Câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn 7

I. PHẦN TIẾNG VIỆT:

1. Thế nào là câu đặc biệt? Tác dụng của câu đặc biệt? 

2. Thế nào là câu rút gọn? Tác dụng của câu rút gọn? 

2. Hãy tìm và nêu tác dụng của câu đặc biệt có trong các đoạn trích sau:                     a) Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục.

                                                      (Ca Huế trên sông Hương- Hà Ánh Minh)

b) Than ôi! Sức người khó địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự được lại với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.

                                                      (Sống chết mặc bay- Phạm Duy Tốn)

c) Đứng trước tổ dế, ong xanh khẽ vỗ cánh, uốn mình, giương cặp răng rộng và nhọn như đôi gọng kìm, rồi thoắt lao nhanh xuống hang sâu. Ba giây....Bốn giây...Năm giây....Lâu quá!

                                              (Vũ Tú Nam)

d) Sóng ầm ầm đập vào những tảng đá lớn ven bờ. Gió biển thổi lồng lộng. Ngoài kia là ánh đèn sáng rọi của một con tàu. Một hồi còi. 

                                                          (Nguyễn Trí Huân)

3. Đặt câu, trong đó có 1 câu trạng ngữ chỉ thời gian, một câu trạng ngữ chỉ nơi chốn, 1 câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân, 1 câu có trạng ngữ chỉ mục đích.

4. Viết một đoạn văn ngắn (5-7 câu) giải thích câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, trong đó có sử dụng một câu rút gọn, một câu đặc biệt.

5. Viết một đoạn văn ngắn (5-7 câu) tả cảnh quê hương em, trong đó có sử dụng ít nhất một câu rút gọn, một câu đặc biệt.

doc 2 trang Khải Lâm 29/12/2023 1320
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn 7

Câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn 7
 1 câu trạng ngữ chỉ thời gian, một câu trạng ngữ chỉ nơi chốn, 1 câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân, 1 câu có trạng ngữ chỉ mục đích.
4. Viết một đoạn văn ngắn (5-7 câu) giải thích câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, trong đó có sử dụng một câu rút gọn, một câu đặc biệt.
5. Viết một đoạn văn ngắn (5-7 câu) tả cảnh quê hương em, trong đó có sử dụng ít nhất một câu rút gọn, một câu đặc biệt.
II. PHẦN VĂN HỌC: 
1. Nêu khái niệm tục ngữ? 
2. Thuộc lòng những câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động sản xuất, con người và xã hội.
3. Thuộc ghi nhớ các văn bản: 
- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
- Sự giàu đẹp của tiếng Việt.
- Đức tính giản dị của Bác Hồ.
- Ý nghĩa văn chương. 
4. Qua văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” (Phạm Văn Đồng- Ngữ văn 7- tập 2) em hiểu như thế nào là đức tính giản dị và ý nghĩa của nó trong cuộc sống? 
5. Sau khi học xong văn bản “Sự giàu đẹp của Tiếng Việt” (Đặng Thai Mai- Ngữ văn 7- tập 2), em nghĩ mình cần làm gì để gìn giữ và phát huy giá trị của tiếng Việt?
6. Qua văn bản “Ý nghĩa văn chương” (Hoài Thanh- Ngữ văn 7- tập 2) em hiểu như thế nào về tác dụng và lợi ích của việc đọc sách? 
7. Sau khi học xong văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” (Hồ Chí Minh- Ngữ văn 7- tập 2), em có suy nghĩ gì về trách nhiệm và nghĩa vụ của bản thân đối với đất nước?
III. PHẦN TẬP LÀM VĂN
1. Hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”.
2. Hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”.

File đính kèm:

  • doccau_hoi_on_tap_mon_ngu_van_7.doc
  • docCau_hoi_on_tap_mon_Ngu_van_7_co_thu_f1f55347dd.doc