Đề cương ôn tập môn Ngữ văn Lớp 10

PHẦN I: KIẾN THỨC CHUNG

A. Phần đọc hiểu:

1. Xác định phương thức biểu đạt qua 1 ngữ liệu

a. Các phương thức biểu đạt:

- Tự sự

- Miêu tả

- Biểu cảm

- Nghị luận

- Thuyết minh

- Điều hành ( hành chính- công vụ)

b.Ví dụ :

Ví dụ 1

      Đọc đoạn văn sau và cho biết:

 Một hôm bà hàng nước giả vờ đi chợ, đến nữa đường lại lén trở về, rình ở bụi cây sau nhà. Trong khi đó, tấm từ quả thị chui ra rồi cũng làm các việc như mọi lần. Bà lão rón rén lại, nhìn qua khe cửa. Khi thấy một cô gái xinh đẹp thì bà mừng quá, bất thình lình xô cửa ôm choàng lấy Tấm, đoạn xé vụn vỏ thị. Từ đó Tấm ở với bà hàng nước, hai người yêu thương nhau như hai mẹ con. Hằng ngày Tấm giúp bà lão các việc thổi cơm, nấu nước, gói bánh, têm trầu để cho bà ngồi bán hàng.

 (Trích Tấm Cám, sgk Ngữ văn 10, tập 1, trang 71)

- Xác định phương thức biểu đạt?

Gợi ý làm bài:

+ Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là tự sự

+ Đoạn văn biểu đạt theo phương thức tự sự vì: Có nhân vật, có sự kiện, có diễn biến sự kiện.

doc 19 trang letan 20/04/2023 3360
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Ngữ văn Lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập môn Ngữ văn Lớp 10

