Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 đại trà môn Ngữ văn (đề 5) - Năm học 2019- 2020 (Có đáp án)

Phần I.Trắc nghiệm( 2 điểm) Trả lời câu hỏi bằng cách chọn 1 phương án đúng

Câu 1.  Dòng nào sau đây không phải là thành ngữ?

  1. Từ cổ chí kim.                               C.  Nước đến chân mới nhảy.
  2. Liệu cơm gắp mắm.                       D.  Trâu buộc gét trâu ăn.

Câu 2: Nội dung chính được thể hiện qua truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi là gì?

    A Cuộc sống gian khó ở Trường Sơn những năm chống Mĩ.

    B. Vẻ đẹp của những người lính lái xe Trường Sơn.

    C. Vẻ đẹp của những người lính công binh ở Trường Sơn.

    D. Vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung phong ở Trường Sơn.

Câu 3. Phép tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “Một mùa xuân nho nhỏ”?

  1. So sánh.                                    C. Nhân hóa.

B .  Ẩn dụ.                                     D .Hoán dụ

Câu 4. Trong các câu tục ngữ sau, câu nào đúng với lời nhắn nhủ của tác giả gửi gắm qua bài thơ Ánh trăng?

  1. Ăn cây nào rào cây ấy.
  2. Gieo gió thì gặt bão.
  3.  Uống nước nhớ nguồn.
  4. Yêu nên tốt, gét nên xấu.

Phần II: Đọc hiểu văn bản ( 1.5 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:

            "Có phải chúng ta đang ngày càng ít nói với nhau hơn. Chúng ta gặp nhau qua YM, tin nhắn, chúng ta đọc blog hay những câu status trên Facebook của nhau mỗi ngày, chúng ta những tưởng đã biết hết, hiểu hết về nhau mà không cần thốt lên lời. Có phải vậy chăng? Có phải ta cũng như loài cá heo có thể giao tiếp với nhau bằng sóng siêu âm. Tiếng nói con người dùng để làm gì nếu không phải để thổ lộ, để giãi bày, để xoa dịu. Nếu muốn được hiểu thì phải được lắng nghe. Nếu muốn được lắng nghe thì phải nói trước đã. Vậy thì còn ngần ngừ chi nữa, hãy nói với nhau đi. Nói với ba, với mẹ, với anh chị, với em, với bạn bè… Đừng chat, đừng email, đừng post lên Facebook, hãy chạy đến gặp nhau, hay ít nhất, hãy nhấc điện thoại lên, thậm chí chỉ để gọi nhau một tiếng “…ơi” dịu dàng!"

( Trích: Nếu biết trăm năm là hữu hạn- Phạm Lữ Ân)

Câu 1( 0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính?

Câu 2( 0.5 điểm): Xét theo cấu tạo, câu: “Chúng ta gặp nhau qua YM, tin nhắn, chúng ta đọc blog hay những câu status trên Facebook của nhau mỗi ngày, chúng ta những tưởng đã biết hết, hiểu hết về nhau mà không cần thốt lên lời.” thuộc kiểu câu gì? Vì sao?

Câu 3( 0.5 điểm): Qua đoạn ngữ liệu, nhà văn muốn gửi gắm đến chúng ta điều gì?

( Học sinh trình bày không quá 5 dòng ).

docx 9 trang Khải Lâm 26/12/2023 860
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 đại trà môn Ngữ văn (đề 5) - Năm học 2019- 2020 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 đại trà môn Ngữ văn (đề 5) - Năm học 2019- 2020 (Có đáp án)

Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 đại trà môn Ngữ văn (đề 5) - Năm học 2019- 2020 (Có đáp án)
n xấu.
Phần II: Đọc hiểu văn bản ( 1.5 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:
	"Có phải chúng ta đang ngày càng ít nói với nhau hơn. Chúng ta gặp nhau qua YM, tin nhắn, chúng ta đọc blog hay những câu status trên Facebook của nhau mỗi ngày, chúng ta những tưởng đã biết hết, hiểu hết về nhau mà không cần thốt lên lời. Có phải vậy chăng? Có phải ta cũng như loài cá heo có thể giao tiếp với nhau bằng sóng siêu âm. Tiếng nói con người dùng để làm gì nếu không phải để thổ lộ, để giãi bày, để xoa dịu. Nếu muốn được hiểu thì phải được lắng nghe. Nếu muốn được lắng nghe thì phải nói trước đã. Vậy thì còn ngần ngừ chi nữa, hãy nói với nhau đi. Nói với ba, với mẹ, với anh chị, với em, với bạn bè Đừng chat, đừng email, đừng post lên Facebook, hãy chạy đến gặp nhau, hay ít nhất, hãy nhấc điện thoại lên, thậm chí chỉ để gọi nhau một tiếng “ơi” dịu dàng!"
( Trích: Nếu biết trăm năm là hữu hạn- Phạm Lữ Ân)
Câu 1( 0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính?
Câu 2( 0.5 điểm): Xét theo cấu tạo, câu: “Chúng ta gặp nhau qua YM, tin nhắn, chúng ta đọc blog hay những câu status trên Facebook của nhau mỗi ngày, chúng ta những tưởng đã biết hết, hiểu hết về nhau mà không cần thốt lên lời.” thuộc kiểu câu gì? Vì sao?
Câu 3( 0.5 điểm): Qua đoạn ngữ liệu, nhà văn muốn gửi gắm đến chúng ta điều gì?
( Học sinh trình bày không quá 5 dòng ).
Phần III: Tạo lập văn bản(6.5 điểm)
Câu 1( 2 điểm) 
Từ văn bản trên, em hãy viết một đoạn văn nghị luận( khoảng 300 từ) trình bày suy nghĩ của em về quan niệm: được sống trong tình yêu thương là hạnh phúc của con người.
Câu 2( 4,5 điểm)Phân tích tâm trạng của nhân vật ông Hai trong đoạn trích sau:
“ . Ông Hai nghĩ rợn cả người. Cả cuộc đời đen tối, lầm than cũ nổi lên trong ý nghĩ ông. Ông không thể về cái làng ấy được nữa. Về bây giờ ra ông chịu mất hết à? Không thể được! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù. 
Ông lão ôm thằng con út lên lòng, vỗ nhè nhẹ vào lưng nó, khẽ hỏi:
-Húc kia! Thầy hỏi con nhé, con là co...------Hết-------------
MÃ KÝ HIỆU
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
Năm học 2019 - 2020
Môn: Ngữ Văn
(Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
Phần I.Trắc nghiệm( 2 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm
Câu
1
2
3
4
Đáp án
A
D
B
C
Phần II: Đọc hiểu (1.5điểm)
Câu
Đáp án
Điểm
1
- H/s nêu được phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.
0,5
2
- Xét theo cấu tạo câu văn thuộc kiểu câu ghép, vì có 3 cụm chủ vị không bao chứa nhau tạo thành.
- Học sinh phân tích được cấu tạo câu:
Chúng ta/ gặp nhau qua YM, tin nhắn, chúng ta/ đọc blog hay 
 CN VN CN
 những câu status trên Facebook của nhau mỗi ngày, chúng ta / 
 VN CN
những tưởng đã biết hết, hiểu hết về nhau mà không cần thốt lên lời.” 
 VN
0,25
0.25
3
H/s trình bày đảm bảo các ý sau:
 + Con người không nên sống với nhau một cách lạnh lùng vô cảm mà cần phải biết quan tâm, chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau.
