Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tiết 59: Bài tập quang hình - Năm học 2017-2018
I. Mục tiêu:
a. Kiến thức:
- Củng cố được về kiến thức của chương quang học.
b. Kĩ năng:
- Làm được các bài tập
c. Thái độ:
- Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống thực tế
- Nghiêm túc trong giờ học.
2. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua các bài tập.
- Năng lực tự học, đọc hiểu và giải quyết vấn đề theo giải pháp đã lựa chọn thông qua việc tự nghiên cứu SGK và vận dụng kiến thức về hiện tượng khúc xạ ánh sáng, dựng ảnh của 1 vật sáng qua TKHT, tật cận thị.
- Năng lực hợp tác nhóm: Trao đổi thảo luận, trình bày kết quả bài tập.
II. Chuẩn bi:
1. Giáo viên:
- Đề bài + đáp án
2. Học sinh:
- Ôn lại các kiến thức có liên quan.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hướng dẫn chung
Yêu cầu học sinh ôn tập các kiến thức về hiện tượng khúc xạ ánh sáng, dựng ảnh của 1 vật sáng qua TKHT, tật cận thị .
Giao cho học sinh vận dụng kiến thức nói trên để làm một số bài tập đơn giản.
Mỗi nội dung được thiết kế gồm có: Khởi động – Hình thành kiến thức- Luyện tập. Phần Vận dụng và Tìm tòi mở rộng được GV giao cho học sinh tự tìm hiểu ở nhà.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tiết 59: Bài tập quang hình - Năm học 2017-2018
làm một số bài tập đơn giản. Mỗi nội dung được thiết kế gồm có: Khởi động – Hình thành kiến thức- Luyện tập. Phần Vận dụng và Tìm tòi mở rộng được GV giao cho học sinh tự tìm hiểu ở nhà. Có thể mô tả chuỗi hoạt động học và dự kiến thời gian như sau: Các bước Hoạt động Tên hoạt động Thời lượng dự kiến Khởi động Hoạt động 1 Ôn tập các kiến thức về hiện tượng khúc xạ ánh sáng, dựng ảnh của 1 vật sáng qua TKHT, tật cận thị . 8 phút Hình thành kiến thức Hoạt động 2 Giải bài tập 1 10 phút Hoạt động 3 Giải bài tập 2 10 phút Luyện tập Hoạt động 4 Giải bài tập 3 10 phút Vận dụng Hoạt động 5 Hướng dẫn về nhà. 7 phút Tìm tòi mở rộng 2. Hướng dẫn cụ thể từng hoạt động A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG GV: Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm thế nào là hiện tượng khúc xạ ánh sáng,các khái niệm đã học, cách dựng ảnh của 1 vật qua TKHT, các tật của mắt. HS: Nhắc lại kiến thức theo yêu cầu của GV B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC. 1. Giải bài tập 1 GV: nêu đề bài và hướng dẫn HS HS: suy nghĩ và trả lời bài 1 GV: gọi HS khác nhận xét, bổ xung sau đó đưa ra kết luận chung cho phần này. Bài 1: 2. Giải bài tập 2 GV: nêu đề bài và hướng dẫn HS HS: thảo luận với bài 2 Đại diện các nhóm trình bày Các nhóm tự nhận xét, bổ xung cho câu trả lời của nhau. GV: tổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận chung cho phần này Bài 2: a, b, - xét ABF ~ OKF ta có: thay số ta được: mà vậy ảnh A’B’ cao gấp 3 lần vật AB 3. Giải bài tập 3 GV: nêu đề bài và hướng dẫn HS HS: suy nghĩ và trả lời bài 3 GV: gọi HS khác nhận xét, bổ xung sau đó đưa ra kết luận chung cho phần này. Bài 3: a, điểm Cv của Hòa gần hơn so với của Bình nên Hòa bị cận nặng hơn. b, - Hòa và Bình phải đeo kính cận là thấu kính phân kì. - Vì phải đeo loại kính phù hợp sao cho tiêu điểm F của thấu kính trùng với điểm Cv nên kính của Hòa có tiêu cự ngắn hơn. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG - Giáo viên hệ thống hóa lại các kiến thức trọng tâm - Hướng dẫn làm bài tập trong sách bài tập. D. HOẠT
File đính kèm:
- giao_an_vat_li_lop_9_tiet_59_bai_tap_quang_hinh_nam_hoc_2017.doc