Giáo án Vật lí Lớp 8 - Bài 11: Thực hành Nghiệm lại lực đẩy Ác-si-met

BÀI 11: THỰC HÀNH: NGHIỆM LẠI LỰC ĐẨY ÁC-SI-MÉT

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ

a) Kiến thức: 

Biết làm thí nghiệm  để chứng tỏ  lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật trong chất lỏng đúng bằng trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

- Vận dụng kiến thức để giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến lực đẩy Ác-si-mét .

b) Kỹ năng: 

- Có kĩ năng làm thí nghiệm .

c) Thái độ: 

Nghiêm túc, cẩn thận, yêu thích môn học.

- Có tác phong của nhà khoa học.

2. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua thí nghiệm.

- Năng lực hợp tác nhóm: làm thí nghiệm, trao đổi thảo luận, trình bày kết quả thí nghiệm. 

- Năng lực quan sát, trình bày và trao đổi thông tin: hoàn thành các thông tin  trong bảng kết quả.

- Năng lực thực hành thí nghiệm: các thao tác và an toàn thí nghiệm.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

          Thí nghiệm như hình 11.1 và 10.2 SGK.

          2. Học sinh

- SGK, vở ghi bài, giấy nháp... 

- Mỗi nhóm 01 bộ thí nghiệm .

doc 3 trang Khải Lâm 27/12/2023 4300
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Bài 11: Thực hành Nghiệm lại lực đẩy Ác-si-met", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 8 - Bài 11: Thực hành Nghiệm lại lực đẩy Ác-si-met

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Bài 11: Thực hành Nghiệm lại lực đẩy Ác-si-met
... 
- Mỗi nhóm 01 bộ thí nghiệm .
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
Các bước
Hoạt động
Tên hoạt động
Thời lượng dự kiến
Khởi động
Hoạt động 1
Tạo tình huống học tập 
5 phút
Hình thành kiến thức
Hoạt động 2
Thí nghiệm 
20 phút
Hoạt động 3
Kết luận
5 phút
Luyện tập
Hoạt động 5
Hoàn thành báo cáo thực hành
10 phút
Vận dụng
Hoạt động 6
Hướng dẫn về nhà.
5 phút
Tìm tòi mở rộng
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
	Tình huống: GV treo một vật nặng vào lực kế H10.1SGK , sau đó nhúng vật nặng chìm trong nước như hình 10.2 SGK.
	GV: Xác định độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét bằng công thức nào ? Trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ được tính bằng cách nào ? Thể tích của vật được tính như thế nào ?
	HS: Quan sát, thảo luận nhóm trả lời.
GV: Hãy đưa ra phương án : Làm thế nào để đo được:
+ FA = ?
+ Thể tích V = ?
+ Trọng lượng PN của lượng nước bị vật chiếm chỗ?
HS: Quan sát, thảo luận nhóm trả lời.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.
	1. Thí nghiệm. 
- GV: Cho HS Lần lượt làm các thí nghiệm như hình 11.1 SGK và 11.2 SGK, 11.3 SGK, 11.4 SGK để hoàn thành các bảng kết quả sau: .
Lần đo
Trọng lượng P 
( N)
Hợp lực F của trọng lượng và lực đẩy Ấc-si-mét tác dụng lên vật khi bị nhúng chìm trong nước (N)
Lực đẩy 
Ác-si-mét 
FA=P - F ( N)
1
2
3
	Kết quả trung bình: FA = 
Lần đo
Trọng lượng P1 ( N)
Trọng lượng P2 ( N)
Trọng lượng phần nước bị vật chiếm chỗ : PN = P2 – P1
1
2
3
	 Trọng lượng trung bình là: : P = 
- HS làm việc theo nhóm để hoàn thành các câu hòi
- HS cử đại diện trả lời.
- GV: Nhận xét , dánh giá kết quả của HS
2. Kết luận: 
- GV: Cho HS thảo luận nhóm và hoàn thành những câu sau:
+ Trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ  lực đẩy 
Ác-si-mét tác dụng lên vật.
+ So sánh P .. FA
+Lực đẩy Ác – si – mét được tính bằng:
FA = . 
- HS làm việc theo nhóm để hoàn thành các câu hòi
- HS cử đại diện trả lời.
- GV: Nhận xét , dánh giá kết quả của HS
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG
	-GV cho HS Hoàn thàn báo cáo thực hành t

File đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_lop_8_bai_11_thuc_hanh_nghiem_lai_luc_day_ac.doc