Giáo án Toán Lớp 7 - Tuần 30+31, Chủ đề: Đa thức một biến

I. MỤC TIÊU: 

1. Kiến thức: HS kí hiệu được đa thức A là đa thức của biến x; sắp xếp được đa thức một biến theo lũy thừa tăng hoặc giảm của biến, chỉ ra được hệ số cao nhất, hệ số tự do của đa thức một biến. 

2. Kĩ năng: Học sinh có kĩ năng sắp xếp đa thức một biến theo lũy thừa tăng hoặc giảm của biến; thu gọn và tìm bậc của đa thức một biến. Học sinh có kĩ năng cộng, trừ hai đa thức một biến (theo 2 cách)

3. Thái độ: HS tích cực, tự giác, hứng thú trong học tập. 

4. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất: tự lập, tự chủ, tự tin, có tinh thần vượt khó; năng lực giải quyết vấn đề, tính toán, tự học, giao tiếp, hợp tác, ngôn ngữ.

II. NĂNG LỰC CẦN HƯỚNG TỚI: 

1. Năng lực chung: 

- Sử dụng được ngôn ngữ để phát biểu các khái niệm .

- Năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn

- Năng lực tự học.

- Năng lực hợp tác.

2. Năng lực chuyên biệt: 

- Vận dụng linh hoạt các kiến thức trên vào giải bài tập.

- Năng lực tự nghiên cứu tài liệu, SGK để rút ra được khái niệm về đa thức, bậc của đa thức, quy tắc cộng trừ hai đa thức một biến.

- Năng lực vận dụng được các quy tắc, tính chất vào giải các bài tập.

- Năng lực tham gia thảo luận, hoạt động nhóm.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học: Bước đầu biết diễn đạt một tình huống thực tiễn bằng ngôn ngữ toán học.

- Năng lực tính toán: HS làm được các phép tính cộng, trừ hai đa thức1 biến. 

docx 12 trang Khải Lâm 27/12/2023 580
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 7 - Tuần 30+31, Chủ đề: Đa thức một biến", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán Lớp 7 - Tuần 30+31, Chủ đề: Đa thức một biến

