Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học Lớp 10 - Năm học 2019-2020

Câu 6: Chọn định nghĩa đúng về đồng vị: Đồng vị là 

A. những ngtố có cùng số khối.                                  B. những ngtử có cùng điện tích hạt nhân và cùng số khối.

C. những ngtố có cùng điện tích hạt nhân.                            D. những ngtử có cùng số proton, khác nhau số nơtron.

Câu 7: Hai đồng vị của nguyên tố X khác nhau về: 

A. Số khối của hạt nhân.     B. Số hiệu của nguyên tử.    C. Số electron trong nguyên tử.     D. Số proton trong hạt nhân.

Câu 8: Dãy nào trong các dãy sau đây gồm các phân lớp electron đã bão hòa?

A. s1 , p3, d7, f12.                     B. s2, p6, d10, f14.                                 C. s2, d5, d9, f13.                                     D. s2, p4, d10, f10.

Câu 9: Nguyên tử Mg ( Z =12) có cấu hình electron nguyên tử là 

A. 1s22s22p63s2.                            B. 1s22s22p63s23p54s1.      C. 1s22s22p63s23p64s1.                  D. 1s22s22p63s23p54s2.

Câu 10: Cấu hình electron ở trạng thái cơ bản nào là đúng cho nguyên tử có số hiệu là 16:

A. 1s2 2s2 2p6 3s1.       B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4.             C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3 4s1.      D. 1s2 2s2 3p2 4p2 5p2 6p1.

MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU

Câu 1:Một ngtử của ngtố M có 75 e và 110 n. Kí hiệu của ngtử M là:     

A. .               B. .          C. .               D. .

Câu 2: Kí hiệu ngtử của ngtố chứa 20 n, 19 p và 19 e là: 

A. .                B. .           C. .               D. .

Câu 3: Từ kí hiệu  ta có thể suy ra:

A. Hạt nhân nguyên tử liti có 3 proton và 7 nơtron.  B. Ngtử liti có 3 electron, hạt nhân có 3 proton và 4 nơtron.

C. Liti có số khối là 3, số hiệu nguyên tử là 7.                       D. Liti có 2 lớp electron, lớp trong có 3e và lớp ngoài có 7e.

Câu 4:Cho kí hiệu nguyên tử  (đồng vị bền). Nhận xét không đúng là:

A. Số hiệu nguyên tử là 35, số electron là 35.            B. Số nơtron trong hạt nhân hơn số proton là 10.

C. Số khối của nguyên tử là 80.                     D. Nếu nguyên tử này mất 1e thì sẽ có kí hiệu là .

Câu 5: Cấu hình e lớp ngoài cùng của ngtử một ngtố là 2s2 2p5, số hiệu ngtử của ngtố đó là: A. 2.    B. 5.   C. 7.       D. 9.

Câu 6: Nguyên tố có cấu hình e 1s22s22p5 là nguyên tố:     

 A. s.               B. p.                 C.  d.                           D. f.

Câu 7: Các nguyên tố kim loại có số e lớp ngoài cùng:     

A. 4.           B. 5, 6 ,7.              C. 8.                D. 1, 2 ,3.

Câu 8: Các electron của ngtử ngtố X được phân bố trên 3 lớp, lớp thứ 3 có 5 electron. Số đơn vị điện tích hạt nhân của ngtử ngtố X là:      A. 7.                                B. 9.                                        C. 15.                                       D. 16.

