Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 đại trà môn Ngữ văn (đề 6) - Năm học 2019- 2020 (Có đáp án)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm). Chọn phương án trả lời đúng:

Câu 1: Văn bản nào sau đây không phải là văn bản tự sự?

  1. “Bàn về đọc sách”                                         B. “Lặng lẽ Sa Pa”

C. “Bến quê”                                                      D. “Những ngôi sao xa xôi”.

Câu 2: Bài thơ “ Nói với con” được Y Phương sáng tác trong thời kì nào?

A. Trước Cách mạng tháng Tám                        B. Trong kháng chiến chống Pháp.

C. Trong kháng chiến chống Mĩ.                       D. Sau năm 1975.

Câu 3: Câu thơ “ Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ?

A. Hoán dụ                                                            B. Ẩn dụ

  1. So sánh                                                             D. Nhân hoá. 

 Câu 4: Nội dung chính của bài thơ “Bếp lửa“ của Bằng Việt  là gì ?

A. Miêu tả vẻ đẹp của hình ảnh bếp lửa trong mỗi buổi sớm mai.

B. Nói về tình cảm sâu nặng, thiêng liêng của người cháu đối với bà

C. Nói về tình cảm thương yêu của người bà dành cho cháu con

D. Nói về tình cảm nhớ thương của người con dành cho cha mẹ đang chiến đấu ở xa. 

II. PHẦN ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN (1,5 điểm) 

Cho đoạn văn sau:

“...Chiều hôm đó, tan buổi học ở trường ra, tôi chợt thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ tôi. Tôi liền đuổi theo, gọi bối rối:

               - Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi!...

Nếu người quay lại ấy là người khác thì thật là một trò cười tức bụng cho lũ bạn tôi, chúng nó khua guốc inh ỏi và nô đùa ầm ĩ trên vỉa hè. Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn lại còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc”.

   1. Đoạn văn trên trích văn bản nào, của ai?

   2. Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

   3. Em hãy chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn  và nêu giá trị biểu đạt của biện pháp tư từ ấy.

doc 7 trang Khải Lâm 26/12/2023 4240
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 đại trà môn Ngữ văn (đề 6) - Năm học 2019- 2020 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 đại trà môn Ngữ văn (đề 6) - Năm học 2019- 2020 (Có đáp án)

Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 đại trà môn Ngữ văn (đề 6) - Năm học 2019- 2020 (Có đáp án)
 xa. 
II. PHẦN ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN (1,5 điểm) 
Cho đoạn văn sau:
“...Chiều hôm đó, tan buổi học ở trường ra, tôi chợt thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ tôi. Tôi liền đuổi theo, gọi bối rối:
 - Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi!...
Nếu người quay lại ấy là người khác thì thật là một trò cười tức bụng cho lũ bạn tôi, chúng nó khua guốc inh ỏi và nô đùa ầm ĩ trên vỉa hè. Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn lại còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc”.
 1. Đoạn văn trên trích văn bản nào, của ai?
 2. Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
 3. Em hãy chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn và nêu giá trị biểu đạt của biện pháp tư từ ấy.
III. TẠO LẬP VĂN BẢN (6,5 điểm)
Câu 1. Nghị luận xã hội (2,0 điểm) 
 	Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu trên, em hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 200 từ trình bày suy nghĩ của em về tình mẫu tử. 
Câu 2. Nghị luận văn học (4,5 điểm).
	“Ta làm con chim hót
	Ta làm một cành hoa
	Ta nhập vào hòa ca
	Một nốt trầm xao xuyến
	Một mùa xuân nho nhỏ
	Lặng lẽ dâng cho đời
	Dù là tuổi hai mươi
	Dù là khi tóc bạc »
	(Mùa xuân nho nhỏ , Thanh Hải, Ngữ văn 9 tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục năm 2016)
Phân tích hai khổ thơ trên để làm rõ tâm nguyện cao đẹp của Thanh Hải : muốn được cống hiến phần tốt đẹp – dù nhỏ bé của cuộc đời mình cho cuộc đời chung, cho đất nước.
------HẾT-----
MÃ KÍ HIỆU
HƯỚNG DẪN CHẤM 
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 ĐẠI TRÀ
Năm học 2019 - 2020
MÔN: NGỮ VĂN
 (Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
Phần I. PHẦN TRẮC NGHIỆM : (2điểm) Mỗi phương án trả lời đúng đạt 0,5 điểm
Câu 1. Mức độ nhận biết, đáp án A. 
Câu 2: Mức độ hiểu, đáp án D. 
Câu 3. Mức độ vận dụng thấp, đáp án B. 
Câu 4. mức độ vận dụng thấp, đáp án B.
Phần
Câu
Nội dung hướng dẫn
Điểm
Phần II
(1,5 điểm)
1. Nêu đúng xuất xứ đoạn văn: Trích trong tác phẩm: “Những ngày thơ ấu” của nhà văn Nguyên Hồng (h... 
0,5 
0,5
Phần III
Câu 1
(2,0 điểm)
a/ Yêu cầu về kĩ năng.
Biết cách làm đoạn văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí đúng theo yêu cầu của đề bài. Bố cục mạch lạc, rõ ràng, không sai lỗi chính tả, ngữ pháp, diễn đạt....Lập luận chặt chẽ có sức thuyết phục....
b/ Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau:
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Tình mẫu tử trong cuộc đời của mỗi con người.
- Giải thích về tình mẫu tử: Tình mẫu tử đó là tình cảm máu mủ gắn kết giữa mẹ và con vô cùng thiêng liêng, cao quý
- Khẳng định vai trò của mẹ trong cuộc sống mỗi người
+ Công lao sinh thành: Mẹ đã mang nặng đẻ đau, mẹ yêu con ngay từ khi con còn chưa tượng hình trong bụng mẹ....mẹ đã giữ gìn, đã ngóng trông chờ đợi, đã đối mặt với bao vất vả, nguy hiểm để con chào đời...
+ Công lao nuôi dưỡng, giáo dục: Mẹ đã mang đến cho ta bao điều tuyệt vời: nguồn sữa trong mát, câu hát thiết tha, lời ru ngọt ngào “sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn”, những nâng đỡ chở che, những yêu thương vỗ về. Mẹ chăm sóc từng miếng ăn giấc ngủ của con, những khi ốm đau trái gió trở trời mẹ thao thức chăm con... Mẹ là người thày đầu tiên của con, dạy con từng lời ăn tiếng nói, cách ứng xử...Mẹ luôn bên con dù con hạnh phúc hay thất bại, mẹ luôn sẵn sàng đón nhận con dù bất kì hòan cảnh nào
- Phê phán những biểu hiện, thái độ hành vi chưa đúng với đạo lí làm con của một số người trong cuộc sống hiện nay: cãi lại cha mẹ, ham chơi, làm những việc vi phạm pháp luật để mẹ lo lắng, đau lòng ... hay có những người mẹ ruồng rẫy, vứt bỏ con, không làm tròn trách nhiệm người mẹ,bao bọc, nuông chiều con thái quá..
- Bài học nhận thức, hành động để đền đáp công ơn của mẹ : Ghi lòng tạc dạ công ơn của mẹ, luôn kính trọng lễ phép, hiếu thảo, thấu hiểu cảm thông, chia sẻ công việc giúp đỡ mẹ, chăm sóc khi mẹ ốm đau, già yếu....
0,25 
0,25 
0,75
0,25
0,5 
Câu 2
(4,5
điểm)
 I. Yêu cầu về hình thức, kĩ năng: Học sinh biết cách làm bài văn ng... chung – cho đất nước.
 - Điều tâm niệm ấy được thể hiện một cách chân thành trong những hình ảnh thơ đẹp một cách tự nhiên giản dị: “Con chim hót”, “một cành hoa”, đó là những hình ảnh đẹp của thiên nhiên. Ở khổ thơ đầu, vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên đã được miêu tả bằng hình ảnh “một bông hoa tím biếc”, bằng âm thanh của tiếng chim chiền chiện “hót chi mà vang trời”. Ở khổ thơ này, tác giả lại mượn những hình ảnh ấy để nói lên ước nguyện của mình: hoà nhập và cống hiến cho đất nước.
 -> Ước nguyện ấy được thể hiện một cách chân thành, giản dị, khiêm nhường. Nguyện làm những vật bình thường nhưng có ích cho đời. Nhà thơ ý thức rõ về sự đóng góp của mình: dù nhỏ bé nhưng là cái tinh tuý, cao đẹp của tâm hồn, trí tuệ,... góp cho đất nước.
Khổ 5: 
 +“Một mùa xuân nho nhỏ – Lặng lẽ dâng cho đời”. ”Mùa xuân nho nhỏ” là 1 hình ảnh ẩn dụ độc đáo thú vị và sâu sắc: đặt cái vô hạn của trời đất bên cạnh cái hữu hạn của đời người, kết hợp cái vô hình và hữu hình để biểu thị 1 lẽ sống đẹp. Bằng giọng thơ nhỏ nhẹ, sâu lắng, ước nguyện của Thanh Hải đã đi vào lòng người đọc, và lung linh trong ánh sáng của một nhân sinh quan cao đẹp: Mỗi người phải mang đến cho cuộc đời chung một nét đẹp riêng, phải cống hiến cái phần tinh tuý, dù nhỏ bé, cho đất nước.
- Nhà thơ tâm niệm phải không ngừng cống hiến “Dù là tuổi hai mươi – Dù là khi tóc bạc”. (Phân tích hình ảnh hoán dụ, điệp ngữ“dù là”,.. -> ước nguyện tha thiết, sự cống hiến trong sáng vô tư
 c. Đánh giá- liên hệ bản thân
- Đoạn thơ viết theo thể 5 tiếng, có nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca.; hình ảnh thơ tự nhiên, giản dị giàu ý nghĩa; ngôn ngữ thơ trong sáng giàu nhạc điệu; sử dụng nhiều biện pháp tu từ độc đáo: ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ .... - Sự thay đổi trong cách xưng hô “tôi” sang “ta” mang ý nghĩa rộng lớn là ước nguyện chung của nhiều người.
 - Khổ thơ thể hiện xúc động một vấn đề nhân sinh lớn lao: vấn đề nhân sinh quan của người cách mạng chân chính. Liên hệ với thơ Tố Hữu: Sống là cho

File đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_dai_tra_mon_ngu_van_de_6_nam_ho.doc