Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 đại trà môn Ngữ văn (đề 3) - Năm học 2019- 2020 (Có đáp án)

Phần I : Trắc nghiệm (2.0 điểm):     

Câu 1: Bài thơ nào sau đây được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp?

  1. Đồng chí                                                         C. Ánh trăng
  2. Đoàn thuyền đánh cá                                       D. Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Câu 2: Các tác phẩm: Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Những ngôi sao xa xôi có điểm chung gì ?

  1. Là sáng tác của một tác giả                 C. Viết  về đề tài người lính
  2. Viết về tình cảm gia đình                    D. Cùng ra đời trong kháng chiến chống Mỹ                   

Câu 3: Phần in đậm trong câu “Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan của mọi người, nghe thật xót xa” thuộc thành phần biệt lập nào?

  1. Tình thái
B. Phụ chú C. Gọi đáp D. Cảm thán

Câu 4: Ý nào dưới đây không phù hợp với yêu cầu của bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ?

          A. Bố cục mạch lạc, lời văn gợi cảm thể hiện cảm xúc chân thành.

          B. Trình bày những cảm nhận, đánh giá về cái hay, cái đẹp của đoạn thơ, bài thơ.     

           C. Cần bám vào ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu…để cảm nhận, đánh giá về tình cảm, cảm xúc của tác giả.

            D. Cần căn cứ vào đặc điểm, ngoại hình, ngôn ngữ, tâm lí, hành động của nhân vật để phân tích.

doc 7 trang Khải Lâm 26/12/2023 2780
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 đại trà môn Ngữ văn (đề 3) - Năm học 2019- 2020 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 đại trà môn Ngữ văn (đề 3) - Năm học 2019- 2020 (Có đáp án)

Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 đại trà môn Ngữ văn (đề 3) - Năm học 2019- 2020 (Có đáp án)
cái hay, cái đẹp của đoạn thơ, bài thơ.	
	C. Cần bám vào ngôn từ, hình ảnh, giọng điệuđể cảm nhận, đánh giá về tình cảm, cảm xúc của tác giả.
	D. Cần căn cứ vào đặc điểm, ngoại hình, ngôn ngữ, tâm lí, hành động của nhân vật để phân tích.
Phần II: Đọc hiểu văn bản: (1,5 điểm) 
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi: 
ĐÔI TAI CỦA TÂM HỒN
“Có một cô bé bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca; nguyên nhân chỉ vì cô bé nhà nghèo, lúc nào cũng mặc mỗi một bộ quần áo vừa rách, vừa cũ, lại vừa rộng... 
Cô bé buồn tủi ngồi khóc một mình trong công viên. Cô nghĩ, tại sao mình lại không được hát? Chẳng lẽ, mình hát tồi đến thế sao? Cô bé nghĩ mãi rồi cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi. 
- Cháu hát hay quá! - một giọng nói vang lên. Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ, cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ.
Cô bé ngẩn người. Người vừa khen cô là một ông cụ tóc bạc trắng. Ông cụ nói xong liền đứng dậy và chậm rãi bước đi. 
Hôm sau, khi cô bé tới công viên đã thấy ông già ngồi ở chiếc ghế đá hôm trước, khuôn mặt hiền từ mỉm cười chào cô bé. Cô bé lại hát, cụ già vẫn chăm chú lắng nghe. Ông vỗ tay nói lớn: “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ của ta, cháu hát hay quá!”. Nói xong cụ già lại chậm rãi một mình bước đi. 
Cứ như vậy, nhiều năm trôi qua, cô bé giờ đây đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng khắp nước. Cô vẫn không quên cụ già ngồi tựa lưng vào thành ghế đá trong công viên nghe cô hát ngày nào.
Một buổi chiều, cô đến công viên tìm thăm cụ nhưng ở đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không. Hỏi một người làm trong công viên, cô nghe được câu trả lời: 
- Cụ già ấy đã qua đời rồi. Cụ ấy sống cô độc, và bị điếc đã hơn 20 năm nay! 
Cô sửng sốt giây lâu, rồi thẫn thờ bước đến ngồi xuống ngay chỗ ông lão vẫn thường ngồi bên cô ngày nào; đôi mắt đỏ hoe, rưng rưng hai dòng nước long lanh chảy dài xuống đôi má”.
	 (Theo nguồn Internet)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?
Câu 2: Tình huống bất ngờ trong câu ch...trang)
Phần I: Trắc nghiệm: (2,0 điểm)
Mỗi câu đúng cho 0,5 điểm.
Câu 1: Đáp án A (Mức độ nhận biết)
Câu 2: Đáp án C (Mức độ nhận biết)
Câu 3: Đáp án B (Mức độ nhận biết)
Câu 4: Đáp án D (Mức độ thông hiểu)
Phần II: Đọc hiểu văn bản: (1,5 điểm) 
Câu
Đáp án
Điểm
1
- Chỉ ra phương thức biểu đạt chính là tự sự
0,5 điểm
2
- Tình huống bất ngờ trong câu chuyện: Cô gái sững người nhận ra, người bấy lâu luôn khích lệ, động viên cho giọng hát của cô lại chính là ông cụ bị điếc.
0,5 điểm
3
Ý nghĩa mà câu chuyện gửi tới chúng ta:
- Trước khó khăn, thử thách, con người cần có niềm tin, nghị lực vượt lên hoàn cảnh để chiến thắng hoàn cảnh.
- Truyện đề cao sức mạnh của tình yêu thương con người.
0,5 điểm
Phần III: Phần tạo lập văn bản: (6,5 điểm) 
Câu
Đáp án
Điểm
1
1. Yêu cầu về kĩ năng: 
- Biết cách viết một đoạn văn nghị luận về một vấn đề xã hội.
- Đoạn văn có bố cục hợp lí, rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi dùng từ, viết câu.
- Lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, ngôn ngữ trong sáng, giàu cảm xúc.
2. Yêu cầu về kiến thức: Đoạn văn trình bày theo những cách khác nhau nhưng phải hợp lí và đảm bảo các ý cơ bản sau:
- Tình yêu thương: Là tình cảm tốt đẹp giữa con người với con người thể hiện sự quan tâm đồng cảm, gắn bó và chia sẻ.
0,25
- Sức mạnh của tình yêu thương: Là sự cảm hóa, lay động trái tim, nâng đỡ con người.
0,25
- Trong câu chuyện: Tình yêu thương, những lời động viên, khích lệ của ông cụ đã giúp cô bé có thêm động lực vượt lên hoàn cảnh, vượt lên chính mình để đạt được thành công.
0,25
- Tình yêu thương có giá trị lớn lao trong cuộc sống vì:
+ Đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho con người (niềm vui cho đi và nhận lại).
0,5
+ Giúp gắn kết con người: xây dựng tình cảm gần gũi, thân thiện, chân tình. Tình yêu thương giúp cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn (người với người sống để yêu nhau)
0,25
- Phê phán những người không có tình yêu thương, sống thờ ơ, vô cảm trước nỗi đau khổ, bất hạnh của người khác.
...ộng từ có nghĩa là tỏa ra, trộn lẫn -> gợi mùi hương ổi ở độ đậm nhất, thơm nồng, quyến rũ, hòa vào trong gió heo may của mùa thu, lan tỏa khắp không gian tạo ra mùi thơm ngọt mát.
 “Sương chùng chình” – Sương đang cố ý chậm lại thong thả, nhẹ nhàng. 
+ Cảm xúc của nhà thơ:
Kết hợp các từ “bỗng”, “hình như” thể hiện tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng trước sự chuyển mùa.
Tâm hồn thi sĩ biến chuyển nhịp nhàng với phút giao mùa của cảnh vật. Từng cảnh sang thu thấp thoáng hồn người: chùng chình, bịn rịn, lưu luyến, bâng khuâng.
1,0
- Hình ảnh thiên nhiên sang thu: Bức tranh chuyển mùa hiện hữu rõ nét, đẹp đẽ và trong sáng hơn.
+ Dòng sông quê hương chậm chạp, lững lờ như lắng lại vẻ ngẫm nghĩ suy tư -> gợi lên vẻ đẹp êm dịu của bức tranh thiên nhiên mùa thu.
+ Đối lập với hình ảnh dòng sông thì cánh chim lại “bắt đầu vội vã” bay về phương nam để tránh rét. Cái tinh tế là ở chữ “bắt đầu” nó không miêu tả không gian mà còn gợi tả thời gian.
+ Độc đáo hơn cả là hình ảnh “đám mây. Hình ảnh thơ được miêu tả bằng trí tượng tượng phong phú, ngôn ngữ giàu chất tạo hình gợi sự liên tưởng thú vị, độc đáo.Dải mây trắng giống như cây cầu thời gian nối giữa hai mùa từ hạ sang thu..
1,0
- Suy ngẫm mang tính triết lí về cuộc đời và con người:
+ Thiên nhiên sang thu tiếp tục được gợi ra qua hình ảnh cụ thể: nắng, mưa, sấm.
+ Hình ảnh thơ đa nghĩa:
Ý nghĩa tả thực: Hiện tượng nắng, mưa, sấm khi sang thu: Nắng vẫn còn, mưa đã ngớt, sấm nhỏ dần, thưa dần.
Ý nghĩa ẩn dụ: “Sấm” là hình ảnh biểu tượng cho những vang động bất thường của ngoại cảnh, những khó khăn, sóng gió của cuộc đời. “Hàng cây đứng tuổi” chỉ những người đã đứng tuổi đã sang thu của cuộc đời. Khi đó con người ta có bản lĩnh vững vàng không dễ bị khuất phục trước khó khăn
1,0
3. Đánh giá: Đánh giá lại thành công về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
0,25
* Kết bài: Khẳng định lại giá trị của bài thơ, nêu suy nghĩ và bài học của cá nhân
0,5
-------------HẾT-------------
PHẦN KÍ XÁC NHẬN:

File đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_dai_tra_mon_ngu_van_de_3_nam_ho.doc