Ôn tập HK II Ngữ văn 7 - Phần tiếng Việt (vận dụng cao) - Năm học 2019-2020

Câu 1. 

Đề bài: Trong đoạn đối thoại sau, các câu (2 và 3) đã rút gọn thành phần nào ? hãy viết lại đoạn đối thoại bằng các câu đã khôi phục đầy đủ thành phần.

Hùng: - Bao giờ bạn đi Hà Nội? (1)

Đức :   - Chủ nhật (2)

Hùng : - Nhớ mua sách hộ tớ nhé!(3)

Đáp án:

- Câu (2): Rút gọn cả chủ ngữ và vị ngữ

- Câu số (3): Rút gọn chủ ngữ

Viết đoạn đối thoại bằng các câu đã khôi phục đầy đủ thành phần.

Hùng: - Bao giờ bạn đi hà Nội?

Đức:   - Chủ nhật tớ đi Hà nội.

Hùng: - Bạn nhớ mua sách hộ tớ nhé!

 

Câu 4.

Đề bài: 

Viết đoạn văn ngắn chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng ít nhất một câu đặc biệt, một câu có thành phần trạng ngữ, gạch chân chỉ rõ từng loại câu.

Đáp án: 

Yêu cầu chung:

Học sinh biết vận dụng kiến thức phần Tiếng Việt đã học ở đầu để viết đoạn văn có sử dụng câu đặc biệt, diễn đạt lưu loát, lời văn trong sáng, không sai lỗi chính tả.

Yêu cầu cụ thể: Bài làm cần đảm bảo các ý sau:

- Đoạn văn phải hướng vào một chủ đề nhất định: (Quê hương, gia đình, mái trường, bạn bè...)

Trong đoạn văn có sử dụng câu đặc biệt, phù hợp.

- Có sử dụng câu có thành phần trạng ngữ, phù hợp.

- Gạch chân chỉ rõ được từng loại câu.

doc 3 trang Khải Lâm 29/12/2023 1960
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập HK II Ngữ văn 7 - Phần tiếng Việt (vận dụng cao) - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập HK II Ngữ văn 7 - Phần tiếng Việt (vận dụng cao) - Năm học 2019-2020

Ôn tập HK II Ngữ văn 7 - Phần tiếng Việt (vận dụng cao) - Năm học 2019-2020
định: (Quê hương, gia đình, mái trường, bạn bè...)
- Trong đoạn văn có sử dụng câu đặc biệt, phù hợp.
- Có sử dụng câu có thành phần trạng ngữ, phù hợp.
- Gạch chân chỉ rõ được từng loại câu.
* Gợi ý viết đoạn văn: 
Tùng...Tùng...Tùng. Tiếng trống trường vang lên báo hiệu giờ ra chơi đã đến.  Các bạn học sinh từ các dãy nhà tầng ùa ra sân trường như đàn ong vỡ tổ.  trên sân trường, các bạn học sinh chơi đủ thứ trò chơi như là: nhảy dây, đá cầu, đuổi bắt. Giờ ra chơi thật là vui.
+ Tùng...Tùng...Tùng: Câu đặc biệt
+ Trên sân trường: Trạng ngữ chỉ địa điểm, nơi chốn
Câu 5. Viết đoạn văn (6-8 câu) chủ đề tự chọn, có sử dụng trạng ngữ, gạch chân, nêu tác dụng của trạng ngữ trong câu?
Đáp án:
Yêu cầu chung:
- Học sinh biết vận dụng kiến thức phần Tiếng Việt đã học ở đầu để viết đoạn văn có sử dụng câu có thành phần trạng ngữ, diễn đạt lưu loát, lời văn trong sáng, không sai lỗi chính tả.
 Yêu cầu cụ thể: 
- Đoạn văn phải hướng vào một chủ đề nhất định: (Quê hương, gia đình, mái trường, bạn bè...)
- Có sử dụng câu có thành phần trạng ngữ, phù hợp.
- Gạch chân chỉ rõ tác dụng của trạng ngữ trong câu.
Câu 6. 
Đề bài: Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu:
Tán lá bàng xanh ngát, tỏa rộng, che mát một khoảng sân trường. Lá bàng đỏ như màu đồng hun và chút xuống. Cây bàng chỉ còn lại thân cây và những cành khẳng khiu trụi lá.
Nêu nhận xét về nội dung của đoạn văn trên. Hãy viết lại đoạn văn , thêm trạng ngữ cho mỗi câu trong đoạn để các câu có sự liên kết chặt chẽ hơn.
Đáp án: 
Yêu cầu HS nêu được nhận xét: 
- Nội dung các câu văn trong đoạn chưa có sự liên kết với nhau khiến thông tin trở nên mâu thuẫn, sai lệch,khó hiểu.
- Viết lại đoạn văn thêm trạng ngữ cho mỗi câu trong đoạn.
Gợi ý đoạn văn:
Vào mùa hè, tán lá bàng xanh ngát, tỏa rộng, che mát một khoảng sân trường. Mùa thu lá bàng đỏ như màu đồng hun rồi chút xuống. Mùa đông, cây bàng chỉ còn lại thân cây và những cành khẳng khiu trụi lá.
Câu 7.
Đề bài: Viết đoạn văn ngắn tả cảnh sân trường tro...ấu chấm lửng để tỏ ý còn nhiều sự vật chưa được liệt kê hết.
Đáp án:
Yêu cầu chung:
- Học sinh biết vận dụng kiến thức phần Tiếng Việt đã học để viết đoạn văn diễn đạt lưu loát, lời văn trong sáng, không sai lỗi chính tả.
 Yêu cầu cụ thể: 
- Đoạn văn phải hướng vào một chủ, có có sử dụng dấu chấm lửng tỏ ý sự vật, sự việc chưa liệt kê hết, 
Đoạn văn mẫu:
Tiếng trống trường vang lên thật giòn giã báo hiệu giờ ra chơi đã đến.  Các bạn học sinh từ các dãy nhà tầng ùa ra sân trường như đàn ong vỡ tổ.  Trên sân trường, các bạn học sinh chơi đủ thứ trò chơi như là: nhảy dây, đá cầu, đuổi bắt...( chưa liệt kê hết). Có những bạn lại đứng ở trong lớp, hoặc trên ban công, ôn lại bài, trò chuyên tán gẫu, ngắm nhìn các bạn vui đùa. ...(chưa liệt kê hết).
 ______________________________________________________

File đính kèm:

  • docon_tap_hk_ii_ngu_van_7_phan_tieng_viet_van_dung_cao_nam_hoc.doc