Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 đại trà môn Ngữ văn (đề 4) - Năm học 2019- 2020 (Có đáp án)

Câu 1 : Trong chương trình Ngữ văn 9, có tác phẩm nói về những con người ‘‘lặng lẽ dâng cho đời’’. Hãy nêu tên tác phẩm và tác giả đó ?

Câu 2 : Đoạn thơ trên giúp em hiểu gì về khát vọng sống của nhà thơ Thanh Hải. 

Câu 3 : Khát vọng sống của nhà thơ Thanh Hải đã giúp em có những định hướng gì cho bản thân.

III. PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN (6,5 điểm)

Câu 1 : (2,0 điểm) Từ đoạn ngữ liệu của phần đọc hiểu, trình bày suy nghĩ của em về lí tưởng sống của thanh niên hiện naybằng một đoạn văn khoảng 300 từ.

Câu 2 : (4,5 điểm)Cảm nhận về nhân vật ông Hai trong đoạn trích sau:

“ …. Ông lão ôm thằng con út lên lòng, vỗ nhè nhẹ vào lưng nó, khẽ hỏi:

-Húc kia! Thầy hỏi con nhé, con là con ai?

-Là con thầy mấy lỵ con u.

-Thế nhà con ở đâu?

-Nhà ta ở làng chợ Dầu.

-Thế con có thích về làng chợ Dầu không? 

Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ:

-Có. 

Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu lại hỏi:

-À thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai ? 

Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt:

-Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!

Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ:

-Ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ.

Mấy hôm nay ru rú ở xó nhà, những lúc buồn khổ quá chẳng biết nói cùng ai, ông lão lại thủ thỉ với con như vậy. Ông nói như để ngỏ lòng mình, như để mình lại minh oan cho mình nữa.

 Anh em đồng chí biết cho bố con ông. 

Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông. 

Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai. Mỗi lần nói ra được vài câu như vậy nỗi khổ trong lòng ông cũng vơi đi được vài phần….”

( Trích “ Làng” – Kim Lân – SGK Ngữ Văn 9 tập 1– NXBGD VN)

docx 6 trang Khải Lâm 26/12/2023 820
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 đại trà môn Ngữ văn (đề 4) - Năm học 2019- 2020 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 đại trà môn Ngữ văn (đề 4) - Năm học 2019- 2020 (Có đáp án)

Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 đại trà môn Ngữ văn (đề 4) - Năm học 2019- 2020 (Có đáp án)
 mươi
 Dù là khi tóc bạc.
( Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải– Ngữ Văn 9, tập 2, NXBGD Việt Nam)
Câu 1 : Trong chương trình Ngữ văn 9, có tác phẩm nói về những con người ‘‘lặng lẽ dâng cho đời’’. Hãy nêu tên tác phẩm và tác giả đó ?
Câu 2 : Đoạn thơ trên giúp em hiểu gì về khát vọng sống của nhà thơ Thanh Hải. 
Câu 3 : Khát vọng sống của nhà thơ Thanh Hải đã giúp em có những định hướng gì cho bản thân.
III. PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN (6,5 điểm)
Câu 1 : (2,0 điểm) Từ đoạn ngữ liệu của phần đọc hiểu, trình bày suy nghĩ của em về lí tưởng sống của thanh niên hiện naybằng một đoạn văn khoảng 300 từ.
Câu 2 : (4,5 điểm)Cảm nhận về nhân vật ông Hai trong đoạn trích sau:
“ . Ông lão ôm thằng con út lên lòng, vỗ nhè nhẹ vào lưng nó, khẽ hỏi:
-Húc kia! Thầy hỏi con nhé, con là con ai?
-Là con thầy mấy lỵ con u.
-Thế nhà con ở đâu?
-Nhà ta ở làng chợ Dầu.
-Thế con có thích về làng chợ Dầu không? 
Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ:
-Có. 
Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu lại hỏi:
-À thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai ? 
Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt:
-Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!
Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ:
-Ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ.
Mấy hôm nay ru rú ở xó nhà, những lúc buồn khổ quá chẳng biết nói cùng ai, ông lão lại thủ thỉ với con như vậy. Ông nói như để ngỏ lòng mình, như để mình lại minh oan cho mình nữa.
 Anh em đồng chí biết cho bố con ông. 
Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông. 
Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai. Mỗi lần nói ra được vài câu như vậy nỗi khổ trong lòng ông cũng vơi đi được vài phần.”
( Trích “ Làng” – Kim Lân – SGK Ngữ Văn 9 tập 1– NXBGD VN) 
.. Hết
MÃ KÍ HIỆU
....................................
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI VÀO LỚP 10 THPT
Năm học 2019-2020
MÔN: NGỮ VĂN (Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
I . PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm): Trả lời đúng mỗi câu 0,5 điểm 
Câu 1. Mức độ...(6,5 điểm)
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
(2,0 điểm)
I.Yêu cầu về kĩ năng:
- Bài làm kiểu bài văn nghị luận xã hội có bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc lập luận chặt chẽ, dẫn chững thuyết phục.
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp
0,25
II. Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có cách diễn đạt khác nhau, nhưng vẫn phải đảm bảo được các ý sau:
* Giải thích:
– Lí tưởng sống là những  mục đích cao đẹp nhất của cuộc đời mà mỗi con người khao khát hướng tới để đạt được.
- Người mà có lý tưởng sống cao đẹp là người luôn suy nghĩ tích cực và hành động để hoàn thiện mình hơn, giúp ích cho gia đình, xã hội và đất nước. 
0,5
*Bàn luận vấn đề (bày tỏ suy nghĩ của bản thân)
- Có lí tưởng con người sẽ có hướng phấn đấu đế vươn lên.
- Lí tưởng sống cao đẹp là điều kiện để con người sống có ý nghĩa, từ đó giúp con người hoàn thiện vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách.
- Tìm dẫn chứng: 
+Các chiến sĩ đang ngày đêm cầm chắc tay súng, sẵn sàng đương đầu với kẻ thù bảo vệ vùng trời, biển thiêng liêng. 
+Hay những thanh niên sẵn sàng tình nguyện lên vùng cao để giúp đỡ người dân nghèo, 
+Rồi còn biết bao thanh niên ngày đêm đang dùi mài kinh sử mong đem kiến thức góp phần làm giàu cho quê hương, đất nước. 
->Tuy những biểu biện khác nhau nhưng họ đều là những người biết sống vì mục đích cao đẹp vì hạnh phúc của con người.
0,75
* Phê phán một số thanh niên hiện nay sống theo kiểu ăn bám, dựa dẫm, ngại khó ngại khổ, chỉ nghĩ đến quyền lợi cá nhân, chỉ biết hưởng thụ mà quên đi sự cống hiến, thậm chí có những thanh niên sa ngã vào các tệ nạn xã hội trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Đó là những kẻ đáng bị xã hội lên án và phê phán.
0,25
* Xác định thái độ bản thân:
- Phải đặt ra những mục đích, lí tưởng sống đúng đắn cho bản thân. Phải có trách nhiệm với gia đình, trường lớp, quê hương và đất nước.
- Cần có thái độ khiêm tốn, hòa nhập và sẵn sàng làm việc có ích cho cộng động
0,25
Câu 2
(4,5 điểm)
I. Yêu cầu về hình thức:
Học sinh b....
- Ở nơi tản cư, ông nghe tin làng chợ Dầu theo giặc từ miệng những người mới tản cư qua vùng ông, ông đã phải trải qua nhiều trạng thái tâm lí: nỗi tủi nhục, chán chường, mệt mỏi, đau khổ, tức giận, phẫn uất, hi vọng, thất vọng, nỗi ám ảnh, sợ hãi,
->Tình huống bất ngờ làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng, yêu nước và tấm lòng thủy chung với kháng chiến, với cách mạng của ông Hai.
* Tình yêu làng của ông Hai
- Trong tâm trạng bi dồn nén bế tắc, ông Hai chỉ còn biết trút nỗi lòng mình vào những lời thủ thỉ, tâm sự với đứa con trai nhỏ
- Qua đoạn đối thoại mà như độc thoại rất cảm động ấy đã bộc lộ tấm lòng gắn bó vói quê hương. Ông ôm con hỏi “ nhà con ở đâu” để thỏa nỗi nhớ làng, ông muốn khắc sâu vào tâm trí con về tình cảm cội nguồn - ông muốn con ghi nhớ Chợ Dầu là quê hương. 
- Dù miệng nói thù làng nhưng trong sâu thẳm ông vẫn yêu làng tha thiết. Nói với con mà thực chất ông đang tự nhủ với lòng mình, tự giãi bày, tự minh oan.
* Lòng yêu nước và tấm lòng thủy chung với kháng chiến, với cách mạng của ông Hai
- Khi trò chuyện với đứa con trai, ông hỏi con “ thế con ủng hộ ai” . Những lời thủ thỉ ấy chính là tiếng lòng sâu thẳm của ông biểu lộ lòng quyết tâm, thủy chung son sắt với kháng chiến, với dân tộc
- Lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến trong ông ssau nặng, vững bền, thiêng liêng “ chết thì chết nào dám đơn sai”. Lựa chọn ấy khiến ông vững vàng hơn và tin rằng đồng bào, đồng chí sẽ hiểu cho ông, cụ Hồ sẽ soi xét cho ông.
1,5
* Nghệ thuật xây dựng nhân vật
- Lối kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ mang tính khẩu ngữ, sử dụng kiểu câu nghi vấn, cảm thán
- Ngòi bút phân tích tâm lí sắc sảo, chân thực và sinh động .
- Kết hợp hài hòa ngôn ngữ độc thoại, đối thoại 
- Hình ảnh, chi tiết giàu sức gợi, tình huống truyện gay cấn, đặc sắc.
0.5
* Mở rộng, nâng cao
- Ông Hai tiêu biểu cho tầng lớp nông dân thời kì kháng chiến chống Pháp: tình yêu làng gắn bó, hòa quyện với tình yêu nước. 
- Tác giả viết bằng trái tim, tình cảm của mình nên dễ tìm được sự 

File đính kèm:

  • docxde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_dai_tra_mon_ngu_van_de_4_nam_ho.docx