Câu 9: Nguyên tử có Z = 11, đó là ngử của ngtố          

A. kim loại.                 B.  phi kim.          C. á kim.     D. khí hiếm.

Câu 10: Nguyên tố O ( Z = 8) là ngtố     

A. Kim loại.            B. Phi kim.           C. Á kim.               D. Khí hiếm.

Câu 11: Một ngtố M (thuộc nguyên tố d) có số lớp bằng 4. Ion M2+ có tổng số electron của lớp cuối cùng là 13. Vậy M là: 

A. Cu.             B. Fe.              C. Cr.              D. Ni.

Câu 12: Số e ở phân mức năng lượng cao nhất trong ngtử Fe (Z = 26) là:   

A. 2.       B. 4.      C. 6.                   D.8.

doc 10 trang letan 20/04/2023 3380
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học Lớp 10 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học Lớp 10 - Năm học 2019-2020

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học Lớp 10 - Năm học 2019-2020
ên tử O có 8p và 8n → A = P+N = 8 + 8 = 16
 Ví dụ 2: Nguyên tử Li có A =7 và Z = 3 → Z = p = e = 3 ; N = 7 - 3 =4 Nguyên tử Li có 3p, 3e và 4n
III- Nguyên tố hóa học:
 1.Định nghĩa : Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân
Ví dụ : Tất cả các nguyên tử có cùng Z là 8 đều thuộc nguyên tố oxi, chúng đều có 8p, 8e
2.Số hiệu nguyên tử
Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử của 1 nguyên tố được gọi là số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó (Z)
3.Kí hiệu nguyên tử:
 Ví dụ : Cho biết nguyên tử của nguyên tố natri có Z=11, 11p, 11e và 12n (23-11=12)
 Kí hiệu nguyên tử của Na là: 
IV - ĐỒNG VỊ
Các đồng vị của cùng 1 nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron, do đó số khối của chúng khác nhau
Ví dụ : Nguyên tố oxi có 3 đồng vị
 , , 
V- Nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình của các nguyên tố hóa học
Nguyên tử khối
Nguyên tử khối của 1 nguyên tử cho biết khối lượng của nguyên tử đó nặng gấp bao nhiêu lần đơn vị khối lượng nguyên tử. Vì khối lượng nguyên tử tập trung ở nhân nguyên tử nên nguyên tử khối coi như bằng số khối (Khi không cần độ chính xác)
Ví dụ : Xác định nguyên tử khối của P biết P có Z=15, N=16 à Nguyên tử khối của P=31
Nguyên tử khối trung bình
Trong tự nhiên đa số nguyên tố hóa học là hỗn hợp của nhiều đồng vị(có số khối khác nhau) à Nguyên tử khối của nguyên tố là nguyên tử khối trung bình của các đồng vị đó.
 X, Y: nguyên tử khối của đồng vị X, Y
a,b : % số nguyên tử của đồng vị X, Y
VI. Số electron tối đa trong một phân lớp :
Phân
lớp s
Phân
lớp p
Phân
lớp d
Phân
lớp f
Số e tối đa
2
6
10
14
Cách ghi 
S2
p6
d10
f14
- Phân lớp đã đủ số electron tối đa gọi là phân lớp electron bão hòa.
VII.Cấu hình electron nguyên tử:
1, Thứ tự các mức năng lượng trong nguyên tử
- Trật tự mức năng lượng của electron trong nguyên tử : 
1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d4p 5s...
2. Cấu hình electron của nguyên tử:
Cấu hình electron của nguyên tử biểu diễn sự phân bố electrron trên c...3: Kim loại (trừ H, He, B)
 + 5, 6, 7: Phi kim
 + 4: kim loại hoặc phi kim
 	 + 8: khí hiếm (trừ He)
Chương 2: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
I- BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
	1. Nguyên tắc sắp xếp : 
	* Các nguyên tố được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
	* Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng.
	* Các nguyên tố có cùng số e hóa trị trong nguyên tử được xếp thành một cột.
	2. Cấu tạo bảng tuần hoàn: 
	a- Ô nguyên tố: Số thứ tự của ô nguyên tố đúng bằng số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó .
