Ôn tập HK II Ngữ văn 7 - Phần tập làm văn (vận dụng cao) - Năm học 2019-2020

Câu 1. 

Đề bài:

Ít lâu nay, một số bạn trong lớp có phần lơ là học tập. Em hãy viết 1 bài văn để thuyết phục bạn: Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích.

Đáp án: 

1. Yêu cầu chung: Học sinh tạo lập được văn bản nghị luận có bố cục rõ ràng, có luận điểm luận cư, lập luận chặt chẽ, thuyết phục.

2. Yêu cầu cụ thể: cần nêu được các ý cơ bản sau:

Mở Bài:

- Nêu luận điểm: Việc học tập trong cuộc sống là vô cùng quan trọng. Đây là việc cần thực hiện khi còn trẻ và trong suốt cuộc đời sau này. Ít lâu nay, một số bạn trong lớp em có phần lơ là học tập. Em đã cố gắng thuyết phục các bạn và cũng như tự nhắc nhở mình: Nếu khi ta còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích!

Thân Bài:

Luận cứ:

Lí lẽ 1: Giải thích từ học tập là vừa tiếp thu kiến thứ dưới sự hướng dẫn của thầy cô vừa luyện tập...(liên hệ với từ "học hỏi", "học hành"...)

- Lí lẽ 2: Kiến thức của nhân loại bao la, mênh mông như biển cả, còn sự hiểu biết của mỗi người chúng ta chỉ như giọt nước...

Dẫn chứng 1: Tấm gương  học tập của Bác Hồ tự học không ngừng nghỉ bác biết nhiều thứ tiếng, là một nhà văn nhà thơ, nhà chính trị là danh nhân văn hóa thế giới. được nhân đan và cả thế giới kính trọng.

Dẫn chứng 2: Học tập giúp người ta vượt qua những khó khăn tưởng chừ không thể vượt qua được: Thầy Nguyễn Ngọc Kí bị liệt hai tay, học viết bằng chân...

Dẫn chứng 3: Dẫn chứng thơ văn:

"Một rương vàng không bằng một nang chữ"

- Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay thì tri thức (chất xám) của con người là tiền đề vô cùng quan trọng. 

- Nhưng một số bạn hiện nay còn chưa xác định rõ nhiệm vụ và mục đích học tập của mình nên còn lơ là trong học tập đẫn đến không hiểu bài, không có kiến thức không có cơ hội để thực hiện những mong muốn, ước mơ và xây dựng tương lai cho bản thân, không thể làm được việc gì cho bản thân và đất nước.

- Bài học nhận thức, hành động: "Học tập là hạt giống của kiến thức, khiến thức là hạt giống của hạnh phúc". Mỗi học sinh chúng ta cần biết tận dụng khoảng thời gian quý báu mà cha mẹ, thầy đã dành cho chúng ta để chuẩn bị cho mình những hành trang bước vào tương lai. 

doc 8 trang Khải Lâm 29/12/2023 1680
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập HK II Ngữ văn 7 - Phần tập làm văn (vận dụng cao) - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập HK II Ngữ văn 7 - Phần tập làm văn (vận dụng cao) - Năm học 2019-2020

