Tài liệu ôn tập, phần tóm tắt tác phẩm môn Ngữ văn Lớp 12

                           TÓM TẮT TÁC PHẨM VỢ CHỒNG A PHỦ

 

Truyện kể về cuộc đời của một đôi vợ chồng người Mông là Mị và A Phủ.  Mị là một cô gái trẻ đẹp, có tài thổi sáo, nhưng vì món nợ từ đời cha mẹ nên cô bị bắt về làm dâu gạt nợ cho gia đình thống lí Pá Tra. Cô phải sống không khác gì trâu, ngựa, bị bóc lột sức lao động, hành hạ về thể xác và áp chế về tinh thần. Cuộc sống triền miên trong đau khổ, tủi nhục đã biến Mị thành một cô gái lúc nào cũng “cúi mặt”, “mặt buồn rười rượi”, “mỗi ngày Mị càng không nói”, “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. Tết đến, không khí rộn ràng, tiếng sáo gọi bạn, men rượu… đã làm hồi sinh lòng yêu đời, sức sống của Mị, cô cảm thấy lòng “phơi phới trở lại”, “muốn đi chơi”. Nhưng khi Mị sửa soạn váy áo đi chơi thì A Sử về, hắn đã trói Mị vào cột nhà song “tiếng sáo vẫn đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi”.
           A Phủ là một chàng trai nghèo, mồ côi, khoẻ mạnh, giỏi lao động. Vì đánh A Sử đến phá rối cuộc chơi, bị phạt vạ nên phải làm người ở trừ nợ cho nhà Pá Tra. Một lần vì để hổ ăn thịt một con bò mà A Phủ bị đánh đập, bị trói đứng vào cột. Khi thấy A Phủ bị trói, lúc đầu, Mị không quan tâm, cho rằng, “A phủ có là các xác chết đứng đấy, cũng thế thôi”, nhưng hôm sau, khi Mị dậy thổi lửa hơ tay, nhìn sang chỗ A Phủ, thấy dòng nước mắt chảy xuống hai hõm má đã xám đen lại của A Phủ, Mị đã nhớ cảnh lúc trước mình cũng bị trói như thế, Mị nghĩ “Ta là thân đàn bà, đã trình con ma nhà thống lí Pá Traa rồi thì chỉ biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi, người kia việc gì mà phải chết thế” Nghĩ vậy, Mị đã cắt dây trói cho A Phủ, sau đó Mị chạy theo A Phủ trốnđi.
 Hai người đến Phiềng Sa, thành vợ chồng tạo dựng một cuộc sống mới. Nhờ sự giúp đỡ của A Châu- cán bộ cách mạng, A Phủ trở thành tiểu đội trưởng du kích, cùng mọi người cầm súng để giữ bản làng.

docx 5 trang letan 20/04/2023 6100
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu ôn tập, phần tóm tắt tác phẩm môn Ngữ văn Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu ôn tập, phần tóm tắt tác phẩm môn Ngữ văn Lớp 12

