Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Hóa học - Thiết kế và sử dụng thí nghiệm hóa học gắn kết với cuộc sống trong dạy học hóa học ở trường THCS (Phần Chất vô cơ)

Hóa học là một môn khoa học thực nghiệm, vì vậy nếu muốn đổi mới 
phương pháp dạy học Hóa học giúp học sinh hứng thú hơn với bộ môn học 
này thì thí nghiệm hóa học là một phần không thể thiếu.Bên cạnh đó thí 
nghiệm hóa học có một ý nghĩa to lớn trong việc dạy học và giữ vai trò cơ bản 
trong việc thực hiện những nghiệm vụ của việc dạy học hóa học ở trường phổ 
thông. Thí nghiệm hóa học còn là phương tiện trực quan chủ yếu, có vai trò 
quyết định trong dạy học hóa học. Vì thế, việc gắn kết thí nghiệm hóa học với 
cuộc sống hàng ngày là một trong các biện pháp đổi mới quá trình dạy và học 
hóa học ở trường phổ thông có hiệu quả. Từ đó gắn liền lí thuyết hóa học với 
cuộc sống, điều này giúp cho học sinh có thể sử dụng các kiến thức hóa học 
trong sách vở để hiểu và lí giải các hiện tượng gần gũi trong cuộc sống hằng 
ngày. 
Từ những lý do trên, với mong muốn đội ngũ giáo viên hóa học THCS 
trong toàn tỉnh có cách nhìn nhận một cách đúng đắn và chuẩn bị mọi kiến 
thức và kĩ năng thực hành để đón nhận sự thay đổi toàn diện về nội dung và 
cấu trúc chương trình phổ thông áp dụng cho chương trình Hóa học THCS, 
chúng tôi đã chọn nội dung cho chuyên đề báo cáo: Thiết kế và sử dụng thí 
nghiệm hóa học gắn kết với cuộc sống trong dạy học hóa học lớp 8, lớp 9- 
THCS (Phần chất vô cơ), làm nội dung triển khai đợt tập huấn hè 2018 cho 
cán bộ và giáo viên cốt cán trong toàn tỉnh Gia Lai.
pdf 52 trang letan 14/04/2023 8220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Hóa học - Thiết kế và sử dụng thí nghiệm hóa học gắn kết với cuộc sống trong dạy học hóa học ở trường THCS (Phần Chất vô cơ)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Hóa học - Thiết kế và sử dụng thí nghiệm hóa học gắn kết với cuộc sống trong dạy học hóa học ở trường THCS (Phần Chất vô cơ)

