Đề cương ôn tập Địa lí 9

I. ĐỊA LÍ DÂN CƯ :

 Câu 1. Dựa vào biểu đồ 2.1 SGK hãy cho biết tình hình dân số nước ta hiện nay? Dân số tăng nhanh gây ra hậu quả gì, biện pháp khắc phục là gì ?

 * Tình hình dân số : 

 - Dân số nước ta năm 1954 : 23,4 triệu người -> 2003 : >80 triệu người. Đến năm 2007 dân số nước ta là 85,14 triệu người nên dân số nước ta đông (Thứ 3 ĐNÁ, thứ 13 TG ).

 - Bùng nổ dân số diễn ra từ cuối những năm 50 và chấm dứt trong những năm cuối thế kỉ XX.

 - Hiện nay dân số nước ta đang chuyển sang tỉ suất sinh tương đối thấp.

 - Dân số nước ta tăng nhanh và mạnh, trung bình mỗi năm tăng thêm khoảng hơn 1 triệu người.

*Nguyên nhân của sự gia tăng dân số tự nhiên:

 - Do số lượng người trong độ tuổi sinh đẻ quá cao nhưng họ chưa ý thức được vấn đề KHHGĐ.

 - Do ảnh hưởng của chế độ phong kiến để lại (nhu cầu có con trai).

 - Do nhu cầu cần lao động trong sản xuất nông nghiệp.

 - Do trình độ nhận thức của người dân còn chưa cao.

* Hậu quả sự gia tăng dân số:

  - Làm cho nền kinh tế chậm phát triển.

  - Khó nâng cao được chất lượng cuộc sống.

  - Tạo ra những bất ổn về xã hội( giáo dục, y tế, văn hóa...).

  - Tài nguyên cạn kiệt, ô nhiễm môi trường.

* Biện pháp khắc phục:

 - Hạ thấp tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên.

 - Thực hiện các biện pháp KHHGĐ.

 - Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.

 Câu 2. Trình bày và giải thích đặc điểm phân bố dân cư nước ta? Nêu các biện pháp giải quyết sự phân bố dân cư chưa hợp lí?

 * Đặc điểm sự phân bố dân cư :

 Dân cư phân bố không đều:

              + Tập trung đông đồng bằng, ven biển (500-2000 người/km2)

              + Thưa thớt miền núi và cao nguyên (50 đến 100 người/km2 ).

              + Quá nhiều ở nông thôn 73%, ít ở thành thị 27% (2007).

 * Giải thích : 

 - Các vùng đồng bằng, ven biển có nhiều điều kiện thuận lợi sinh sống và phát triển kinh tế : Địa hình thuận lợi, đất đai màu mỡ, khí hậu thuận lợi, nguồn nước dồi dào nên dân cư tập trung đông ... Vùng núi địa hình đi lại khó khăn, nguồn nước thiếu, điều kiện sinh hoạt và phát triển kinh tế hạn chế nên dân cư tập trung ít.

 - Dân số thành thị còn ít, quy mô đô thị còn chưa lớn, số việc làm ở đô thị còn chưa nhiều nên chưa thu hút được dân cho nên tỉ lệ dân thành thị thấp. Do tập quán sản xuất lâu đời của nhân dân sản xuất nông nghiệp gắn bó với quần cư làng xóm nên dân số tập trung đông ở nông thôn.

 * Các biện pháp:

   - Giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên.

   - Nâng cao mức sống của người dân để ổn định dân cư.

   - Phân công, phân bố lao động một cách hợp lí nhằm khai thác thế mạnh của từng vùng.

   - Cải tạo, xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy quá trình đô thị hoá nông thôn trên cơ sở phù hợp nhu cầu phát triển KT- XH.

doc 21 trang Khải Lâm 28/12/2023 560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập Địa lí 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập Địa lí 9

