Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

A. PHẦN ĐỌC – HIỂU:  
I. Phạm vi kiến thức: Hai văn bản gồm: “Trao duyên” (Trích “Truyện Kiều” –Nguyễn Du); “Chí khí anh 
hùng” (Trích “Truyện Kiều” –Nguyễn Du). 
1. “Trao duyên” (Trích “Truyện Kiều” –Nguyễn Du) 
a. Nội dung: 
- Đoạn 1 (18 câu đầu): Thúy Kiều nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng. 
+ Kiều nhờ cậy Vân (chú ý sắc thái biểu cảm của các từ ngữ “cậy”, “lạy”, “thưa”). Lời xưng hô của Kiều 
vừa như trông cậy vừa như nài ép, phù hợp để nói về vấn đề tế nhị “tình chị duyên em”. 
+  Nhắc nhở mối tình của mình với chàng Kim: thắm thiết nhưng mong manh, nhanh tan vỡ. chú ý cách kể 
nhấn về phía mong manh, nhanh tan vỡ của mối tình. 
+ Kiều trao duyên cho em. Chú ý cách trao duyên – trao lời tha thiết, tâm huyết; trao kỉ vật lại dùng dằng, 
nửa trao nửa níu – để thấy tâm trạng của Kiều trong thời khắc đoạn trường này. 
- Đoạn 2 (còn lại): Tâm trạng của Kiều sau khi trao duyên. 
+ Dự cảm về cái chết trở đi trở lại trong tâm hồn Kiều; trong lời độc thoại nội tâm đầy đau đớn, Kiều hướng 
đến người yêu với tất cả tình yêu thương và mong nhớ. 
+ Từ chỗ nói với em, Kiều chuyển sang nói với mình, nói với người yêu; từ giọng đau đớn chuyển thành 
tiếng khóc, khóc cho mình, khóc cho mối tình đầu trong sáng, đẹp đẽ vừa mới chớm nở đã tan vỡ. 
b. Nghệ thuật: 
- Miêu tả tinh tế diễn biến tâm trạng nhân vật. 
- Ngôn ngữ độc thoại nội tâm sinh động. 
c. Ý nghĩa văn bản: 
  Vẻ đẹp nhân cách Thúy Kiều thể hiện qua nỗi đau đớn khi duyên tình tan vỡ và sự hy sinh đến quyên mình 
vì hạnh phúc của người thân.
pdf 8 trang letan 18/04/2023 2920
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm
ạn 2 (còn lại): Tâm trạng của Kiều sau khi trao duyên. 
+ Dự cảm về cái chết trở đi trở lại trong tâm hồn Kiều; trong lời độc thoại nội tâm đầy đau đớn, Kiều hướng 
đến người yêu với tất cả tình yêu thương và mong nhớ. 
+ Từ chỗ nói với em, Kiều chuyển sang nói với mình, nói với người yêu; từ giọng đau đớn chuyển thành 
tiếng khóc, khóc cho mình, khóc cho mối tình đầu trong sáng, đẹp đẽ vừa mới chớm nở đã tan vỡ. 
b. Nghệ thuật: 
- Miêu tả tinh tế diễn biến tâm trạng nhân vật. 
- Ngôn ngữ độc thoại nội tâm sinh động. 
c. Ý nghĩa văn bản: 
 Vẻ đẹp nhân cách Thúy Kiều thể hiện qua nỗi đau đớn khi duyên tình tan vỡ và sự hy sinh đến quyên mình 
vì hạnh phúc của người thân. 
2. “Chí khí anh hùng” (Trích “Truyện Kiều” –Nguyễn Du) 
a. Nội dung: 
- Khát vọng lên đường (4 câu thơ đầu): Khát khao được vẫy vùng, tung hoàng bốn phương là một sức mạnh 
tự nhiên không gì co thể ngăn cản nổi ở Từ Hải. 
- Lí tưởng anh hùng của Từ Hải (phần còn lại). Chú ý các động thái của Từ Hải: 
+ Không quyến luyến, không bịn rịn, không vì tình yêu mà quên đi lí tưởng cao cả. 
+ Trách Thúy Kiều là người tri kỉ mà không hiểu mình, khuyên Kiều vượt lên trên tình cảm thông thường để 
sánh với anh hùng. 
+ Hứa hẹn với Kiều về một tương lai thành công. 
+ Khẳng định quyết tâm, tự tin vào thành công. 
b. Nghệ thuật: 
Khuynh hướng lí tưởng hóa người anh hùng bằng bút pháp ước lệ và cảm hứng vũ trụ. 
c. Ý nghĩa văn bản: 
Đoạn trích thể hiện lí tưởng anh hùng của Từ Hải và ước mơ công lí của Nguyễn Du. 
II. Yêu cầu: HS tập trung thực hiện các dạng câu hỏi sau: 
1. Xác định thể loại/ thể thơ của một văn bản văn học: 
Học sinh tập trung vào một số thể loại văn học trung đại như: khúc ngâm, truyện thơ Nôm. 
a. Cách làm bài: 
Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm – Đề cương ôn tập HK2 – Môn Ngữ văn 10 
Trang 2 
- Xác định thể thơ: căn cứ vào số tiếng, số dòng, thời điểm sáng tác của một văn bản văn học. 
