Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2018- 2019

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

Trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn chữ cái trước phương án trả lời đúng.

Câu 1 : Yêu cầu đầu tiên đối với Văn bản nhật dụng là :

A. Tính cập nhật của văn bản B. Giá trị văn chương của văn bản
C. Phương thức của văn bản D. Thể loại của văn bản

Câu 2 : Văn bản nào sau đây không phải là văn bản nhật dụng ?

A. Bài toán dân số B. Sông nước Cà Mau
C. Ca Huế trên sông Hương D. Cầu Long biên-Chứng nhân lịch sử

Câu 3 : Phương thức biểu đạt chính của văn bản :“Bài toán dân số” là phương thức nào ?

A. Tự sự B. Biểu cảm
C. Miêu tả D. Nghị luận

Câu 4 : Văn bản nhật dụng nào sau đây viết về vấn đề bảo vệ môi trường

A. Cổng trưởng mở ra B. Ca Huế trên sông Hương
C. Thông tin về Trái đất năm 2000 D. Động Phong Nha

II. PHẦN ĐỌC – HIỂU ( 1,5 điểm)

Đọc đoạn ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi :

“... Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỷ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội.”

(Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới – Vũ Khoan

Ngữ Văn 9, tập 2, NXBGD Việt Nam 2011)

Câu 1 : Giải thích nghĩa của cụm từ “Kinh tế tri thức” trong đoạn trích trên.

Câu 2 : Đặt một câu trần thuật có sử dụng cụm từ “Kinh tế tri thức

Câu 3. Từ đoạn trích trên, em rút ra bài học gì cho bản thân với tư cách là công dân Việt Nam của thế kỷ XXI.

doc 7 trang Khải Lâm 26/12/2023 4240
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2018- 2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2018- 2019

Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2018- 2019
ành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỷ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội.”
(Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới – Vũ Khoan
Ngữ Văn 9, tập 2, NXBGD Việt Nam 2011)
Câu 1 : Giải thích nghĩa của cụm từ “Kinh tế tri thức” trong đoạn trích trên.
Câu 2 : Đặt một câu trần thuật có sử dụng cụm từ “Kinh tế tri thức”
Câu 3. Từ đoạn trích trên, em rút ra bài học gì cho bản thân với tư cách là công dân Việt Nam của thế kỷ XXI.
III. PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN (6,5 điểm)
Câu 1 : (2,0 điểm) Từ đoạn ngữ liệu của phần đọc hiểu, trình bày suy nghĩ của em về hành trang của thanh niên khi bước vào thế kỷ mới (khoảng 01 trang giấy thi)
Câu 2 : (4,5 điểm)
 Cảm nhận của em về đoạn thơ sau :
Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao to mỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn 
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.
(Nói với con – Y Phương
Ngữ văn 9, tập hai, NXBGD Việt Nam 2011)
 ................................... ....HẾT...................................
NGƯỜI RA ĐỀ THI
(Họ và tên, chữ ký)
 Vũ Thị xuân Hoa
NGƯỜI THẨM ĐỊNH
VÀ PHẢN BIỆN CỦA TRƯỜNG
(Họ và tên, chữ ký)
XÁC NHẬN CỦA BGH
(Họ và tên, chữ ký)
 Bùi Thị Phương Huế
MÃ KÍ HIỆU
....................................
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI VÀO LỚP 10THPT
Năm học 2018-2019
MÔN : NGỮ VĂN
(Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
I . PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm): Trả lời đúng mỗi câu 0,5 điểm 
Câu 1. Mức độ nhận biết, đáp án A Câu 3. Mức độ nhận biết, đáp án D
Câu 2. Mức độ nhận biết, đáp án B Câu 4. Mức đ...hích được:
- Hành trang: Được hiểu là hành trang tinh thần, tri thức, kĩ năng, thói quen, lối sống.
- Vì sao thanh niên phải chuẩn bị hành trang để bước vào thế kỉ mới: Vì thế kỉ mới – Thế kỷ XXI bùng nổ, công nghệ thông tin hội nhập, giao thoa với thế giới về tất cả các phương diện: Kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, công nghiệp thanh niên phải đáp ứng được yêu cầu của thời đại để hướng tới xây dựng đất nước giàu đẹp sánh vai các cường quốc.
0,5
* Khẳng định vai trò quan trọng của thanh niên: Là lực lượng nòng cốt của đất nước
0,25
* Thanh niên phải chuẩn bị những gì trong hành trang của mình:
- Lập trường vững vàng, tri thức toàn diện và chuyên sâu, kỹ năng làm việc, thực hành thành thục.
- Rèn cho mình những thói quen tốt, lối sống tốt
- Hơn một thập kỉ bước vào thế kỷ mới đã có biết bao thanh niên sống có lí tưởng, giàu nhiệt huyết đóng góp sức mình xây dựng đất nước. (Dẫn chứng)
0,5
* Phê phán một số thanh niên hiện nay sống thiếu trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, đất nước như: Sống gấp, chỉ biết hưởng thụ, sống không có mục tiêu, lí tưởng, lười biếng, buông thả ảnh hưởng tới sự phát triển của đất nước.
0,25
* Xác định thái độ bản thân:
- Khắc phục những điểm yếu của bản thân
- Học tập tốt, rèn luyện đạo đức, kỹ năng, lối sống tốt trở thành người toàn diện đáp ứng nhu cầu bản thân, gia đình, đất nước.
0,25
Câu 2
(4,5 điểm)
I. Yêu cầu về hình thức:
Học sinh biết làm đúng kiểu bài nghị luận văn học, bài viết có đủ 3 phần (Mở bài, thân bài, kết bài); kết cấu chặt chẽ, luận điểm rõ ràng, diễn đạt lưu loát, mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
0.5
II. Yêu cầu về nội dung:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần đạt được các ý sau:
4.0
1. Giới thiệu vấn đề nghị luận:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vị trí, nội dung khái quát của đoạn thơ: là lời người cha nói với con về những phẩm chất tốt đẹp; những truyền thống đáng tự hào của con người quê hương và niềm kì vọng của cha gửi gắm vào con.
0.5
2.... nghĩa thủy chung với quê hương của người đồng mình.
- Nghị lực, ý chí, thái độ sống ấy của người đồng mình cũng là điều cha mong có ở con. 
1,0
- Các hình ảnh: “Thô sơ da thịt” đối lập với “không nhỏ bé” đã khẳng định sự mộc mạc, giản dị về hình thức nhưng tâm hồn họ không hề nhỏ bé, tầm thường mà lớn lao, giàu lòng tự trọng, giàu ý chí, nghị lực, nhiều đức tính tốt đẹp.
- Hình ảnh “Tự đục đá kê cao quê hương” vừa gợi công việc dựng xây quê hương, vừa có ý nghĩa tượng trưng, khẳng định ý thức tự lực, tự cường của người đồng mình. Họ chính là những người làm nên quê hương, chủ nhân của những truyền thống, phong tục tốt đẹp.
0.5
* Tóm lại: Qua những lời tâm sự với con về những phẩm chát tốt đẹp của người đồng mình, người cha thể hiện tình yêu, niềm xúc động, tự hào sâu sắc về quê hương mình.
0.25
* Lời nhắc nhở con:
- Lời cha dặn dò con thiết tha mà nghiêm nghị “ con ơi tuy thô sơ da thịt/lên đường/không bao giờ nhỏ bé được/nghe con”. Đó là lời dặn dò ân cần tha thiết nhưng cũng nghiêm khắc như một mệnh lệnh: Hãy tự tin vững bước trên đường đời, biết chấp nhận vượt qua gian nan thử thách bằng ý chí nghị lực. Hãy sống xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của quê hương.
0.5
- Qua lời cha nhắc nhở con ta thấy người cha yêu thương con, tin tưởng con
0.25
* Đánh giá: - Thể thơ tự do, giọng điệu tha thiết; cách nói giàu hình ảnh, ngôn từ mộc mạc, hình ảnh thơ chân thực giàu chất thơ, giàu chất khái quát, mang đậm dấu ấn tư duy của người miền núi.
 - Đoạn thơ đã thể hiện vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất của người dân tộc Tày; tình yêu con và niềm tự hào về quê hương của nhà thơ.
0.5
3. Kết thúc vấn đề:
- Khẳng định giá trị đoạn thơ.
- Liên hệ bản thân
0.25
PHẦN KÝ XÁC NHẬN:
	TÊN FILE ĐỀ THI: V-05-TS10D-18-PG3
 MÃ ĐỀ THI (DO SỞ GD&ĐT GHI): 	
 TỔNG SỐ TRANG (GỒM ĐỀ THI VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM) LÀ: 05 TRANG.
NGƯỜI RA ĐỀ THI
(Họ và tên, chữ ký)
 Vũ Thị xuân Hoa
NGƯỜI THẨM ĐỊNH
VÀ PHẢN BIỆN CỦA TRƯỜNG
(Họ và tên, chữ ký)
XÁC NHẬN CỦA BGH
(Họ và tên, chữ ký)
 Bùi

File đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_lop_10_mon_ngu_van_nam_hoc_2018_2019.doc