Tài liệu ôn tập, phần tóm tắt tác phẩm môn Ngữ văn Lớp 12
t lần vì để hổ ăn thịt một con bò mà A Phủ bị đánh đập, bị trói đứng vào cột. Khi thấy A Phủ bị trói, lúc đầu, Mị không quan tâm, cho rằng, “A phủ có là các xác chết đứng đấy, cũng thế thôi”, nhưng hôm sau, khi Mị dậy thổi lửa hơ tay, nhìn sang chỗ A Phủ, thấy dòng nước mắt chảy xuống hai hõm má đã xám đen lại của A Phủ, Mị đã nhớ cảnh lúc trước mình cũng bị trói như thế, Mị nghĩ “Ta là thân đàn bà, đã trình con ma nhà thống lí Pá Traa rồi thì chỉ biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi, người kia việc gì mà phải chết thế” Nghĩ vậy, Mị đã cắt dây trói cho A Phủ, sau đó Mị chạy theo A Phủ trốnđi.
 Hai người đến Phiềng Sa, thành vợ chồng tạo dựng một cuộc sống mới. Nhờ sự giúp đỡ của A Châu- cán bộ cách mạng, A Phủ trở thành tiểu đội trưởng du kích, cùng mọi người cầm súng để giữ bản làng.
TÓM TẮT TÁC PHẨM VỢ NHẶT ( Kim Lân)
Năm 1945, nạn đói khủng khiếp xảy ra lan tràn khắp nơi, người chết như ngả rạ, người sống cũng dật dờ như những bóng ma. Tràng là một người xấu xí thô kệch, ế vợ, sống ở xóm ngụ cư. Tràng làm nghề kéo xe bò thuê và sống với bà cụ Tứ. Một lần kéo xe thóc Liên đoàn lên tỉnh Tràng đã quen với thị, một cô gái đang nhặt những hạt thóc rơi vãi ở kho thóc. Vài ngày sau gặp lại, Tràng không còn nhận ra cô gái ấy, bởi vẻ tiều tụy, đói rách làm cô đã khác đi rất nhiều. Tràng đã mời cô gái một bữa ăn, cô gái liền ăn một lúc bốn bát bánh đúc. Sau một câu nói nửa thật, nửa đùa, cô gái đã theo anh về nhà làm vợ. Trên đường về nhà, cả hai đều ngượng ngùng, dè dặt.Tràng hào phóng mua hai hào dầu về thắp. 
Việc Tràng nhặt được vợ đã làm cả xóm ngu cư ngạc nhiên, bà Cụ Tứ ( mẹ Tràng ) cũng không giấu nổi ngạc nhiên và lo lắng nhưng rồi bà cụ cũng đã hiểu ra và chấp nhận người con dâu ấy. Người mẹ nghèo động viên con cố gắng làm ăn, cùng con dâu quét dọn vườn tược. Một không khí thật đầm ấm, khiến cho Tràng cảm thấy thương yêu gắn bó với cái ...ng thành, cả hai đều giành nhau tòng quân. Nhờ sự đồng tình của chú Năm, cả hai đều được nhập ngũ và ra trận.
 Đoạn trích thể hiện lần tỉnh dậy thứ tư của Việt trong đêm thứ hai. Tuy mắt không nhìn thấy gì, tay chân nhức buốt, tê cứng nhưng Việt vẫn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu và cố gắng từng tí một lê về phía có tiếng súng của quân ta vì phía đó “là sự sống”.
 Việt hồi tưởng lại những sự việc xảy ra từ sau ngày má mất. Cả hai chị em đều háo hức tòng quân, nhưng Chị Chiến nhất định giành đi trước vì cho rằng Việt chưa đủ 18 tuổi. Đến đêm mít tin, Việt nhanh nhảu ghi tên mình trước. Chị Chiến chậm chân và “bật mí” chuyện Việt chưa đầy 18 tuổi. Nhờ chú Năm đứng ra xin giúp, Việt mới được tòng quân. Đêm hôm ấy, chị Chiến bàn bạc với Việt về mọi việc trong nhà. Việt răm rắp chấp nhận mọi sự sắp đặt của chị Chiến, vì Việt thấy chị Chiến nói giống má quá chừng.
Sáng hôm sau , hai chị em khiêng bàn thờ má sang gửi nhà chú Năm. Việt cảm thấy lòng mình “thương chị lạ”.