Đề cương ôn tập Địa lí 9
số: 
 - Làm cho nền kinh tế chậm phát triển.
 - Khó nâng cao được chất lượng cuộc sống.
 - Tạo ra những bất ổn về xã hội( giáo dục, y tế, văn hóa...).
 - Tài nguyên cạn kiệt, ô nhiễm môi trường.
* Biện pháp khắc phục:
 - Hạ thấp tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên.
 - Thực hiện các biện pháp KHHGĐ.
 - Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.
 Câu 2. Trình bày và giải thích đặc điểm phân bố dân cư nước ta? Nêu các biện pháp giải quyết sự phân bố dân cư chưa hợp lí?
 * Đặc điểm sự phân bố dân cư :
 Dân cư phân bố không đều:
 + Tập trung đông đồng bằng, ven biển (500-2000 người/km2)
 + Thưa thớt miền núi và cao nguyên (50 đến 100 người/km2 ).
 + Quá nhiều ở nông thôn 73%, ít ở thành thị 27% (2007).
 * Giải thích : 
 - Các vùng đồng bằng, ven biển có nhiều điều kiện thuận lợi sinh sống và phát triển kinh tế : Địa hình thuận lợi, đất đai màu mỡ, khí hậu thuận lợi, nguồn nước dồi dào nên dân cư tập trung đông ... Vùng núi địa hình đi lại khó khăn, nguồn nước thiếu, điều kiện sinh hoạt và phát triển kinh tế hạn chế nên dân cư tập trung ít.
 - Dân số thành thị còn ít, quy mô đô thị còn chưa lớn, số việc làm ở đô thị còn chưa nhiều nên chưa thu hút được dân cho nên tỉ lệ dân thành thị thấp. Do tập quán sản xuất lâu đời của nhân dân sản xuất nông nghiệp gắn bó với quần cư làng xóm nên dân số tập trung đông ở nông thôn.
 * Các biện pháp:
 - Giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên.
 - Nâng cao mức sống của người dân để ổn định dân cư.
 - Phân công, phân bố lao động một cách hợp lí nhằm khai thác thế mạnh của từng vùng.
 - Cải tạo, xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy quá trình đô thị hoá nông thôn trên cơ sở phù hợp nhu cầu phát triển KT- XH.
Câu 3. Tại sao nói việc làm đang là vấn đề gay gắt ở nước ta? Để giải quyết vấn đề này cần có các giải pháp nào? 
 * Việc làm đang là vấn đề gay gắt do : 
 - Đặc điểm mùa vụ của ngành nông nghiệp nên lao động có quỹ thời gian sử dụng trong năm chiếm 77,7% ( lao động theo thời vụ), sự phát triển nghề nông thôn còn hạn chế...HKT vào sản xuất tốt, chất lượng lao động ngày càng được nâng cao.
* Khó khăn: 
 - Phần lớn lao động nước ta chưa qua đào tạo chiếm 78,8% dân số (2003).
 - Có nhiều hạn chế về thể lực, trình độ chuyên môn.
 - Phần lớn lao động ở nông thôn, ở thành thị thì tập trung nhiều lao động có tay nghề cao.
 - Thừa lao động phổ thông, thiếu lao động kĩ thuật.
 - Phân bố nguồn lao động không đều.
 - Tác phong công nghiệp còn hạn chế.
 Câu 5. Cơ cấu dân số nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì cho việc phát triển kinh tế xã hội? Cần có biện pháp gì để khắc phục những khó khăn này ?
 * Thuận lợi: Theo cơ cấu dân số nước ta thì số người trong độ tuổi lao động khá cao chiếm 50,5% dân số, bảo đảm nguồn lao động dồi dào cho việc phát triển kinh tế của đất nước. Ngoài ra hằng năm dân số nước ta tăng thêm hơn 1 triệu người tạo thêm nguồn lao động dự trữ lớn.
 * Khó khăn : Tuy số lao động dồi dào, nguồn dự trữ lao động lớn song trong điều kiện sản xuất còn thấp kém, đất nước vừa thoát khỏi chiến tranh chưa lâu nên mức phát triển kinh tế chưa đáp ứng nhu cầu đời sống của số dân quá đông. Ngoài ra còn gây nhiều bất ổn về xã hội và bảo vệ môi trường.
 Vấn đề mất cân bằng về giới tính có ảnh hưởng không nhỏ đến việc phân công lao động. Tỉ lệ phụ thuộc (gánh nặng phụ thuộc) còn quá cao chiếm 49,5% dân số (2003) gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế.
 * Các biện pháp khắc phục khó khăn:
 - Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, mở mang nhiều khu công nghiệp, nhà máy, kêu gọi đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước để giải quyết dư thừa lao động, tạo nhiều việc làm cho người lao động.
 - Nhà nước cần có những chính sách hợp lí về xuất khẩu lao động nhằm giảm bớt sức ép về thất nghiệp, vừa tạo điều kiện cho người lao động tiếp thu học hỏi kĩ thuật, nâng cao tay nghề. 
II. ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ :
Câu 6. Hãy nêu một số thành tựu và khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế nước ta?
 * Thành tựu :
 - Tăng trưởng kinh tế tương đối vững chắc, đất nước ... hội để vượt qua thử thách.
 Câu 7: Nội dung chính của đổi mới nền kinh tế đất nước là gì?
 Công cuộc đổi mới được triển khai từ năm 1986 đã đưa nền kinh tế nước ta ra khỏi tình trạng khủng hoảng, từng bước ổn định và phát triển. Nét đặc trưng của đổi mới nền kinh tế là có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và được thể hiện ở 3 mặt sau:
 * Chuyển dịch cơ cấu ngành: Giảm tỉ trọng khu vực nông - lâm - ngư nghiệp, tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng. Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng xu hướng còn biến động.
 * Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ: Hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, các lãnh thổ tập trung công nghiệp, dịch vụ, tạo nên các vùng kinh tế phát triển năng động.
 * Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực nhà nước sang nền kinh tế tư nhân nhiều thành phần.
 Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu ngành là hình thành hệ thống vùng kinh tế với các trung tâm công nghiệp mới, các vùng chuyên canh nông nghiệp và sự phát triển các thành phố lớn. Đã hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm: Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Câu 8: Phân tích những thuận lợi, khó khăn của tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp ở nước ta.
* Thuận lợi:
 Nền nông nghiệp nước ta là nền nông nghiệp nhiệt đới, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các điều kiện tự nhiên. 
+Tài nguyên đất: Hiện nay cả nước có hơn 19 triệu ha đất và chỉ 9 triệu ha được sử dụng trong nông nghiệp và được chia thành nhiều nhóm. Nổi bật là hai nhóm đất chính: Đất phù sa và đất feralit.
 - Đất phù sa: Với hơn 3 triệu ha thích hợp với cây lúa nước, một số loại cây công nghiệp ngắn ngày như đay, cói, lạc... Phần lớn loại đất này phân bố ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
 - Đất Feralit: chiếm khoảng trên 16 triệu ha tập trung chủ yếu ở vùng núi, rất thích hợp với các loại cây trồng công nghiệp lâu năm như cà phê, chè, cao su, hồ tiêu...
+Tài nguyên khí hậu: Nước ta có khí hậu nhiệ

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_dia_li_9.doc