Giáo án Vật lí Lớp 9 - Bài 1 đến Bài 5

BÀI 1. SỰ PHỤ THUỘC CỦA CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀO HIỆU ĐIỆN THẾ GIỮA HAI ĐẦU DÂY DẪN                               

I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:

1. Kiến thức:

  • Biết được sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.
  • Biết được dạng đồ thị của sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.

2. Kỹ năng:

  • Vẽ được đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.
  • Sử dụngmột số thuật ngữ khi nói về HĐT và CĐDĐ 

3. Thái độ:

  • Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống thực tế
  • Nghiêm túc trong giờ học

4. Định hướng phát triển năng lực:

  - Nhóm năng lực thành phần liên quan đến sử dụng kiến thức vật lí.

  - Đề xuất được giả thuyết; suy ra các hệ quả có thể kiểm tra được.

 - Xác định mục đích, đề xuất phương án, lắp ráp, tiến hành xử lí kết quả thí nghiệm và rút ra nhận xét. 

 - Nhóm năng lực thành phần liên quan đến cá nhân

II/ CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên:

-  Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài

- Vôn kế, ampe kế, dây dẫn, nguồn điện, công tắc

2.Học Sinh:

- Một dây dẫn bằng nikelin chiều dài 1m, đường kính 0,3 mm, dây này được quấn trên một trụ sứ

- 1 ampe kế có giới hạn ddo1,5 A và độ chia nhỏ 0,1A.

- 1 Vôn kế có giới hạn đo 6V và độ chia nhỏ 0,1V

- 1 công tắc

- 1 nguồn điện 6V

- 7 đoạn dây nối, mỗi đoạn dài 30 cm.

doc 16 trang Khải Lâm 27/12/2023 2620
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 9 - Bài 1 đến Bài 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 9 - Bài 1 đến Bài 5

