Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên hè môn Thể dục - Chuyên đề bồi dưỡng lí luận và phương pháp giảng dạy tiếp cận nội dung chương trình gíao dục phổ thông mới

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH 
I. BỐI CẢNH, QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG CHƯƠNG 
TRÌNH  GDPT 2018 
1. Bối cảnh xây dựng CT GDPT 2018 
Có người cho rằng CT GDPT cần được đổi mới vì CT hiện hành còn có 
nhiều hạn chế, bất cập. Hiểu như vậy có phần đúng nhưng chưa đầy đủ.  
CT GDPT hiện hành được ban hành theo Nghị quyết số 40/2000/QH10 
ngày 09/12/2000 của Quốc hội. CT hiện hành là một bước tiến so với ba lần 
cải cách giáo dục trước đó và đã hoàn thành tốt nhiệm vụ lịch sử của một giai 
đoạn khá dài của đất nước. Kết quả giáo dục trong gần 20 năm qua nói chung 
và kết quả những kỳ thi quốc tế mà học sinh Việt Nam tham gia như các kì thi 
Olympic Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học cấp THPT, các kỳ thi học sinh giỏi 
cấp Tiểu học khu vực châu Á và Đông Nam Á và kỳ sát hạch cuối cấp trung 
học cơ sở (THCS) theo CT PISA năm 2015 đã chứng tỏ tác động tích cực của 
CT hiện hành trong giáo dục thế hệ trẻ.  
Tuy nhiên, đất nước và nhân loại đã bước sang một giai đoạn phát triển 
mới với những yêu cầu mới về phát triển nguồn nhân lực, phát triển con 
người.  
Sau hơn 30 năm đổi mới, đất nước ta đã vượt qua nhiều khó khăn, 
thách thức, đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Nước ta đã 
thoát ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển 
có thu nhập trung bình. Tuy nhiên, những thành tựu về kinh tế của nước ta 
chưa vững chắc, chất lượng nguồn nhân lực và sức cạnh tranh của nền kinh tế 
chưa cao, môi trường văn hoá còn tồn tại nhiều hạn chế, chưa hội đủ các nhân 
tố để phát triển nhanh và bền vững.
pdf 64 trang letan 13/04/2023 2480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên hè môn Thể dục - Chuyên đề bồi dưỡng lí luận và phương pháp giảng dạy tiếp cận nội dung chương trình gíao dục phổ thông mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên hè môn Thể dục - Chuyên đề bồi dưỡng lí luận và phương pháp giảng dạy tiếp cận nội dung chương trình gíao dục phổ thông mới

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên hè môn Thể dục - Chuyên đề bồi dưỡng lí luận và phương pháp giảng dạy tiếp cận nội dung chương trình gíao dục phổ thông mới
.............. 19 
I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC .................................................................................... 19 
II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ............................................. 21 
III. MỤC TIÊU MÔN HỌC .................................................................................. 21 
IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT VỀ PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC ......................... 22 
V. NỘI DUNG GIÁO DỤC .................................................................................. 25 
VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC ........................................................................ 36 
VII. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC ............................................................. 44 
VIII. THIẾT BỊ DẠY HỌC .................................................................................. 51 
CHƯƠNG 3: TIẾP CẬN NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY GIÁO 
DỤC THỂ CHẤT LỚP 6-7 THEO CHƯƠNG TRÌNH MỚI ............................. 52 
I.TIẾP CẬN NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY GDTC LỚP 6. .. 52 
II.TIẾP CẬN NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY GDTC LỚP 7. . 56 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 61 
CÁC CHỮ THƯỜNG VIẾT TẮT TRONG CHUYÊN ĐỀ 
STT Tên đầy đủ Viết tắt 
1 Chương trình giáo dục phổ thông CT GDPT 
2 Trung học cơ sở THCS 
3 Trung học phổ thông THPT 
4 Sách giáo khoa giáo dục phổ thông SGK GDPT 
5 Giaó dục đào tạo GDĐT 
6 Chương trình giáo dục CTGD 
7 Giáo dục GD 
8 Đào tạo ĐT 
9 Chương trình CT 
10 Học sinh HS 
11 Hoạt động giáo dục HĐGD 
12 Giáo viên GV 
13 Chính phủ CP 
14 Bộ giáo dục đào tạo BGDĐT 
15 Nghị định chính phủ NĐ-CP 
16 Thể dục thể thao TDTT 
17 Sách giáo khoa SGK 
18 Tập luyện TL 
19 Lượng vận động LVĐ 
20 Bài tập BT 
1 
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH 
I. BỐI CẢNH, QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG CHƯƠNG 
TRÌNH GDPT 2018 
1. Bối cảnh xây dựng CT GDPT 2018 
Có người cho rằng CT GDPT cần được đổi mới vì CT hiện hành còn có 
n.... Nước ta đã 
thoát ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển 
có thu nhập trung bình. Tuy nhiên, những thành tựu về kinh tế của nước ta 
chưa vững chắc, chất lượng nguồn nhân lực và sức cạnh tranh của nền kinh tế 
chưa cao, môi trường văn hoá còn tồn tại nhiều hạn chế, chưa hội đủ các nhân 
tố để phát triển nhanh và bền vững. 