	b- Chu kỳ: Chu kỳ là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần. Số thứ tự của chu kỳ trùng với số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố trong chu kỳ đó.
	 * Chu kỳ nhỏ: gồm chu kỳ 1, 2, 3. * Chu kỳ lớn : gồm chu kỳ 4, 5, 6, 7.
	c- Nhóm nguyên tố: là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau , do đó có tính chất hóa học gần giống nhau và được xếp thành một cột.
II-SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA CÁC NGUYÊN TỐ
	1. Các nguyên tố nhóm A: nguyên tố s và p
	 * Số thứ tự nhóm = số electron hóa trị = số electron lớp ngoài cùng.
	 * Sự biến đổi tuần hoàn về cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố khi điện tích hạt nhân tăng dần chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố.
	2. Các nguyên tố nhóm B: nguyên tố d và f. 
	3. Độ âm điện: của một nguyên tử là đại lượng đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử đó khi tạo thành liên kết hóa học.
trong cùng chu kỳ,:độ âm điện tăng.
trong cùng nhóm, khi điện tích hạt nhân tăng: độ âm điện giảm.
 4. Sự biến đổi tính kim loại–phi kim:
	 a. trong cùng chu kỳ, khi điện tích hạt nhân tăng: tính kim loại giảm, tính phi kim tăng dần.
	 b. trong cùng nhóm A, khi điện tích hạt nhân tăng: tính kim loại tăng, tính phi kim giảm dần.
 5. Sự biến đổi hóa trị: Trong cùng chu kỳ , khi điện t...ếu 8 a + b 10 à nguyên tố thuộc nhóm VIII B
Chương 3: LIÊN KẾT HOÁ HỌC
I. Phân loại liên kết hóa học
Loại liên kết
Liên kết ion
Liên kết cộng h óa trị
Không cực
Có cực
Định nghĩa
Liên kết ion Là liên kết hoá học hình thành do lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu. 
Liên kết cộng hóa trị là liên kết được tạo nên giữa hai hay nhiều nguyên tử bằng một hay nhiều cặp elctron chung
Bản chất
của liên kết
Sự cho – nhận các electron
Liên kết cộng hóa trị không phân cực là liên kết cộng hóa trị mà trong đó cặp electron dùng chung không bị lệch về phía nguyên tử nào. 
Liên kết cộng hóa trị có cực là liên kết cộng hóa trị mà cặp electron dùng chung bị lệch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn
Hiệu độ 
ân điện
∆X ≥ 1.7
0 ≤ ∆X < 0.4
0.4 ≤ ∆X < 1.7
Ví dụ
NaCl, KNO3 , NH4Cl, Al2S3.............
H2, Cl2, N2, O2...........
H2O. NH3, HCl ...........
II. Hóa trị: 
1. Điện hóa trị :
Là hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất ion, tính bằng điện tích của ion đó. 
Ví dụ: CaCl2 là hợp chất ion, hóa trị Canxi là 2+ , Clo là 1-
2. Cộng hóa trị :
Là hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất cộng hóa trị, tính bằng số liên kết mà nguyên tử của nguyên tố đó có thể tạo thành với nguyên tử của nguyên tố khác. 
Ví dụ: CH4 là hợp chất cộng hóa trị, hóa trị của Cacbon là 4, Hidrô là 1.
III. SỐ OXI HOÁ 
1. Khái niệm : là điện tích của nguyên tử (điện tích hình thức) trong phân tử nếu giả định rằng các cặp electron chung coi như chuyển hẳn về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn .
2. Cách xác định số oxi hoá.
Qui ước 1: Số oxi hoá của nguyên tố trong đơn chất bằng không : Fe0 Al0 H O Cl
	Qui ước 2 : Trong một phân tử tổng số oxi hoá của các nguyên tố bằng không.
- H2SO4 : 2(+1) + x + 4(-2) = 0 x = +6
	- K2Cr2O7 : 2(+1) + 2x + 7(-2) = 0x = +6
 Qui ước 3: Số oxi hoá của các ion đơn nguyên tử bằng điện tích của ion đó .Trong ion đa nguyên tử tổng số oxi hoá của các nguyên tố bằng điện tích của ion đó.
	Qui ước 4: Trong hầu hết các hợp chất, số oxi hoá của

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_1_mon_hoa_hoc_lop_10_nam_hoc_2019_202.doc