- Xác định thể loại: Căn cứ vào nhan đề, mục đích sáng tác, phương thức biểu đạt... văn bản sau: 
Ngày xuân con én đưa thoi, 
 Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi. 
Cỏ non xanh tận chân trời, 
 Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. 
Thanh minh trong tiết tháng ba, 
 Lễ là tảo mộ, hội là đạp Thanh. 
 Gần xa nô nức yến anh, 
 Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân. 
 ( Trích “ Truyện Kiều” – Nguyễn Du) 
Trả lời: 
- Thể loại: Truyện thơ. 
- Thể thơ: Lục bát. 
Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm – Đề cương ôn tập HK2 – Môn Ngữ văn 10 
Trang 3 
2. Xác định phương thức biểu đạt của một văn bản văn học: 
* Có 6 phương thức biểu đạt : Tự sự, miêu tả, biểu cảm , thuyết minh, nghị luận, hành chính- công vụ. 
* Tuy nhiên, phạm vi thi HK II, Năm học 2018-2019 chỉ yêu cầu HS nắm vững 3 phương thức biểu đạt sau: 
Tự sự, miêu tả, biểu cảm. 
a. Cách làm: 
* Tự sự: 
- Là dùng ngôn ngữ để kể một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng tạo thành một kết 
thúc. Ngoài ra, người ta không chỉ chú trọng đến kể việc mà còn quan tâm đến việc khắc hoạ tính cách nhân 
vật và nêu lên những nhận thức sâu sắc, mới mẻ về bản chất của con người và cuộc sống. 
- Cách nhận biết phương thức tự sự: có cốt truyện, có nhân vật, có diễn biến sự việc, có những câu văn trần 
thuật. Tự sự thường được sử dụng trong truyện, tiểu thuyết, văn xuôi nói chung, đôi khi còn được dùng trong 
thơ ( khi muốn kể sự việc ). 
* Miêu tả: 
- Là dùng ngôn ngữ làm cho người nghe, người đọc có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc như đang 
hiện ra trước mắt hoặc nhận biết được thế giới nội tâm của con người. 
- Cách nhận biết phương thức miêu tả : Có các câu văn, câu thơ tái hiện lại hình dáng, diện mạo, màu sắc, 
của người và sự vật ( tả người, tả cảnh, tả tình,.) 
* Biểu cảm 
- Là dùng ngôn ngữ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới xung quanh. 
- Cách nhận biết phương thức biểu cảm : có các câu văn, câu thơ miêu tả cảm xúc, thái độ của người viết 
hoặc của nhân vật trữ tình. ( Đó có thể là cảm xúc của người viết, chứ không hẳn là cảm xúc của nhân ...ữ, nối dòng nho gia. 
 Đầu lòng hai ả tố nga, 
 Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân. 
 ( Trích “ Truyện Kiều” – Nguyễn Du”) 
 Trả lời: Phương thức biểu đạt chính là tự sự.. 
3. Xác định phong cách ngôn ngữ của một văn bản. 
* Có 6 phong cách ngôn ngữ : PCNN sinh hoạt, PCNN nghệ thuật, PCNN khoa học, PCNN hành chính, 
PCNN chính luận, PCNN báo chí ( PCNN báo - công luận). 
* Tuy nhiên, phạm vi thi HK II, Năm học 2018-2019 chỉ yêu cầu HS nắm vững PCNN nghệ thuật. 
a. Cách xác định: 
- PCNN nghệ thuật thường được dùng trong văn bản văn học/ tác phẩm văn chương. 
- PCNN nghệ thuật có 3 đặc trưng cơ bản: tính hình tượng, tính truyền cảm và tính cá thể hóa. 
b. Ví dụ: 
b1.. Xác định PCNN trong văn bản sau: 
 Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới 
Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông 
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng 
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá 
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã 
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang 
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng 
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió 
 ( Trích “ Quê hương” – Tế Hanh) 
 Trả lời: PCNN nghệ thuật. 
b2. Xác định PCNN trong văn bản sau: 
Thuở trời đất nổi cơn gió bụi 
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên 
 Xanh kia thăm thẳm tầng trên 
 Vì ai gây dựng cho nên nỗi này 
Trống Trường Thành lung lay bóng nguyệt 
Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây 
 Chín tầng gươm báu trao tay 
 Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh 
 ( Trích “Chinh phụ ngâm” – Bản diễn Nôm của Đoàn Thị Điểm) 
Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm – Đề cương ôn tập HK2 – Môn Ngữ văn 10 
Trang 5 
 Trả lời: PCNN nghệ thuật. 
4. Xác định biện pháp tu từ và phân tích tác dụng/ hiệu quả của biện pháp từ đó trong văn bản văn học. 
a. Các biện pháp tu từ thường gặp: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, liệt kê, điệp từ/ ngữ, đối 
* Lưu ý: - HS ôn lại khái niệm và hiệu quả của các BPTT trên ( Đã học ở cấp II). 
 - Khi làm bài, HS cần nêu tên BPTT, đồng thời cần chỉ ra chi tiết cụ thể ( từ, cụm từ) trong văn 
bản. 
b. V

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_10_nam_hoc_2019_20.pdf