Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên môn Ngữ văn (Chuyên) - Năm học 2019-2020 - Sở GD&ĐT Gia Lai (Kèm hướng dẫn chấm)

PHẦN I. ĐỌC-HIỂU (3,0 điểm) 
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi 
Chẳng ai muốn làm hành khất 
Tội trời đày ở nhân gian 
Con không được cười giễu họ 
Dù họ hôi hám úa tàn 
Nhà mình sát đường, họ đến 
Có cho thì có là bao 
Con không bao giờ được hỏi 
Quê hương họ ở nơi nào. 
(...) 
Mình tạm gọi là no ấm 
Ai biết cơ trời vần xoay 
Lòng tốt gửi vào thiên hạ 
Biết đâu nuôi bố sau này. 
(Trần Nhuận Minh, Dặn con, Nhà thơ và hoa cỏ, NXB Văn học, 1993) 
Câu 1 (1,0 điểm): Theo em, vì sao tác giả dùng từ hành khất thay vì các từ đồng 
nghĩa khác như ăn mày, ăn xin? 
Câu 2 (1,0 điểm): Em hiểu như thế nào về ý nghĩa câu thơ sau? 
Lòng tốt gửi vào thiên hạ 
Biết đâu nuôi bố sau này. 
Câu 3 (1,0 điểm): Lời dặn con của người bố trong đoạn trích gợi cho em suy nghĩ gì? 
(Trình bày khoảng 5 đến 7 dòng)
pdf 4 trang letan 14/04/2023 2060
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên môn Ngữ văn (Chuyên) - Năm học 2019-2020 - Sở GD&ĐT Gia Lai (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên môn Ngữ văn (Chuyên) - Năm học 2019-2020 - Sở GD&ĐT Gia Lai (Kèm hướng dẫn chấm)