Ôn tập HK II Ngữ văn 7 - Phần tập làm văn (vận dụng cao) - Năm học 2019-2020
a, mênh mông như biển cả, còn sự hiểu biết của mỗi người chúng ta chỉ như giọt nước...
Dẫn chứng 1: Tấm gương học tập của Bác Hồ tự học không ngừng nghỉ bác biết nhiều thứ tiếng, là một nhà văn nhà thơ, nhà chính trị là danh nhân văn hóa thế giới. được nhân đan và cả thế giới kính trọng.
Dẫn chứng 2: Học tập giúp người ta vượt qua những khó khăn tưởng chừ không thể vượt qua được: Thầy Nguyễn Ngọc Kí bị liệt hai tay, học viết bằng chân...
Dẫn chứng 3: Dẫn chứng thơ văn:
"Một rương vàng không bằng một nang chữ"
- Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay thì tri thức (chất xám) của con người là tiền đề vô cùng quan trọng. 
- Nhưng một số bạn hiện nay còn chưa xác định rõ nhiệm vụ và mục đích học tập của mình nên còn lơ là trong học tập đẫn đến không hiểu bài, không có kiến thức không có cơ hội để thực hiện những mong muốn, ước mơ và xây dựng tương lai cho bản thân, không thể làm được việc gì cho bản thân và đất nước.
- Bài học nhận thức, hành động: "Học tập là hạt giống của kiến thức, khiến thức là hạt giống của hạnh phúc". Mỗi học sinh chúng ta cần biết tận dụng khoảng thời gian quý báu mà cha mẹ, thầy đã dành cho chúng ta để chuẩn bị cho mình những hành trang bước vào tương lai. 
Kết Bài:
 Kết luận Khuyên các bạn trong lớp không nên lơ là học tập mà phải chịu khó học khi còn trẻ thì lớn lên mới làm được việc có ích, làm được việc lớn.
Câu 2. 
Đề bài: Em hiểu câu nói "Lửa thử vàng, gian nan thử sức" như thế nào? hãy trình bày suy nghĩ và cách hiểu câu nói này bằng bài văn nghị luận, thông qua đó em cũng rèn luyện cho mình đức tính gì?
Đáp án: 
1.Yêu cầu chung: 
Học sinh tạo lập được văn bản nghị luận có bố cục rõ ràng, có luận điểm luận cư, lập luận chặt chẽ, thuyết phục.
2. Yêu cầu cụ thể: 
Nội dung: cần nêu được các ý cơ bản sau:
MB: Nêu vấn đề:
- Kho tàng tục ngữ Việt Nam vô cùng phong phú, mỗi câu lại chứa đựng những bài học sâu sắc, những bài học như một phần hành trang để chúng ta bước vào đời. Trong số đó có câ...ẫn không quên động viên mình: 
- Bài học nhận thức: Cuộc sống muôn màu, có thuận lợi, khó khăn hãy cố gắng vượt qua, bỏ cuộc chính là kẻ yếu đuối. “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”. Gian vượt qua nó rồi, giá trị bản thân sẽ tăng lên, những bài học mà ta có được cũng thật quý giá.
- Liên hệ bản thân: HS cần rèn luyện đức tính kiên trì, nỗ lực không chán nản buông xuôi trước khõ khăn đề đạt được thành công nhất là trong học tập.
KB: Khẳng định bài học ý nghĩ của câu tục ngữ đối với mỗi con người. 
Câu 3. 
Đề bài: Chứng minh rằng bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của con người.
Đáp án:
1. Yêu cầu chung:
Học sinh nắm vững phương pháp làm bài văn chứng minh. Bố cục chặt chẽ, rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, dùng từ đặt câu, đáp ứng yêu cầu của đầ bài
2. Yêu cầu cụ thể:
Học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau:
Bài làm phải có bố cục 3 phần: Mở bải, thân bài, kết bài
a/ Mở bài: Thiên nhiên bao giờ cũng gắn bó và có vai trò rất quan trọng đối với con người. Do đó, ta cần phải bảo vệ môi trường thiên nhiên.
b/ Thân bài:
- Thiên nhiên đem đến cho con người nhiều lợi ích, vì thế bảo vệ thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống con người.
- Thiên nhiên cung cấp điều kiện sống và phát triển của con người.
- Thiên nhiên đẹp gợi nhiều cảm xúc lành mạnh trong thế giới tinh thần của con người.
- Con người phải bảo vệ thiên nhiên.
c/ Kết bài: tất cả mọi người phải có ý thức để thực hiện tốt việc bảo vệ thiên nhiên.
Câu 4. 
Đề bài: Nhân dân ta có câu tục ngữ: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn". Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó và rút ra bài học lời khuyên của câu tục ngữ trên ?
Đáp án :
1. Yêu cầu chung:
- Học sinh làm đúng yêu cầu về kiểu bài nghị luận giải thích.
- Xây dựng bài văn có bố cục ba phần
- Văn viết mạch lạc, dẫn chứng xác thực, lí lẽ thuyết phục, viết đúng chính tả.
2. Yêu cầu cụ thể:
a) Mở bài:
- Giới thiệu câu tục ngữ với ý nghĩa sâu xa là đúc kết kinh nghiệm v.... Yêu cầu chung: Học sinh tạo lập được văn bản nghị luận có bố cục rõ ràng, có luận điểm luận cư, lập luận chặt chẽ, thuyết phục.
2. Yêu cầu cụ thể: cần nêu được các ý cơ bản sau:
Mở Bài:
Nêu vấn đề: Giới thiệu câu tục ngữ, Khẳng định lòng biết ơn là truyền thống của nhân dân ta
Thân bài:
 Luận cứ:
+ Khi ta ăn quả, ta cần nhớ ơn người đã trồng nên cái cây ấy, khi ta uống nước ta cần nhớ về nơi nguồn nước chảy ra. 
+ Hai câu tục ngữ với lối nói ẩn dụ bằng hình ảnh sâu sắc, kín đáo nêu lên bài học về lẽ sống đạo đức và tình nghĩa cao đẹp của con người đó là lòng biết ơn, nhớ về cội nguồn một truyền thống làm nên bản sắc, và vẻ đẹp phẩm chất tâm hồn của người việt nam.
- Để có cuộc sông như ngày hôm nay, con cháu cần kính yêu và biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ. các ngày cúng giỗ trong gia đình nhắc nhở con cháu nhớ nhớ về nguồn gốc, tổ tiên của mình.
- Các dẫn chứng:
+ Lễ giỗ tổ 10.3 nhắc nhở mọi người phải ghi nhớ công lao của các vua hùng đã có công dựng nước.
+ Được hưởng độc lập, tự do và sống trong hoà bình cần nhớ ơn đảng, Bác Hồ, các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh thân mình vì đất nước, các chiến sỹ đang ngày đêm cầm súng canh gác và bảo vệ biên cương, hải đảo xa xôi... 
+ Có kiến thức, có hiểu biết, trở thành một con người thành đạt cần biết ơn thầy cô, những người lái đò thầm lặng đưa chúng ta qua sông, dòng sông tri thức mênh mông. mỗi ngày 20.11 những lớp học trò lại ôm những bó hoa tươi thắm dâng tặng người thầy của mình.
+ Bê bát cơm dẻo thơm, ta biết ơn người nông dân đã một nắng hai sương, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, vất vả ngoài đồng ruộng... 
“ Ai ơi bưng bát cơm đầy dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”...
+ Bài học nhận thức, hành động: Biết ơn là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Truyền thống đó cần phải được gìn giữ và phát huy ở các thế hệ mai sau.
việc làm cụ thể. 
Kết bài: Khăng định nhận định hoàn toàn đúng với thực tế đồng thời cũng là lời khuyên răn về lòng biết ơn đối vói tất cả mọi người.
Câu 6. 
Đề bài: Nhân dân

File đính kèm:

  • docon_tap_hk_ii_ngu_van_7_phan_tap_lam_van_van_dung_cao_nam_hoc.doc