Giáo án Toán Lớp 7 - Tuần 30+31, Chủ đề: Đa thức một biến
 kiến thức trên vào giải bài tập. 
- Năng lực tự nghiên cứu tài liệu, SGK để rút ra được khái niệm về đa thức, bậc của đa thức, quy tắc cộng trừ hai đa thức một biến.
- Năng lực vận dụng được các quy tắc, tính chất vào giải các bài tập.
- Năng lực tham gia thảo luận, hoạt động nhóm.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học: Bước đầu biết diễn đạt một tình huống thực tiễn bằng ngôn ngữ toán học.
- Năng lực tính toán: HS làm được các phép tính cộng, trừ hai đa thức1 biến. 
III. BẢNG MÔ TẢ CÁC CẤP ĐỘ TƯ DUY VÀ CÂU HỎI, BÀI TẬP TƯƠNG ỨNG:
ND 
 kiến thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
Vận dụng cao
1. Đa thức một biến
- Nêu được khái niệm đa thức một biến và kí hiệu đa thức A của biến x là A(x). 
- Phát biểu được khái niệm bậc của đa thức 1 biến. 
- Lấy được ví dụ về đa thức một biến.
- Tính được giá trị của đa thức và kí hiệu giá trị của đa thức tại giá trị của biến. 
- Thu gọn và tìm được bậc của đa thức một biến sau khi thu gọn. 
Ví dụ 1.1: 
a) Đa thức sau là đa thức của biến nào? Kí hiệu? 
A = 7y2 – 3y + 
B = 2x5 – 3x + 7x3 
 + 4x5 + 
b) Thế nào là đa thức một biến? 
c) Thế nào là bậc của đa thức một biến? 
Ví dụ 1.2: 
Lấy ví dụ về đa thức của biến x có 3 hạng tử? 
Ví dụ 1.3: 
Tính A(5); B(-2) với A(y); B(x) trong ví dụ 1.1a 
Ví dụ 1.4: 
Tìm bậc của các đa thức: 
a. C = -5
b. D = 2x5 – 3x + 7x2 + 4x5 + 
c. E = y4 + 2y3 – y – y4 + 12
2. Sắp xếp đa thức
- Biết được dạng sắp xếp của đa thức. 
- Hiểu được rằng: Để sắp xếp được đa thức, trước hết phải thu gọn đa thức đó. 
- Sắp xếp được đa thức theo lũy thừa tăng hoặc giảm của biến sau khi thu gọn đa thức. 
? Có mấy cách sắp xếp đa thức một biến? 
? Khi sắp xếp đa thức ta cần chú ý điều gì? 
Ví dụ 2.1: 
Sắp xếp các đa thức sau theo lũy thừa giảm của biến: 
a) P(x) = 6x + 3 – 6x2 + x3 + 2x4
b) Q(x) = 4x3 – 2x + 5x2 – 2x3 + 1 – 2x3
c) R(x) = -x2 + 2x4 + 2x– 3x4– 10+ x4
Ví dụ 2.2: 
Sắp xếp đa thức B(x) trong ví dụ 1.1a theo lũy thừa tăng của biến.
3. Hệ số
- Nhận biết được hệ số củ... như thế nào? 
Ví dụ 4.2: 
Khi cộng hai đa thức một biến theo cột dọc cần chú ý điều gì? 
Ví dụ 4.3: 
Tính tổng hai đa thức sau: 
P(x) = 2x5 + 5x4 – x3 + x2 – x – 1
Q(x) = -x4 + x3 + 5x + 2 
Ví dụ 4.4: 
Cho các đa thức: 
P(x) = 2x4 – x – 2x3 – 1
Q(x)= 5x2– x3+ 4x
H(x)=-2x4+ x2 + 5
Tính: 
P(x)+ Q(x) + H(x)
5. Trừ hai đa thức một biến
- Nắm được các bước trừ hai đa thức một biến.
- Nắm được cách trừ hai đa thức theo cột dọc (đặt các hạng tử đồng dạng ở cùng một cột)
- Tính được hiệu của hai đa thức một biến theo hai cách. 
- Vận dụng tìm các đa thức chưa biết. 
- Tính được hiệu của ba đa thức.
Ví dụ 5.1: 
Để trừ hai đa thức một biến ta thực hiện như thế nào?
Ví dụ 5.2: 
Khi cộng hai đa thức một biến theo cột dọc cần chú ý điều gì? 
Ví dụ 5.3: 
Tính hiệu hai đa thức sau theo hai cách: 
P(x) = 2x5 + 5x4 – x3 + x2 – x – 1
Q(x) = -x4 + x3 + 5x + 2
Ví dụ 5.4: 
Cho đa thức: 
P(x) = x4 – 3x2 + - x 
Tìm Q(x) và R(x) sao cho: 
a) P(x) + Q(x) 
 = x5 – 2x2 + 1
b) P(x)– R(x) = x3 
6. Nghiệm của đa thức một biến
- Phát biểu được khái niệm nghiệm của đa thức một biến. 
Ví dụ 6.1: 
Thế nào là nghiệm của đa thức một biến? 
- Biết cách kiểm tra xem một số đã cho có là nghiệm của đa thức một biến hay không. 
Ví dụ 6.2: 
Để kiểm tra xem
 x = a có là nghiệm của đa thức P(x) hay không ta làm như thế nào? 
- Kiểm tra được một số đã cho có là nghiệm của đa thức một biến hay không.
Ví dụ 6.3: 
a) x = - 2; x = 0 và x = 2 có phải là nghiệm của đa thức x3 – 4x hay không? 
b) Trong các số sau đây, số nào là nghiệm của: 
P(x) = 2x + 
x = ; x = ; 
x = 
- Tìm được nghiệm của đa thức trong trường hợp đơn giản.
Ví dụ 6.4: 
a) Tìm nghiệm của những đa thức sau: 
P(y) = 3y + 6
b) Chứng tỏ rằng đa thức sau không có nghiệm: 
Q(y) = y4 + 2. 
II. PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
 1. Phương pháp dạy học:
- Phương pháp gợi mở, vấn đáp
- Phương pháp phát hiện, giải quyết vấn đề
- Phương pháp luyện tập, thực hành
2. Hình thức dạy học: Dạy họ... lấy ví dụ?
+ Muốn tìm bậc của đa thức một biến ta làm thế nào, lấy ví dụ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
	Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và thực hiện nhiệm vụ được giao dưới sự trợ giúp của GV.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
	Gọi 3 HS đại diện trình bày kết quả hoạt động 
	Các HS khác nhận xét, phản biện kết quả của bạn
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
	Giáo viên nhận xét kết quả hoạt động của HS và chốt kiến thức
- ĐN: + Đa thức một biến là tổng của những đơn thức có cùng một biến
+ Mỗi số được coi là một đa thức một biến 
	+ Để chỉ rõ A là đa thức của biến x, B là đa thức của biến y ta viết A(x), B(y) Giá trị của đa thức tại x = 1, x = -2 được kí hiệu là A(1), A(-2) 
Hoạt động 3: Luyện tập .
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân thực hiện ví dụ 1.1, 1.2 và 1.3
Ví dụ 1.1: Đa thức sau là đa thức của biến nào? Kí hiệu? 
A = 7y2 – 3y + 
B = 2x5 – 3x + 7x3 +1
Ví dụ 1.2: Lấy ví dụ về đa thức của biến x có 3 hạng tử? 
+ 1 HS trả lời, các HS khác nhận xét
- GV nhận xét, chốt kiến thức
Hoạt động 4: Vận dụng 
- HS làm việc theo nhóm trong 4 phút thực hiện ví dụ 1.3 và 1.4 
Ví dụ 1.3: Tính A(5); B(-2) với A(y); B(x) trong ví dụ 1.1
Ví dụ 1.4: Tìm bậc của các đa thức:
 	a. C = -5
	b. D = 2x5 – 3x + 7x2 + 4x5 + 
c. E = y4 + 2y3 – y – y4 + 12
+ Đại diện 2 nhóm trình bày kết quả hoạt động, các nhóm khác nhận xét
- GV nhận xét, chốt kiến thức
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng (Giao cho HS ở BTVN – Với HS khá)
	Bài tập 37/SBT – T14
3.2. Nội dung 2: Sắp xếp đa thức một biến
Hoạt động 1: Khởi động
	Ta đã biết đa thức 1 biến chỉ gồm các hạng tử của cùng một biến, vậy có thể sắp xếp các đa thức đó theo một trình tự nào đó hay không?
	Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu để trả lời cho câu hỏi trên..
Hoạt động2: Hình thành kiến thức
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Yêu cầu học sinh nghiên cứu ví dụ trong sách giáo khoa để trả lời các câu hỏi sau:
+ Có mấy cách sắp xếp đa thức một biến? 
+ Khi sắp xếp đa thức ta cần chú ý điều gì? 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_7_tuan_3031_chu_de_da_thuc_mot_bien.docx