Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

A. PHẦN ĐỌC – HIỂU:  
I. Phạm vi kiến thức: Ba văn bản gồm “ Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” ( Trích “ Chinh 
phụ ngâm” – Bản diễn Nôm của Đoàn Thị Điểm); “ Trao duyên” ( Trích “ Truyện Kiều” –
Nguyễn Du); “ Chí khí anh hùng” ( Trích “ Truyện Kiều” –Nguyễn Du) . 
1. “ Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” ( Trích “ Chinh phụ ngâm” – Bản diễn Nôm của 
Đoàn Thị Điểm) 
a. Nội dung: 
- Tám câu đầu: Nỗi cô đơn, lẻ bóng của người chinh phụ. 
+ Nỗi cô đơn thể hiện qua hành động một mình dạo hiên vắng, buông, cuốn rèm nhiều lần, mong 
tin vui mà “ Ngoài rèm thước chẳng mách tin” 
+ Nỗi cô đơn thể hiện qua sự đối bóng giữa người chinh phụ và ngọn đèn khuya, vẫn chỉ là “ 
Một mình mình biết, một mình mình hay”. 
- Tám câu tiếp: Nỗi sầu muộn triền miên. 
+ Nỗi sầu muộn được thể hiện qua cảm nhận về thời gian tâm lí. Người chinh phu như đếm từng 
bước thời gian nặng nề trôi mà cảm nhận một khắc giờ “đằng đẵng như niên” 
+ Để giải tỏa nỗi sầu, nàng cố tìm đến những thú vui như: soi gương, đốt hương, gảy đàn nhưng 
việc gì cũng chỉ là “ gượng”. Sầu chẳng những không được giải tỏa mà còn nặng nề hơn. 
- Tám câu cuối: Nỗi nhớ thương đau đáu. 
+ Nỗi nhớ được thể hiện qua khao khát cháy bỏng – gửi lòng mình đến non Yên – mong được 
chồng thấu hiểu, sẻ chia. Mức độ của nỗi nhớ được gợi lên qua những từ láy “ thăm thẳm”, “ đau 
đáu”,… 
+ Khao khát của nàng không được đền đáp vì sự xa cách về không gian quá lớn ( đường lên 
bằng trời). 
b. Nghệ thuật:
pdf 12 trang letan 18/04/2023 2360
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm
 từng 
bước thời gian nặng nề trôi mà cảm nhận một khắc giờ “đằng đẵng như niên” 
+ Để giải tỏa nỗi sầu, nàng cố tìm đến những thú vui như: soi gương, đốt hương, gảy đàn nhưng 
việc gì cũng chỉ là “ gượng”. Sầu chẳng những không được giải tỏa mà còn nặng nề hơn. 
- Tám câu cuối: Nỗi nhớ thương đau đáu. 
+ Nỗi nhớ được thể hiện qua khao khát cháy bỏng – gửi lòng mình đến non Yên – mong được 
chồng thấu hiểu, sẻ chia. Mức độ của nỗi nhớ được gợi lên qua những từ láy “ thăm thẳm”, “ đau 
đáu”, 
+ Khao khát của nàng không được đền đáp vì sự xa cách về không gian quá lớn ( đường lên 
bằng trời). 
b. Nghệ thuật: 
- Bút pháp tả cảnh ngụ tình, miêu tả tinh tế nội tâm nhân vật. 
- Ngôn từ chọn lọc, nhiều biện pháp tu từ, 
c. Ý nghĩa văn bản: 
Ghi lại nỗi cô đơn buồn khổ của người chinh phụ trong tình cảnh chia lìa; đề cao hạnh phúc lứa 
đôi và tiếng nói tố cáo chiến tranh phong kiến phi nghĩa. 
2. “ Trao duyên” ( Trích “ Truyện Kiều” –Nguyễn Du); 
 Đề cương ôn tập Ngữ văn 10, kì II. Năm học: 2018 - 2019 
Tổ Ngữ văn - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm 
 2 
a. Nội dung: 
- Đoạn 1( 18 câu đầu): Thúy Kiều nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng. 
+ Kiều nhờ cậy Vân ( chú ý sắc thái biểu cảm của các từ ngữ “ cậy”, “ lạy”, “ thưa”). Lời xưng 
hô của Kiều vừa như trông cậy vừa như nài ép, phù hợp để nói về vấn đề tế nhị “ tình chị duyên 
em”. 
+ Nhắc nhở mối tình của mình với chàng Kim: thắm thiết nhưng mong manh, nhanh tan vỡ. chú 
ý cách kể nhấn về phía mong manh, nhanh tan vỡ của mối tình. 
+ Kiều trao duyên cho em. Chú ý cách trao duyên – trao lời tha thiết, tâm huyết; trao kỉ vật lại 
dùng dằng, nửa trao nửa níu – để thấy tâm trạng của Kiều trong thời khắc đoạn trường này. 
- Đoạn 2 ( còn lại): Tâm trạng của Kiều sau khi trao duyên. 
+ Dự cảm về cái chết trở đi trở lại trong tâm hồn Kiều; trong lời độc thoại nội tâm đầy đau đớn, 
Kiều hướng đến người yêu với tất cả tình yêu thương và mong nhớ. 
+ Từ chỗ nói với em, Kiều chuyển sang nói với mì...ẳng định quyết tâm, tự tin vào thành công. 