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Hóa học - Thiết kế và sử dụng thí nghiệm hóa học gắn kết với cuộc sống trong dạy học hóa học ở trường THCS (Phần Chất vô cơ)
 thực hiện những nghiệm vụ của việc dạy học hóa học ở trường phổ 
thông. Thí nghiệm hóa học còn là phương tiện trực quan chủ yếu, có vai trò 
quyết định trong dạy học hóa học. Vì thế, việc gắn kết thí nghiệm hóa học với 
cuộc sống hàng ngày là một trong các biện pháp đổi mới quá trình dạy và học 
hóa học ở trường phổ thông có hiệu quả. Từ đó gắn liền lí thuyết hóa học với 
cuộc sống, điều này giúp cho học sinh có thể sử dụng các kiến thức hóa học 
trong sách vở để hiểu và lí giải các hiện tượng gần gũi trong cuộc sống hằng 
ngày. 
Từ những lý do trên, với mong muốn đội ngũ giáo viên hóa học THCS 
trong toàn tỉnh có cách nhìn nhận một cách đúng đắn và chuẩn bị mọi kiến 
thức và kĩ năng thực hành để đón nhận sự thay đổi toàn diện về nội dung và 
cấu trúc chương trình phổ thông áp dụng cho chương trình Hóa học THCS, 
chúng tôi đã chọn nội dung cho chuyên đề báo cáo: Thiết kế và sử dụng thí 
nghiệm hóa học gắn kết với cuộc sống trong dạy học hóa học lớp 8, lớp 9- 
THCS (Phần chất vô cơ), làm nội dung triển khai đợt tập huấn hè 2018 cho 
cán bộ và giáo viên cốt cán trong toàn tỉnh Gia Lai. 
2 
PHẦN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NỘI DUNG 
A. Thí nghiệm hóa học gắn kết với cuộc sống 
I. Vai trò của thí nghiệm trong dạy học hóa học ở trường PT 
- Thí nghiệm hóa học là phương tiện trực quan, giúp học sinh 
chuyển từ tư duy cụ thể sang tư duy trừu tượng và ngược lại. 
- Thí nghiệm hóa học là cơ sở để học sinh tìm ra tính quy luật các 
đối tượng nghiên cứu cũng như biết cách khai thác chúng. Thí nghiệm hóa 
học cũng giúp cho học sinh làm quen và hiểu rõ về tính chất vật lí, hóa học 
của các chất, các quá trình chuyển hóa và các khái niệm, định luật hóa học. 
Khi quan sát thí nghiệm hóa học, học sinh sẽ dễ dàng quan sát được một số 
tính chất lí hóa của các chất như: màu sắc, trạng thái, sự thay đổi của các chất 
sau quá trình hóa học xảy ra. 
- Thí nghiệm hóa học là cầu nối giữa lí thuyết và thực tiễn, giúp 
học sinh giải thích được các quá tr... dụng thí nghiệm trong dạy học hóa học ở trường PT 
a. Sử dụng TN hóa học theo phương pháp nghiên cứu 
b. Sử dụng TN đối chứng 
c. Sử dụng TN nêu vấn đề 
d. Sử dụng TN hóa học cho học sinh nghiên cứu tính chất các 
chất 
III. Khái niệm thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống 
Thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống là những thí nghiệm được 
thực hiện từ những chất, dụng cụ quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày nhằm 
3 
mục đích giúp cho học sinh thấy môn hóa học gần gũi với cuộc sống và giúp 
cho học sinh nâng cao khả năng vận dụng các kiến thức hóa học đã được học 
vào cuộc sống hàng ngày. Có thể vận dụng các thí nghiệm này vào các bài 
dạy cụ thể với các hoạt động dạy học phù hợp nhằm khả năng truyền đạt kiến 
thức cho học sinh nhẹ nhàng gần gũi hơn. 
IV. Yêu cầu cần đạt được của thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc 
sống 
 Thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống cần đạt các yêu cầu sau: 
- Đảm bảo tính khoa học, thí nghiệm đảm bảo tính chính xác về 
kiến thức, các bước tiến hành thí nghiệm phải rõ ràng, cụ thể, chú ý các 
nguyên tắc, kĩ thuật khi làm thí nghiệm. 
- Nội dung thí nghiệm phải gắn với nội dung bài học: kết quả của 
thí nghiệm nhằm phát hiện, chứng minh, so sánhmột vấn đề nào đó trong 
nội dung bài học. 
- Phải an toàn cho học sinh và cả giáo viên: an toàn thí nghiệm là 
yêu cầu trước hết cho mỗi thí nghiệm hóa học. Để đảm bảo an toàn khi làm 
thí nghiệm, người giáo viên phải biết chọn lựa hóa chất, dụng cụ thiết bị đảm 
bảo an toàn. Kiểm tra và làm thí nghiệm trước để đảm bảo chắc chắn cho sự 
an toàn tính mạng học sinh và giáo viên. 
- Đảm bảo sự thành công khi tiến hành thí nghiệm. Sự thành công 
của thí nghiệm có tác động trực tiếp đến chất lượng dạy và học môn hóa học ở 
trường PT, nó củng cố niềm tin của học sinh vào khoa học và ham mê, thích 
thú học tập môn hóa học hơn. 
- Đảm bảo tính thẩm mĩ, rõ ràng: đây là một yêu cầu cơ bản của 
thí nghiệm biểu diễn. Để đảm bảo tính thẩm mĩ, rõ ràng, khi chuẩn bị giáo 
viên cần lựa chọ...á 
trình dạy học thì việc thiết kế các thí nghiệm phải đảm bảo các 
nguyên tắc sau: 
- Thể hiện rõ kiến thức bài học, bám sát mục tiêu của bài học. 
- Đảm bảo an toàn cho học sinh và cả giáo viên trong khi làm thí 
nghiệm 
- Hiện tượng thí nghiệm phải rõ ràng, dễ quan sát. 
- Đảm bảo thành công khi thực hiện. 
- Thời gian chuẩn bị và thời gian tiến hành thí nghiệm phải ngắn, 
phù hợp với thời gian dạy học. 
- Thí nghiệm phải đơn giản, dễ thực hiện, dụng cụ phải gọn gàng, có 
tính thẩm mĩ cao. 
- Tăng cường thí nghiệm nghiên cứu, để học sinh tự tìm tòi giải 
quyết vấn đề. 
B.II. Quy trình thiết kế các thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống. 
Các bước khi thiết kế các thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống: 
 Bước 1. Chọn nội dung bài học phù hợp để sử dụng thí ngiệm khi dạy học. 
 Bước 2. Xác định mục tiêu, chuẩn kiến thức, kĩ năng nội dung đã chọn. 
 Bước 3. Lựa chọn thí nghiệm Hóa học phù hợp mục tiêu, chuẩn kiến thức, 
kĩ năng nội dung đã chọn. 
 Bước 4.Tìm kiếm các nguyên vật liệu, dụng cụ gần gũi với học sinh trong 
cuộc sống hàng ngày phù hợp với nội dung bài dạy để thay thế dụng cụ và 
hóa chất đang được sử dụng trong phòng thí nghiệm và đề xuất cách tiến hành 
thí nghiệm. 
 Bước 5.Tiến hành thí nghiệm, kiểm chứng hiện tượng và đối chứng với 
các thí nghiệm truyền thống đang sử dụng. 
 Bước 6. Điều chỉnh cách tiến hành thí nghiệm, rút ra một số lưu ý về kĩ 
thuật thí nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả của thí nghiệm. 
 Bước 7. Soạn các câu hỏi liên quan đến thí nghiệm và gợi ý lời giải hợp lí 
nhất. 
B.III. Phân tích nội dung chương trình Hóa học lớp 8, lớp 9-
THCS có thực hành thí nghiệm gắn kết với cuộc sống 
Bảng B.1. Nội dung chương trình Hóa học lớp 8 
Chƣơn Tên bài Nội dung có liên quan thí nghiệm có gắn kết 
cuộc sống 
2 
Phản ứng 
Hóa học 
Bài 12. Sự biến 
đổi chất 
- TN không làm thay đổi bản chất của chất 
- TN có làm thay đổi bản chất của chất 
Bài 13. Phản 
ứng hóa học 
- TN biến đổi chất này thành chất khác 
- T

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_boi_duong_thuong_xuyen_mon_hoa_hoc_thiet_ke_va_su_d.pdf