Cũng trong khoảng thời gian trước và sau khi nước ta tiến hành đổi 
mới, thế giới chứng kiến những biến đổi sâu sắc về mọi mặt. Các cuộc cách 
mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư nối tiếp nhau ra đời, kinh tế tri thức 
phát triển mạnh đem lại cơ hội phát triển vượt bậc, đồng thời cũng đặt ra 
những thách thức không nhỏ đối với mỗi quốc gia, nhất là các quốc gia đang 
phát triển và chậm phát triển. Mặt khác, những biến đổi về khí hậu, tình trạng 
cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái và những 
biến động về chính trị, xã hội cũng đặt ra những thách thức có tính toàn cầu. 
Để bảo đảm phát triển bền vững, nhiều quốc gia đã không ngừng đổi mới CT 
GDPT nói riêng, giáo dục đào tạo nói chung để nâng cao chất lượng nguồn 
nhân lực, trang bị cho các thế hệ tương lai nền tảng văn hoá vững chắc và 
năng lực thích ứng cao trước mọi biến động của thiên nhiên và xã hội. Đổi 
mới giáo dục đã trở thành nhu cầu cấp thiết và xu thế mang tính toàn cầu. 
Để thực hiện Nghị quyết 29 của Trung ương, ngày 28/11/2014, Quốc 
hội đã ban hành Nghị quyết số 88/2014/QH13 về đổi mới CT, SGK GDPT 
(sau đây gọi tắt là Nghị quyết 88). Căn cứ Nghị quyết 88 của Quốc hội, ngày 
2 
27/3/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 404/QĐ-TTg phê 
duyệt Đề án đổi mới CT, SGK GDPT (sau đây gọi tắt là Quyết định 404). 
Thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Quyết định của Thủ 
tướng Chính phủ, Bộ GDĐT đã tổ chức xây dựng CT GDPT 2018 theo đúng 
các quy định của pháp luật: tổng kết, đánh giá CT, SGK hiện hành và việc 
thực hiện CT, SGK hiện hành nhằm xác định những ưu điểm cần kế t...làm căn 
cứ để tổ chức công tác giáo dục, quản lí và giám sát chất lượng GDPT. 
– Mặt khác, CT GDPT cũng là cam kết của Nhà nước bảo đảm các 
điều kiện thực hiện CT để người học đạt được các yêu cầu về phẩm chất chủ 
yếu và năng lực cốt lõi quy định trong CT, đúng như yêu cầu được nêu trong 
Nghị quyết 29 của Trung ương Đảng: “Trên cơ sở mục tiêu đổi mới GDĐT, 
cần xác định rõ và công khai mục tiêu, chuẩn đầu ra của từng bậc học, môn 
học, CT, ngành và chuyên ngành đào tạo. Coi đó là cam kết bảo đảm chất 
lượng của cả hệ thống và từng cơ sở GDĐT; là căn cứ giám sát, đánh giá chất 
lượng giáo dục, đào tạo.” 
b) Căn cứ xây dựng CT GDPT 
CT GDPT được xây dựng dựa trên trên những căn cứ sau đây: 
– Căn cứ chính trị và pháp lí: quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, 
Nhà nước Việt Nam về đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT thể hiện ; 
– Căn cứ thực tiễn: nhu cầu phát triển của đất nước; kinh nghiệm xây 
dựng và thực hiện các CT GDPT đã có của Việt Nam; quyền của thanh niên, 
thiếu niên và nhi đồng; 
3 
– Căn cứ lí luận: những tiến bộ của thời đại về khoa học – công nghệ và 
xã hội; đặc điểm con người, văn hoá Việt Nam, các giá trị truyền thống của 
dân tộc và những giá trị chung của nhân loại; thành tựu nghiên cứu về khoa 
học giáo dục và kinh nghiệm xây dựng CT theo mô hình phát triển năng lực 
của những nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. 
c) Định hướng của CT GDPT 
– Mục tiêu giáo dục: bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực người 
học; 
– Nội dung giáo dục: giáo dục những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện 
đại; hài hoà đức, trí, thể, mĩ; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức để giải 
quyết vấn đề trong học tập và đời sống; tích hợp cao ở các lớp học dưới, phân 
hoá dần ở các lớp học trên; 
– Phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục: áp dụng các 
phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát huy tính chủ động và tiềm năng 
của mỗi học sinh, các phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp với mục tiêu 
giáo dục và phương pháp giáo 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_boi_duong_thuong_xuyen_he_mon_the_duc_chuyen_de_boi.pdf