chương trình GDPT mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên hè môn Sinh học - Chuyên đề biên soạn nội dung và tổ chức dạy học theo chủ đề, Chuyên đề phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh phù hợp với chương trình GDPT mới

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên hè môn Sinh học - Chuyên đề biên soạn nội dung và tổ chức dạy học theo chủ đề, Chuyên đề phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh phù hợp với chương trình GDPT mới
................................................................. 7 
6. Phương pháp giáo dục ........................................................................... 22 
7. Đánh giá kết quả giáo dục ..................................................................... 25 
8. Thực hiện chương trình ......................................................................... 26 
Phần 2. NỘI DUNG CÁC CHỦ ĐỀ ............................................................ 29 
CHỦ ĐỀ 1. TẾ BÀO (LỚP 6) ...................................................................... 29 
I. TẾ BÀO – ĐƠN VỊ CƠ SỞ CỦA SỰ SỐNG ......................................... 29 
1. Khái niệm tế bào .................................................................................. 29 
2. Hình dạng và kích thước tế bào............................................................ 29 
3. Cấu tạo và chức năng của tế bào .......................................................... 29 
4. Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực ..................................................... 30 
5. Tế bào thực vật và tế bào động vật....................................................... 31 
6. Sự lớn lên và sinh sản của tế bào. ........................................................ 31 
II. TỪ TẾ BÀO ĐẾN CƠ THỂ ................................................................... 32 
CHỦ ĐỀ 2. VIRUS (LỚP 6) ..................................................................... 36 
1. Khái niệm ............................................................................................. 36 
2. Cấu tạo .................................................................................................. 36 
3. Hình dạng ............................................................................................. 36 
4. Phân biệt virus và vi khuẩn (Bảng 3) ................................................... 37 
5. Một số bệnh do virus gây ra ................................................................. 37 
C... SINH VẬT .......................... 48 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 50 
 DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ HÌNH 
1. Hình 1. Hình dạng một số loại tế bào 
2. Hình 2. Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực 
3. Bảng 1. Phân biệt tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực 
4. Hình 3. Tế bào thực vật và tế bào động vật 
5. Bảng 2. Phân biệt tế bào thực vật và tế bào động vật 
6. Hình 4. Sơ đồ sự lớn lên của tế bào 
7. Hình 5. Sơ đồ sự phân chia tế bào 
8. Hình 6. Cấu tạo mô biểu bì của da 
9. Hình 7. Một số loại mô thực vật 
10. Hình 8. Các loại mô cấu tạo nên dạ dày ở người 
11. Hình 9. Sơ đồ hệ tiêu hóa ở người 
12. Hình 10. Sơ đồ cấu tạo virus 
13. Bảng 3. Phân biệt virus và vi khuẩn 
14. Hình 11. Tính hướng sáng ở thực vật 
15. Hình 12. Tính hướng đất ở thực vật 
16. Hình 13. Tính hướng đất và hướng nước ở thực vật 
17. Hình 14. Cây bắt ruồi và cây nắp ấm 
18. Hình 15. Tập tính kiếm ăn của Gấu xám 
19. Hình 16. Tập tính di cư của Cá hồi 
20. Hình 17. Tập tính sinh sản của Chim 
21. Hình 18. Tập tính xã hội của Linh cẩu 
22. Hình 19. Tập tính bảo vệ lãnh thổ của Gấu xám 
23. Hình 20. Tập tính xã hội của Ong 
24. Hình 21. Một số thiên địch sâu hại cây trồng 
25. Hình 22. Chu kỳ sinh trưởng và phát triển ở cây một năm 
26. Hình 23. Sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp ở thực vật 
27. Hình 24. Sơ đồ phát triển không qua biến thái ở Người 
28. Hình 25. Sơ đồ phát triển qua biến thái hoàn toàn ở Ếch 
29. Hình 26. Sơ đồ phát triển qua biến thái không hoàn toàn ở Châu chấu 
1 
MỞ ĐẦU 
Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt 
Nam khóa XI đã thông qua Nghị quyết 29/NQ-TW ngày 4/11/2013 về đổi 
mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, 
hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhâp 
quốc tế; Quốc hội đã ban hành Nghị quyết sô 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 
về đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông, góp phầ đổi...cách thức dạy học chương trình giáo dục phổ thông mới, tài liệu “Biên 
soạn nội dung và tổ chức dạy học theo chủ đề, chuyên đề để phát triển năng 
lực, phẩm chất cho học sinh phù hợp với chương trình phổ thông mới” trong 
khuôn khổ chương trình bồi dưỡng thường xuyên năm 2019 được ban hành. 
2 
Phần 1: KHÁI QUÁT CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC 
1. Vài nét về chương trình phổ thông mới 
Thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Quyết định của Thủ 
tướng Chính phủ, chương trình phổ thông mới được xây dựng theo định 
hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh; tạo môi trường học tập 
và rèn luyện giúp học sinh phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, trở 
thành người học tích cực, tự tin, biết vận dụng các phương pháp học tập tích 
cực để hoàn chỉnh các tri thức và kỹ năng nền tảng, có ý thức lựa chọn nghề 
nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết 
để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hóa, cần 
cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp 
xây dựng, bảo vệ đất nước trong thười đại toàn cầu hóa và cách mạng công 
nghiệp mới. 
1.1. Chương trình phổ thông gồm chương trình phổ thông tổng thể 
(chương trình khung), các chương trình môn học và hoạt động giáo dục. 
1.2. Chương trình giáo dục phổ thông là văn bản thể hiện mục tiêu 
giáo dục phổ thông, quy định các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực 
của học sinh, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và phương pháp đánh 
giá kết quả giáo dục, làm căn cứ quản lý chất lượng giáo dục phổ thông; đồng 
thời là cam kết của Nhà nước nhằm bảo đảm chất lượng của cả hệ thống và 
từng cơ sở giáo dục phổ thông. 
1.3. Chương trình giáo dục phổ thông đảm bảo phát triển phẩm chất 
và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kĩ 
năng cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hòa đức, trí, thể, mỹ; chú trọng thực 
hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong học tậ

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_boi_duong_thuong_xuyen_he_mon_sinh_hoc_chuyen_de_bi.pdf