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên môn Ngữ văn (Chuyên) - Năm học 2019-2020 - Sở GD&ĐT Gia Lai (Kèm hướng dẫn chấm)
t đâu nuôi bố sau này. 
Câu 3 (1,0 điểm): Lời dặn con của người bố trong đoạn trích gợi cho em suy nghĩ gì? 
(Trình bày khoảng 5 đến 7 dòng) 
PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm) 
Câu 1 (2,0 điểm): 
Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc-hiểu, em hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 
300 chữ) trình bày suy nghĩ của em về “lòng tốt gửi vào thiên hạ” trong cuộc sống ngày nay. 
Câu 2 (5.0 điểm): 
Trong Tiếng nói của văn nghệ, Nguyễn Đình Thi viết: “Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào 
bên trong chúng ta một ánh sáng riêng” 
 (Ngữ Văn 9, Tập 2, NXB GD, H.2011, tr.14) 
Em hiểu như thế nào về ý kiến trên? Hãy làm rõ ánh sáng riêng ấy trong một tác 
phẩm thuộc chương trình Ngữ Văn lớp 9 mà em đã học. 
-----------Hết---------- 
Họ và tên thí sinh............................................. Số báo danh.................... Phòng thi ................ 
Chữ kí giám thị 1............................................ Chữ kí giám thị 2................................................ 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHUYÊN 
 GIA LAI NĂM HỌC 2019 - 2020 
 ------------------ ------------------------------------------ 
HƯỚNG DẪN CHẤM 
MÔN: NGỮ VĂN (Chuyên) 
(Hướng dẫn chấm gồm 04 trang) 
I. Hướng dẫn chung 
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài 
làm của thí sinh, tránh cách đếm ý cho điểm. 
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc 
vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo. 
- Giáo khảo cần vận dụng đầy đủ các thang điểm, tránh tâm lý ngại cho điểm tối đa, 
cần quan niệm rằng một bài đạt điểm tối đa vẫn là một bài làm có thể còn sơ suất nhỏ. 
- Không làm tròn điểm toàn bài. 
II. Đáp án và thang điểm 
Phần Nội dung Điểm 
Phần I: 
Đọc 
hiểu 
(3,0 
điểm) 
* Yêu cầu về kĩ năng. 
- Học sinh có kĩ năng đọc - hiểu văn bản; 
- Diễn đạt rõ ràng, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 
* Yêu cầu về kiến thức. 
Câu 1: Theo em, vì...bày khoảng 5 đến 7 dòng) 
- Nội dung lời dặn: Phải biết thương yêu, cảm thông với những người kém 
may mắn. 
- Suy nghĩ: 
+ Lời dặn thể hiện mong mỏi, chăm lo đạo đức cho con cái. 
+ Lời dặn đầy tình nhân ái, thấm nhuần đạo đức truyền thống dân tộc. 
1,0 
Điểm 1,0: Nêu được nội dung lời dặn và bày tỏ suy nghĩ một cách hợp lí. 
Điểm 0,75: Nêu nội dung lời dặn và bày tỏ suy nghĩ chưa thật đầy đủ và hợp 
lí. 
Điểm 0,5: Chỉ nêu nội dung lời dặn mà chưa bộ lộ suy nghĩ hoặc chỉ bộc lộ 
suy nghĩ mà chưa nêu được nội dung lời dặn. 
Điểm 0: Các trường hợp còn lại. 
Phần 
II: 
Làm 
văn 
(7,0 
điểm) 
Câu 1: Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc- hiểu, em hãy viết một bài văn 
nghị luận (khoảng 300 chữ) trình bày suy nghĩ của em về “lòng tốt gửi vào 
thiên hạ” trong cuộc sống ngày nay. 
2,0 
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết 
bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận 
được vấn đề. 
0,25 
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: “Lòng tốt gửi vào thiên hạ” trong cuộc 
sống ngày nay. 
0,25 
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao 
tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận 
thức và hành động. 
* Giải thích: “Lòng tốt gửi vào thiên hạ”: là sự quan tâm, yêu thương, giúp 
đỡ, chia sẻ đối với người khác. 
* Phân tích, bàn luận 
- Lòng tốt có thể giúp con người vơi bớt nỗi đau, có thêm nghị lực sống để 
vượt qua khó khăn, tai ương, bất hạnh. 
- Lòng tốt tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa các quốc gia, dân tộc. 
- Có nhiều cách để thể hiện lòng tốt với mọi người: như lời nói, cử chỉ, việc 
làm thiết thực phụ thuộc vào hoàn cảnh, tâm lí người được giúp đỡ. 
- Phê phán người có lối sống ích kỉ, ngoảnh mặt làm ngơ trước những khó 
khăn, thất bại của người khác. 
*Liên hệ rút ra bài học nhận thức và hành động 
Để cho cuộc sống trở nên tốt đẹp, con người phải có tình thương, lòng nhân 
ái, biết chia sẻ, gắn kết với nha...lựa 
chọn, vận dụng các tác phẩm (đoạn trích) tiêu biểu trong chương trình Ngữ 
văn 9 để phân tích làm sáng tỏ. Từ đó, tổng hợp, đánh giá ý nghĩa, tác dụng 
khái quát của vấn đề được nghị luận. 
- Bài viết có thể trình bày theo những cách khác nhau. Trong quá trình triển 
khai bài làm, học sinh có thể xây dựng hệ thống ý khác với đáp án nhưng phù 
hợp với yêu cầu của đề bài thì giám khảo linh động cho điểm theo thang 
điểm tương ứng với đáp án. 
*Yêu cầu cụ thể: 
1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: 
 Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài, biết 
dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề cần nghị luận. Phần thân bài, chia vấn đề 
nghị luận thành các luận điểm phù hợp. Các luận điểm được triển khai theo 
trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ. Phần kết bài, cần đánh giá được vấn 
đề. 
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tác phẩm văn học lớn luôn chứa 
đựng “ánh sáng riêng” 
3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp: Vận dụng tốt 
các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; 
a. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận 
b. Giải thích 
- Giải thích nhận định: 
+ tác phẩm lớn: Là những tác phẩm có tầm ảnh hưởng lớn về nội dung và nghệ thuật 
trong đời sống văn học. 
+ rọi vào bên trong chúng ta: Khơi dậy, mang lại cho tâm hồn người đọc. 
+ “ánh sáng riêng”: Là những điều mới mẻ về nhận thức, tình cảm, thẩm mĩ. 
+ Ý nghĩa ý kiến: Tác phẩm có tầm ảnh hưởng lớn về nội dung và nghệ thuật trong 
đời sống văn học thường khơi dậy, mang lại cho người đọc những điều mới 
mẻ về nhận thức, tư tưởng, tình cảm và thẩm mĩ. 
- Phân tích, chứng minh: 
Thông qua việc lựa chọn một tác phẩm văn học tiêu biểu trong chương 
trình Ngữ Văn lớp 9, học sinh tiến hành phân tích, làm rõ được biểu hiện của 
những điều mới mẻ về: 
+ Nhận thức 
+ Tình cảm, thái độ 
+ Thẩm mĩ 
- Đánh giá về ý kiến: 
Nhận định đã khái quát được những giá trị cơ bản của văn học nói chung. 
e. Sáng tạo 
 Có nhiều cách diễn đạt độc đá

File đính kèm:

  • pdfde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_chuyen_mon_ngu_van_nam_hoc_2019.pdf