 Đề cương ôn tập Ngữ văn 10, kì II. Năm học: 2018 - 2019 
Tổ Ngữ văn - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm 
 3 
b. Nghệ thuật: 
Khuynh hướng lí tưởng hóa người anh hùng bằng bút pháp ước lệ và cảm hứng vũ trụ. 
c. Ý nghĩa văn bản: 
Đoạn trích thể hiện lí tưởng anh hùng của Từ Hải và ước mơ công lí của Nguyễn Du. 
II. Yêu cầu: HS tập trung thực hiện các dạng câu hỏi sau: 
1. Xác định thể loại/ thể thơ của một văn bản văn học: 
Học sinh tập trung vào một số thể loại văn học trung đại như: khúc ngâm, truyện thơ Nôm. 
a. Cách làm bài: 
- Xác định thể thơ: căn cứ vào số tiếng, số dòng, thời điểm sáng tác của một văn bản văn học. 
- Xác định thể loại: Căn cứ vào nhan đề, mục đích sáng tác, phương thức biểu đạt, thể thơ của 
một văn bản văn học. 
b. Ví dụ: 
 b1. Xác định thể loại và thể thơ của văn bản sau: 
Cảnh hoa lạc nguyệt minh hôm ấy, 
Lửa hoàng hôn như cháy tấm son. 
Hoàng hôn thôi lại hôn hoàng, 
Nguyệt hoa thôi lại thêm buồn nguyệt hoa! 
Buồn vì nỗi nguyệt tà ai trọng, 
Buồn vì điều hoa rụng ai nhìn. 
Tình buồn cảnh lại vô duyên, 
Tình trong cảnh ấy, cảnh bên tình này. 
 ( Trích “Cung oán ngâm khúc” – Nguyễn Gia Thiều) 
Trả lời: 
- Thể loại: Khúc ngâm. 
- Thể thơ: Song thất lục bát. 
b2. Xác định thể loại và thể thơ của văn bản sau: 
Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt 
Xếp bút nghiên theo việc đao cung 
Thành liền mong hiến bệ rồng, 
Thước gươm đã quyết chẳng dung giặc trời 
Chí làm trai dặm nghìn da ngựa 
Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao 
 Đề cương ôn tập Ngữ văn 10, kì II. Năm học: 2018 - 2019 
Tổ Ngữ văn - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm 
 4 
Giã nhà đeo bức chiến bào, 
Thét roi cầu Vị ào ào gió thu. 
 ( Trích “Chinh phụ ngâm” – Bản diễn Nôm của Đoàn Thị Điểm) 
Trả lời: 
- Thể loại: Khúc ngâm. 
- Thể thơ: Song thất lục bát. 
b3. Xác định thể loại và thể thơ của văn bản sau: 
Ngày xuân con én đưa thoi, 
 Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi. 
Cỏ non xanh tận chân trời, 
 Cành lê ... thuật. Tự sự thường được sử dụng trong truyện, tiểu thuyết, văn xuôi nói chung, đôi 
khi còn được dùng trong thơ ( khi muốn kể sự việc ). 
* Miêu tả: 
 Đề cương ôn tập Ngữ văn 10, kì II. Năm học: 2018 - 2019 
Tổ Ngữ văn - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm 
 5 
- Là dùng ngôn ngữ làm cho người nghe, người đọc có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc 
như đang hiện ra trước mắt hoặc nhận biết được thế giới nội tâm của con người. 
- Cách nhận biết phương thức miêu tả : Có các câu văn, câu thơ tái hiện lại hình dáng, diện mạo, 
màu sắc, của người và sự vật ( tả người, tả cảnh, tả tình,.) 
* Biểu cảm 
- Là dùng ngôn ngữ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới xung quanh. 
- Cách nhận biết phương thức biểu cảm : có các câu văn, câu thơ miêu tả cảm xúc, thái độ của 
người viết hoặc của nhân vật trữ tình. ( Đó có thể là cảm xúc của người viết, chứ không hẳn là 
cảm xúc của nhân vật trong truyện ). 
b. Ví dụ: 
b1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản sau: 
 Ngày xuân con én đưa thoi, 
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi. 
 Cỏ non xanh tận chân trời, 
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. 
 ( Trích “ Truyện Kiều” – Nguyễn Du”) 
 Trả lời: Phương thức biểu đạt chính là miêu tả. 
b2. Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản sau: 
 Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu, 
 Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong. 
 Cảnh buông người thiết tha lòng, 
 Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun. 
 ( Trích “Chinh phụ ngâm” – Bản diễn Nôm của Đoàn Thị Điểm) 
 Trả lời: Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm. 
b3.. Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản sau: 
Rằng năm Gia Tĩnh triều Minh, 
Bốn phương phẳng lặng, hai kinh vững vàng. 
 Có nhà viên ngoại họ Vương, 
 Gia tư nghĩ cũng thường thường bậc trung. 
 Một trai con thứ rốt lòng, 
 Đề cương ôn tập Ngữ văn 10, kì II. Năm học: 2018 - 2019 
Tổ Ngữ văn - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm 
 6 
 Vương Quan là chữ, nối dòng nho gia. 
 Đầu lòng hai ả tố nga, 
 Thúy Kiều là chị,

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_10_nam_hoc_2018_20.pdf