+ Sự quan tâm đó không nhất thiết là những gì lớn lao to tát mà có thể chỉ là một lời động viên, hỏi thăm, an ủi, thậm chí là được nghe tiếng nói của nhau, như vậy cũng đã cảm thấy ấm lòng.
0.5
Phần III: Tạo lập văn bản( 6.5 điểm)
Câu 1
( 2 điểm)
1. Về hình thức: 
- Nắm vững phương pháp viết đoạn văn nghị luận xã hội
- Bài viết có bố cục hợp lí, rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi dùng từ, viết câu.
- Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận: giải thích, phân tích, chứng minh, tổng hợp.
0.25 (điểm)
2. Về nội dung: Bài làm cần đảm bảo các ý sau:
* Giới thiệu vẫn đề cần nghị luận: được sống trong tình yêu thương là hạnh phúc của con người.
* Giải thích tình yêu thương là tình cảm gắn bó sẻ chia giúp đỡ giữa con người với con người. Hạnh phúc là trạng thái thỏa mãn những mong muốn, nhu cầu của con người. ý kiến đã khẳng định mục đích cuối cùng, cao đẹp nhất, hạnh phúc nhất trong cuộc đời là được sống trong tình yêu thương .
* Vì sao được sống trong tình yêu thương là hạnh phúc của con người?
- Tình yêu thương gắn kết con người lại với nhau, làm xoa dịu tâm...hân, ích kỉ.
* Đánh giá khái quát, bài học nhận thức, hành động, liên hệ bản thân: khi được sống trong tình yêu thương ta cần trân trọng tình cảm đó. Biết mở lòng với mọi người, biết trao gửi tình yêu thương ta sẽ nhận được tình yêu thương của mọi người, làm như vậy ta sẽ được hạnh phúc. 
( Tùy theo mức độ bài làm, GV cho điểm cho phù hợp)
0.25
0.25
 0.5
0.5
 0.25
Câu 2 
( 4.5 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng: Biết làm kiểu bài nghị luận văn học. Lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát có cảm xúc, ngôn ngữ có chọn lọc, không mắc các loại lỗi.
2. Yêu cầu về kiến thức: Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau:
* Mở bài: Giới thiệu tác giả Kim Lân và tác phẩm Làng
 Dẫn dắt giới thiệu vấn đề nghị luận (tình yêu làng, yêu nước của ông Hai thể hiện rõ trong cuộc trò chuyện với thằng con nhỏ)
 *Thân bài:
- Khái quát tình huống truyện, vị trí đoạn trích
+ Nhà văn đã đặt nhân vật vào tình huống có ý nghĩa: ông Hai phải rời xa quê hương đi tản cư, lòng nhớ quê. Đột ngột, ông nghe tin dữ làng Dầu theo giặc. Tâm trạng ông trở nên đau đớn, nặng nề, tủi hổ. Trước, ông Hai hãnh diện, tự hào về làng bao nhiêu thì nay lại đau đớn, nhục nhã bấy nhiêu. Tình huống này buộc ông Hai phải lựa chọn giữa tình yêu làng và tình yêu nước.
+ Cao trào tâm trạng của nhân vật cũng là lúc bộc lộ một cách sâu sắc, cảm động nhất tình cảm chân thành, thiêng liêng của ông Hai với quê hương, đất nước, cách mạng. Đó là cảnh ông Hai trò chuyện với đứa con.
* Phân tích tâm trạng nhân vật ông Hai trong cuộc trò chuyện với thằng cu Húc.
- Trong tâm trạng bi dồn nén bế tắc, ông Hai chỉ còn biết trút nỗi lòng mình vào những lời thủ thỉ, tâm sự với đứa con nhỏ.
- Đây là một đoạn đối thoại mà như độc thoại rất cảm động, bộc lộ tấm lòng gắn bó với quê hương, đất nước, với kháng chiến của ông Hai. Nói với con mà thực chất ông đang tự nhủ với lòng mình, tự giãi bày, tự minh oan.
-  Ông muốn con ghi nhớ Chợ Dầu là quê hương. Đây cũng chính là tình cả

File đính kèm:

  • docxde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_dai_tra_mon_ngu_van_de_5_nam_ho.docx