Đề thi tuyển sinh Lớp 10 đại trà môn Ngữ văn (đề 1) - Năm học 2019- 2020 (Có đáp án)

Phần I : Trắc nghiệm (2.0 điểm):     

Câu 1: Bài thơ “ Sang thu “ là của tác giả nào?

  1. Viễn Phương                               C. Nguyễn Duy
  2. Huy Cận                                       D. Hữu Thỉnh

Câu 2: Các tác phẩm: Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Những ngôi sao xa xôi có điểm chung gì ?

  1. Viết về đề tài người lính                     C. Là sáng tác của một tác giả 
  2. Viết về tình cảm gia đình                    D. Cùng ra đời trong kháng chiến chống Mỹ                 

            Câu 3: Câu văn: “Chúng mày đâu rồi, ra đây thầy chia quà cho nào.” thuộc nhóm hành động nói nào?

          A. Hành động trình bày                                           C. Hành động bộc lộ cảm xúc

           B. Hành động hứa hẹn                                                D. Hành động điều khiển

Câu 4: Các câu ” Chị Thao vấp ngã, tôi đỡ chị. Nhưng chị vùng ra, mắt mở to, mờ trắng đi như không còn sự sống” ( Lê Minh Khuê- Những ngôi sao xa xôi) đã sử dụng phép liên kết nào?

         A. Phép nối                                    C. Phép trái nghĩa

         B. Phép thế                                 D. Phép lặp

Phần II.  Đọc hiểu (1.5 điểm):  Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:

Không có kính rồi xe không có đèn

Không có mui, thùng xe có xước

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

                                   (SGK Ngữ văn 9 tập 1)

           Câu 1: Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Của ai?                    

           Câu 2: Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong đoạn thơ? 

Câu 3: Em hiểu câu thơ “ Chỉ cần trong xe có một trái tim “  như thế nào?

doc 6 trang Khải Lâm 26/12/2023 2780
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh Lớp 10 đại trà môn Ngữ văn (đề 1) - Năm học 2019- 2020 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi tuyển sinh Lớp 10 đại trà môn Ngữ văn (đề 1) - Năm học 2019- 2020 (Có đáp án)

Đề thi tuyển sinh Lớp 10 đại trà môn Ngữ văn (đề 1) - Năm học 2019- 2020 (Có đáp án)
ữ liệu sau và trả lời câu hỏi:
Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui, thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
 (SGK Ngữ văn 9 tập 1)
 Câu 1: Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Của ai?	 
 Câu 2: Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong đoạn thơ? 
Câu 3: Em hiểu câu thơ “ Chỉ cần trong xe có một trái tim “ như thế nào?
 Phần III: Tạo lập văn bản (6.5 điểm)
Câu 1(2.0 điểm):
	Từ ý thơ trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 20 dòng trình bày trình bày suy nghĩ của mình về tinh thần vượt khó của lớp trẻ hiện nay. 
Câu 2 (4.5 điểm):
 Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai từ lúc nghe tin làng chợ Dầu theo giặc dến hết đoạn truyện ông trò truyện với đứa con út trong truyện ngắn Làng (Kim Lân) để làm nổi bật tình yêu làng, yêu nước của ông cũng là của người nông dân.
 --- - ----------------------------Hết----------------------------
 MÃ KÝ HIỆU
 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI TUYỂN SINH 
 VÀO LỚP 10 ĐẠI TRÀ
 Năm học: 2019- 2020
 MÔN: NGỮ VĂN
 ( Hướng dẫn chấm gồm 03 phần, 03 trang)
Phần/
Câu
Đáp án
Điểm
Phần I
 (2.0đ)
Câu 1: D
Câu 2: A
Câu 3: C
Câu 4: A
0.5
0.5
0.5
0.5. 
Phần II
 (1,5đ)
Câu 1: 
Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
Phạm Tiến Duật
Câu 2: 
Điệp ngữ: không có
Hoán dụ: trái tim. 
Câu 3: Câu thơ lí giải nguyên nhân vì sao trong hòan cảnh khốc liệt xe vẫn chạy vì trong xe có một trái tim- trái tim của người cầm lái- trái tim của lòng nhiệt huyết, lòng yêu nước, lí tưởng sống chiến đấu tất cả vì miền Nam thống nhất đất nước.
0.5
0.25
0.25
0.5
0,25
0,25
0.5
Phần III
 (6,5đ)
Câu 1: (2 điểm)
Học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau trong một đoạn văn nhưng cơ bản cần đảm bảo được hình thức trình bày đoạn văn, làm rõ các nội dung sau:
- Tình hình đất nước Việt Nam trong thời đại mới: Đất nước nghèo nàn, lạc hậu, cơ sở vật chất chưa phát triển, đầu tư cho giáo dục còn hạn chế, đời sống của nhân dân so với các nước tiên tiến trên thế giới còn ... có cảm xúc, ngôn ngữ có chọn lọc, không mắc các loại lỗi.
2. Yêu cầu về kiến thức: Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải làm nổi bật tâm trạng của nhân vật ông Hai trong đoạn truyện
để từ đó làm nổi bật tình yêu làng, yêu nước của ông cũng là của người nông dân trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
II. Yêu cầu cụ thể
* Giới thiệu vấn đề nghị luận.
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vị trí của đoạn trích.
- Vẻ đẹp của nhân vật: Tình yêu làng, yêu nước
* Giải quyết vấn đề nghị luận: Phân tích làm nổi bật tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai trong đoạn truyện.
- Tình huống của truyện: Nghe tin làng Chợ Dầu làm Việt gian theo Tây từ những người tản cư.
- Diễn biến tâm trạng: 
+ Ông đau đớn, bẽ bàng, sững sờ, ám ảnh, day dứt, luôn sống trong tâm trạng nơm nớp lo sợ, xấu hổ, nhục nhã. Ông tủi thân, thương con, thương làng chợ Dầu bị mang tiếng là dân làng Việt gian. Ông cảm nhận hết nỗi nhục nhã, lo sợ tuyệt đường sinh sống. Tâm trạng bế tắc. Ông muốn quay về làng, ông thù làng.
+ Trong tâm trạng ấy, ông chỉ biết tâm sự với đứa con Út của mình để củng cố nềm tin vào cách mạng, vào kháng chiến.
-> Tình yêu làng là cơ sở, ngọn nguồn của tình yêu nước, tình yêu nước làm cho tình yêu làng sâu sắc. Tình yêu làng, yêu nước, gắn bó hòa quyện với tình yêu kháng chiến, yêu Cụ Hồ. Tình cảm của ông Hai cũng chính là tình cảm của người nông dân Việt Nam trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
+ Nhà văn đã đặt nhân vật trong tình huống truyện gay cấn.
+ Miêu tả tâm lí nhân vật chân thực và sinh động qua suy nghĩ, hành động, qua lời nói.
+ Ngôn ngữ đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.
* Khái quát vấn đề nghị luận.
- Khái quát vẻ đẹp của nhân vật.
- Liên hệ với trách nhiệm của bản thân để thể hiện tình yêu quê hương, đất nước.
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
3.5
0.5
2.0
1.0
0.5
Lưu ý
Có thể thưởng điểm cho những bài có cách viết, ý tứ độc đáo nếu bài làm chưa đạt điểm tối đa. Cho 

File đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_lop_10_dai_tra_mon_ngu_van_de_1_nam_hoc_20.doc