Giáo án Vật lí Lớp 9 - Bài 1 đến Bài 5
ên cứu soạn bài
- Vôn kế, ampe kế, dây dẫn, nguồn điện, công tắc
2.Học Sinh:
- Một dây dẫn bằng nikelin chiều dài 1m, đường kính 0,3 mm, dây này được quấn trên một trụ sứ
- 1 ampe kế có giới hạn ddo1,5 A và độ chia nhỏ 0,1A.
- 1 Vôn kế có giới hạn đo 6V và độ chia nhỏ 0,1V
- 1 công tắc
- 1 nguồn điện 6V
- 7 đoạn dây nối, mỗi đoạn dài 30 cm.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hướng dẫn chung
 - Dây dẫn mà ta xét ở đây được hiểu là vật dẫn theo định luật ôm, có điện trở không đổi, không phụ thuộc vào nhiệt độ và được dùng với dòng điện một chiều. Theo lý thuyết, đường biểu diễn sự phụ thuộc của I vào U phải là đường thẳng đi qua gốc tọa độ. Tuy nhiên ta còn tính có cả sai số. Do đó SGK đã thông báo dạng đồ thị từ kết quả thí nghiệm với một dây dẫn khác. Từ đó giáo viên hướng dẫn HS vẽ một đường thẳng qua gốc tọa độ đi qua gần những điểm biểu diễn nhất.
 Để cho kết quả TN được chính xác, GV cần lưu ý HS vấn đề sau:
- Sau khi đọc số chỉ trên dụng cụ đo, phải ngắt mạch ngay, không để dòng điện chạy qua dây dẫn lâu làm nóng dây.
- vặn chặt ốc khi mắc dây nối trong mạch điện để đảm bảo tiếp xúc tốt.
Có thể mô tả chuỗi hoạt động học và dự kiến thời gian như sau:
Các bước
Hoạt động
Tên hoạt động
Thời lượng dự kiến
Khởi động
Hoạt động 1
Tạo tình huống có vấn đề.
5 phút
Hình thành kiến thức
Hoạt động 2
Tìm hiểu sự phụ thuộc cường độ dòng điệnvào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.
15 phút
Hoạt động 3
 Vẽ và sử dụng đồ thị để rút ra kết luận 
10 phút
Luyện tập
Hoạt động 4
Củng cố bài học và vận dụng
10 phút
Vận dụng
Tìm tòi mở rộng
Hoạt động 5
Hướng dẫn về nhà.
5 phút
2. Hướng dẫn cụ thể từng hoạt động
 A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
 Tình huống: 
 Hoạt động 1:
GV. Có thể hỏi HS các câu hỏi sau đây:
? Để đo cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn và hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn, cần dùng những dụng cụ gì?
HS: Am pe kế và Vôn kế
? Nêu nguyên tắc sử dụng nhưng dụng cụ đó?
HS. Mắc nối tiếp Am pe kế vào bóng đèn để đo cường đọ dòn... thảo luận với nhau về nội dung học tập.
+ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: 
- Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.
- Học sinh nhớ lại được kiến thức cũ, vận dụng trả lời được câu hỏi của giáo viên:
 ? Cường độ dòng điện phụ thuộc vào những yếu tố nào
Hoạt động 3 : Vẽ và sử dụng đồ thị đẻ rút ra kết luận
+ Mục tiêu
HS vẽ được đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc cường độ dòng điện vào hiệu điện thế 
+ Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
? HS vẽ đồ thị 
? Đường biểu diễn đó có đặc điểm gì
?Yêu cầu HS trả lời C2
+ Thực hiện nhiệm vụ học tập: 
 - Khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập (kết hợp làm việc cá nhân, cặp đôi)
 - Yêu đại diện một vài nhóm nêu kết luận về mối quan hệ giữa I và U
+ Báo cáo kết quả và thảo luận: 
 - Khuyến khích cho học sinh trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung học tập.
+ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: 
 - Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.
 - Học sinh nhớ lại được kiến thức cũ, vận dụng trả lời được câu hỏi của giáo viên:
 - Đường biểu diễn có đặc điểm gì?
Hoạt động 4: Củng cố và vận dụng
+ Mục tiêu
 - HS nắm được nội dung kiến thức của bài học, cường độ dòng điện phụ thuộc vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây như thế nào?
 - nắm được cách vẽ đường biểu diễn về sự phụ thuộc đó, đường này có đặc điểm gì?
+ Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
 - Nhắc lại nội dụng bài học
 - Nêu cách vẽ đường biểu diễn, và đường này có đặc điểm gì
 - HS trả lời C5, C3, C4.
+ Thực hiện nhiệm vụ học tập: 
 - Khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập (kết hợp làm việc cá nhân, cặp đôi)
 - Yêu đại diện một vài nhóm nêu kết luận
+ Báo cáo kết quả và thảo luận: 
 - Khuyến khích cho học sinh trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung học tập.
+ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: 
 - Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.
 - Học sinh vận dụng kiến thức được nghiên cứu, vận dụng trả l...nào?
A. Giảm 4 lần
B. Tăng 4 lần
C. Không thay đổi
D. Tăng 2 lần
Câu 3: Nhân biết:
*Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn:
A.Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế hai đầu dây. B. Tỉ lệ nghịch với hiệu điệnthế hai đầu dây
C.Không phụ thuộc vào hiệu điện thế hai đầu dây D. Câu A và B đều đúng
Câu 4: Vận dụng thấp: 
*Khi đặt hiệu điện thế 12V vào hai đầu một dây dẫn thì dòng điện chạy qua nó có cường độ 6mA. Muốn dòng điện chạy qua dây dẫn đó có cường độ giảm đi 4mA thì hiệu điện thế là:
A. 3V B. 8V C. 5V D. 4V
Câu 5:
*Chọn câu phát biểu sai? Hiệu điện thế đặt vào hai đầu bóng đèn càng lớn thì:
A. cường độ dòng điện qua đèn càng lớn B. đèn sáng càng mạnh
C. cường độ dòng điện qua đèn càng nhỏ D. câu A và B đều đúng
II. Xây dựng chấm theo câu hỏi – bài tập biên soạn.
Câu hỏi
1
2
3
4
5
Đáp án
B
B
A
D
C
Tiết 2 
 ĐIỆN TRỞ CỦA DÂY DẪN - ĐỊNH LUẬT ÔM
I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức:
Nhận biết được đơn vị điện trở và vận dụng được công thức điện trở để giải bài tập.
Phát biểu và viết được hệ thức định luật Ôm.
Vận dụng được định luật Ôm để giải một số dạng bài tập đơn giản.
2. Kỹ năng:
Phát biểu và viết được biểu thức của định luật Ôm.
3. Thái độ:
Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống thực tế.
Nghiêm túc trong giờ học.
4. Định hướng phát triển năng lực:
 - Nhóm năng lực thành phần liên quan đến sử dụng kiến thức vật lí.
 - Đề xuất được giả thuyết; suy ra các hệ quả có thể kiểm tra được.
 - Xác định mục đích, đề xuất phương án, lắp ráp, tiến hành xử lí kết quả thí nghiệm và rút ra nhận xét. 
 - Nhóm năng lực thành phần liên quan đến cá nhân
II/ CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên:
- Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài
- Kẻ sẵn bảng phụ ghi tỉ số đối với mỗi cuộn dây dựa vào số liệu trong bảng 1 và bảng 2 ở bài trước.
2.Học Sinh:
- Bít ghi bảng phụ
- Máy tính cầm tay
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Hướng dẫn chung
 Trong chương trình này ta chỉ xét đối với điện trở thuần theo định luật Ôm. Còn đối với một số vật dẫn kh

File đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_lop_9_bai_1_den_bai_5.doc