Sau ba ngày đêm, đơn vị đã tìm thấy Việt. Anh được đưa về điều trị tại một bệnh viện dã chiến; sức khoẻ hồi phục dần. Anh Tánh giục Việt viết thư cho chị kể lại chiến công của mình. Việt rất nhớ chị, muốn viết thư nhưng không biết viết như thế nào vì Việt không muốn kể chiến công của mình do tự thấy nó chưa thấm gì so với thành tích của đơn vị và những mong ước của má.
TÓM TẮT TÁC PHẨM RỪNG XÀ NU ( Nguyễn Trung Thành)
Tác phẩm là câu chuyện của một người được kể trong một đêm.
Sau ba năm đi bộ đội, Tnú trở về thăm làng. Làng Xô Man ẩn sau ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn. Tnú thấy làng mình đã trở thành làng kháng chiến, những đứa trẻ trong làng như Dít và Bé Heng đã trở thành du kích.Đêm ấy ,trong nhà ưng của làng, bên bếp lửa chung , Cụ Mết đã kể lại cho dân làng nghe câu chuyện về cuộc đời Tnú.
 Cha mẹ chết sớm,Tnú được dân làng Xô Man chăm sóc và nuôi dưỡng. Lớn lên,bchú bé Tnú cùng Mai nuôi giấu anh Quyết là cán bộ cách mạng trong rừng và được anh dạy cho học chữ với hy vọng sau nà... chụp bổ sung một bức ảnh với cảnh biển buổi sáng có sương mù. Nhân chuyến đi thăm Đẩu, người bạn chiến đấu năm xưa, giờ đang là chánh án toà án huyện, Phùng đi tới một vùng biển từng là chiến trường cũ của anh thời chống Mĩ. Sau gần một tuần lễ suy nghĩ, tìm kiếm, Phùng đã chụp được một bức ảnh thật đẹp và toàn bích. Nhưng chính từ chiếc thuyền ngoài xa thật đẹp ấy lại bước xuống một đôi vợ chồng hàng chài, lão đàn ông thẳng tay quật vợ chỉ để giải toả nỗi uất ức, buồn khổ của mình. Thằng Phác, con lão che chở người mẹ đáng thương. Biết Phùng chứng kiến sự tàn bạo của cha mình, thằng bé Phác đâm ra căm ghét anh. Ba hôm sau, Phùng lại chứng kiến cảnh lão đàn ông đánh vợ, cô chị gái tước đoạt con dao găm mà thằng em trai 	định dùng làm vũ khí để bảo vệ mẹ. Phùng xông ra buộc lão phải chấm dứt hành động độc ác. Lão đàn ông đánh trả, Phùng bị thương, anh được đưa về trạm y tế của toà án huyện. Ở đây, anh đã nghe câu chuyện của người đàn bà hàng chài với bao cảm thông và ngỡ ngàng, ngạc nhiên. Anh hiểu: không thể đơn giản và sơ lược khi nhìn nhận mọi hiện tượng của cuộc đời.
Từ câu chuyện về một bức tranh nghệ thuật và sự thật cuộc đời đằng sau bức ảnh, truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” mang đến một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: một cách nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng.
 TÓM TẮT VỞ KỊCH “ HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT” - LƯU QUANG VŨ
Cảnh 1:
Trên thiên đình, Nam Tào vì vội đi dự tiệc ở dinh Thái thượng Lão Quân nên đã gạch nhầm tên một người có tên là Trương Ba.
Cảnh 2:
Trương Ba vốn là một người làm vườn và chơi cờ rất giỏi. Khi đang chơi cờ cùng với Trưởng Hoạt, Trưởng Hoạt lâm vào thế bí, TRương Ba nói: “Thế cờ này hoạ chỉ có Đế Thích mới gỡ nổi, Đế Thích xuất hiện, giúp Trưởng Hoạt gỡ thế cờ rồi cho Trương Ba mấy nén hương và dặn cách sử dụng. Trương Ba đột ngột qua đời
Cảnh 3:
Ở thiên đình, Vợ Trương ba lên gặp Đế Thích, biết mình gạch nhầm tên Trương Ba, Nam Tào 

File đính kèm:

  • docxtai_lieu_on_tap_phan_tom_tat_tac_pham_mon_ngu_van_lop_12.docx