Đề cương ôn tập môn Ngữ văn Lớp 10
có sự kiện, có diễn biến sự kiện.
Ví dụ 2: Đọc đoạn văn bản sau
 MẸ VÀ QUẢ
Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời khi như mặt trăng
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi
Và chúng tôi, một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh
(Trích từ "Mẹ của nhà thơ", NXB Phụ nữ, 2008)
- Xác định phương thức biểu đạt.
Gợi ý làm bài:
- Phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên là miêu tả kết hợp với biểu cảm
2. Xác định biện pháp tu từ và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó:
 Các phép tu từ từ vựng: nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, so sánh, liệt kê, điệp từ,
Ví dụ: Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong văn bản sau?
 Ví dụ 1: 
Kháng chiến ba ngàn ngày không nghỉ
Bắp chân, đầu gối vẫn săn gân.
 (Tố Hữu)
+ Cách làm: Câu thơ trên sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ. 
+ Tác giả sử dụng hình ảnh Bắp chân, đầu gối vẫn săn gân( cụ thể) biểu thị tinh thần chiến đấu dẻo dai, bền bỉ của quân và dân ta ( Trừu tượng). 
+ Đây là cách nói giàu hình ảnh có sức biểu cảm cao thể hiện niềm tự hào của tác giả.
Ví dụ 2: 
	Chao ơi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng.
 ( Nguyễn Tuân)
+ Cách làm: Câu văn trên sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. 
+ Nguyễn Tuân sử dụng hình ảnh nắng giòn tan thể hiện cách miêu tả giàu hình ảnh và sức biểu cảm cao gợi cảm giác nắng to, rực rỡ.
3. Xác định thông tin chính của văn bản 
a.Văn xuôi:
+ Đọc kĩ đoạn văn 
+ Tìm câu chủ đề 
+ Xác định đối tượng được nói đến trong đoạn văn
+ Từ đó xác định nội dung chính
b.Thơ:
+ Đọc kĩ đoạn thơ
+ Tìm hình ảnh, cảm xúc nổi bật trong đoạn thơ 
Ví dụ 1: 
 Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi những câu hỏi sau
Bất ngờ mất điện, một ngọn nến được đem ra thắp lên và đan...uộc sống)
 Xác định nội dung chính của đoạn văn bản.
 Cách làm: 
+ Đọc kĩ đoạn văn
+ Tìm câu chủ đề: Nến hiểu ra rằng, hạnh phúc của nó là được cháy sáng, dù có thể cháy với ánh lửa nhỏ và dù sau đó nó sẽ tan chảy đi. Bởi vì nó là ngọn nến
+ Nội dung chính: Quá trình nhận thức của ngọn nến,.
Ví dụ 2: 
 Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi những câu hỏi sau:
“Hoa cà phê thơm lắm, em ơi!
Hoa cùng một điệu với hoa lài,
Trắng ngà, trong ngọc, xinh mà sáng,
 Như miệng em cười đâu đây thôi. 
Hoa dạt dào thơm, mắt dạt dào,
 Mỗi hoa như thể một vì sao,
La đà mỗi nhánh hoa chi chít,
Tất cả hòa hương: sâu, rộng, cao.”
 (Xuân Diệu)
 Xác định nội dung chính của đoạn văn bản.
 Cách làm:
Xác định nội dung chính của đoạn văn bản.
- Đọc kĩ đoạn thơ
- Xác định nội dung chính bằng cách: xác định hình ảnh, cảm xúc nổi bật trong đoạn thơ 
+ Hình ảnh hoa cà phê 
+ Cảm xúc: hoa cà phê thơm, đẹp...
+ Từ đó xác định nội dung chính: Vẻ đẹp của hoa cà phê
4. Xác định nghĩa của từ ngữ, chi tiết nghệ thuật:
a. Ví dụ: 
- Nêu ý nghĩa của việc sử dụng điển tích trong câu thơ sau”
“Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,
 Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.”
 ( Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm)
- Nêu ý nghĩa của từ ngữ “đùn đùn” trong câu thơ sau: 
“Hòe lục đùn đùn tán rợp giương.”
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,”
 (Cảnh ngày hè- Nguyễn Trãi) 
b. Cách làm: Đối với các câu hỏi này, hs cần nêu được:
- Ý nghĩa của chi tiết nghệ thuật trong việc thể hiện nội dung, chủ đề và tâm trạng của nhân vật trữ tình.
Chẳng hạn: Việc sử dụng điển tích “cội cây” thể hiện quan niệm của tác giả : phú quý chỉ là một giấc chiêm bao. Qua đó ta có thể khẳng định vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
-Để tìm ra ý nghĩa của từ ngữ, cần gắn từ ngữ ấy vào văn cảnh cụ thể (Văn bản, hoàn cảnh ra đời của văn bản). Sau đó xác định nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn. Và nêu được tác dụng của từ ngữ ấy trong việc thể hiện đặc sắc và nội dung và nghệ thuật của văn bản.
Chẳng hạn, đối với từ ngữ trên: cần căn ...m hoặc dựa vào phương thức biểu đạt để xác định thể loại.
B. Phần làm văn:
I. Yêu cầu chung:
Tìm hiểu, cảm thụ giá trị nội dung và nghệ thuật của ba bài thơ: Tỏ lòng, Cảnh ngày hè và Nhàn.
II Những tác phẩm cụ thể:
1. Tỏ lòng ( Phạm Ngũ Lão)
a) Nội dung 
– Vóc dáng hùng tráng 
+ Hình ảnh tráng sĩ với tư thế hiên ngang, vẻ đẹp kì vĩ mang tầm vóc vũ trụ. 
+ Hình ảnh "ba quân", với sức mạnh của một đội quân đang sôi sục khí thế quyết chiến, chiến thắng.
+ Hình ảnh tráng sĩ lồng trong hình ảnh ba quân mang ý nghĩa khái quát, gợi ra hào khí dân tộc thời Trần – "hào khí Đông A".
– Khát vọng hào hùng
Khát vọng lập công danh để thoả "chí nam nhi", cũng là khát vọng được đem tài trí "tận trung báo quốc"– thể hiện lẽ sống lớn của con người thời đại Đông A.
b) Nghệ thuật
– Hình ảnh thơ hoành tráng, thích hợp với việc tái hiện khí thế hào hùng của thời đại và tầm vóc, chí hướng của người anh hùng.
– Ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, có sự dồn nén cao độ về cảm xúc.
c) Ý nghĩa văn bản 
Thể hiện lí tưởng cao cả của vị danh tướng Phạm Ngũ Lão, khắc ghi dấu ấn đáng tự hào về một thời kì oanh liệt, hào hùng của lịch sử dân tộc. 
2. Bài thơ: Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi)
a) Nội dung
– Vẻ đẹp rực rỡ của bức tranh thiên nhiên
+ Mọi hình ảnh đều sống động : hoè đùn đùn, rợp mát như giương ô, cử lọng ; thạch lựu phun trào sắc hoa, sen đang độ nức ngát mùi hương.
+ Mọi màu sắc đều đậm đà : hoè lục, lựu đỏ, sen hồng.
– Vẻ đẹp thanh bình của bức tranh đời sống con người : nơi chợ cá dân dã thì "lao xao", tấp nập ; chốn lầu gác thì "dắng dỏi" tiếng ve như một bản đàn. 
Cả thiên nhiên và cuộc sống con người đều tràn đầy sức sống. Cho thấy một tâm hồn yêu sống, yêu đời mãnh liệt và tinh tế, giàu chất nghệ sĩ của tác giả. 
– Niềm khát khao cao đẹp
Đắm mình trong cảnh ngày hè, nhà thơ ước có cây đàn của vua Thuấn, gảy khúc Nam phong cầu mưa thuận gió hoà để "Dân giàu đủ khắp đòi phương". 
Lấy Nghiêu,Thuấn làm "gương báu răn mình", Nguyễn Trãi đã bộc lộ chí hướng cao cả : luôn kh

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_ngu_van_lop_10.doc