Ôn tập Ngữ văn Lớp 10 - Văn bản: Đại cáo Bình Ngô
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Ngữ văn Lớp 10 - Văn bản: Đại cáo Bình Ngô", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập Ngữ văn Lớp 10 - Văn bản: Đại cáo Bình Ngô

B. ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ – NGUYỄN TRÃI I. Kiến thức cơ bản. 1. Tiểu dẫn – Hoàn cảnh sáng tác – mục đích sáng tác: Sau khi đánh tan quân Minh xâm lược, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết Đại cáo bình Ngô để công bố rộng khắp về việc dẹp yên giặc Minh. Bài cáo được công bố vào tháng Chạp, năm Đinh Mùi (1428). – Thể loại: Thể cáo – văn chính luận → Văn biền ngẫu (sgk). – Ý nghĩa nhan đề: Tuyên bố rộng khắp về việc dẹp yên giặc Ngô. → Tính chất quốc gia trọng đại. → Ngô (Minh) → khinh bỉ căm thù. – Bố cục: Phần 1: Khẳng định tư tưởng nhân nghĩa và chân lí độc lập dân tộc của Đại Việt. Phần 2: Tố cáo, lên án tội ác của giặc Minh. Phần 3: Qúa trình chinh phạt và tất thắng của cuộc khởi nghĩa. Phần 4: Tuyên bố kháng chiến thắng lợi, rút ra bài học lịch sử. 2. Đọc – hiểu chi tiết. 2.1. Tư tưởng nhân nghĩa và chân lí độc lập dân tộc của Đại Việt (P1) Nguyễn Trãi nêu nguyên lí chính nghĩa làm tư tưởng, chỗ dựa và sức mạnh tinh thần cho cuộc kháng chiến. - Hai câu đầu nêu cao tư tưởng nhân nghĩa – yên dân- trừ bạo. Tư tưởng nhân nghĩa là tư tưởng có tính chất phổ biến được thời bấy giờ mặc nhiên thừa nhận. Nhân nghĩa là mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người trên cơ sở tình thương và đạo lí. Cống hiến quan trọng của Nguyễn Trãi là đã phát triển tư tưởng đó theo hướng tích cực và tiến bộ. Nhân nghĩa gắn với yên dân, là cho dân yên vui, no đủ. Và muốn thế, trong hoàn cảnh dân mất nước thì phải trừ bạo ngược. -> Dân tộc ta chiến đấu chống xâm lược là nhân nghĩa, là phù hợp với nguyên lí chính nghĩa → sự tồn tại độc lập, có quyền của dân tộc VN cũng là một chân lí khách quan phù hợp với nguyên lí đó. - Chân lí khách quan về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước Đại Việt. Nguyễn Trãi đưa ra những yếu tố căn bản để xác định độc lập, chủ quyền của dân tộc: cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, nền văn hiến lâu đời và lịch sử riêng, chế độ riêng với “hào kiệt đời nào cũng có”. → So sánh với bài thơ “Sông núi nước Nam”: Ý thức độc lập dân tộc ở “Đại cáo bình Ngô” toàn diện và sâu sắc hơn. 2.2. Tố cáo, lên án tội ác của giặc Minh. (P2) - 12 cặp tứ lục – 24 câu → bản cáo trạng đanh thép mà hùng hồn đẫm máu và nước mắt. Tác giả vạch rõ tội ác của giặc Minh với một trình tự lô gíc: + Vạch trần âm mưu xâm lược quỷ quyệt “phù Trần diệt Hồ”. + Tố cáo chủ trương cai trị phản nhân đạo, vô cùng hà khắc của giặc Minh, tố cáo những hành động tội ác: tàn sát người dân vô tội, bóc lột dã man, hủy hoại môi trường sống. -> Nguyễn Trãi đứng trên lập trường dân tộc để vạch rõ âm mưu xâm lược của giặc Minh. Nhưng khi tố cáo chủ trương cai trị thâm độc và tội ác của giặc thì ông lại đứng trên lập trường nhân bản. - Nghệ thuật viết cáo trạng: + Dùng hình tượng để diễn tả tội ác của kẻ thù: “Nướng dân đen tai vạ” → hai hình tượng mang tính chất khái quát, vừa diễn tả rất thực tội ác man rợ kiểu trung cổ của giặc Minh + khái quát → khắc vào bia căm thù để đời đời nguyền rủa quân xâm lược. + Nghệ thuật đối lập, tương phản: Hình ảnh người dân Đại Việt khốn khổ, điêu linh >< hình ảnh những tên giặc Minh: những tên đao phủ, những con quỷ sống → bộ mặt quỷ sứ khát máu người của quân xâm lược. + Giọng văn thống thiết, vừa đau đớn, xót xa vừa đanh thép. + Để diễn tả tội ác chất chồng của giặc, để nói lên khối căm hờn chất chứa của nhân dân → tác giả kết thúc bản cáo trạng bằng câu văn đầy hình tượng: “Độc ác thay không rửa sạch mùi” → Lấy cái vô hạn – nói cái vô hạn, dùng cái vô cùng – nói cái vô cùng → câu văn đầy hình tượng và đanh thép đó đã giúp ta cảm nhận sâu sắc tội ác không thể dung thứ của quân giặc. => Đứng trên lập trường nhân bản, hơn nữa đứng về phía quyền sống của người dân vô tội để tố cáo, lên án giặc Minh, Đại cáo bình Ngô chứa đựng những nhân tố của bản tuyên ngôn nhân quyền thời trung đại. 2.3. Quá trình chinh phạt và tất thắng của cuộc khởi nghĩa (P3). a. Hình tượng chủ tướng Lê Lợi và những năm tháng gian nan buổi đầu kháng chiến: “Ta đây dùng quân mai phục lấy ít địch nhiều”. - Phản ánh giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa, tác giả chủ yếu tập trung khắc họa hình tượng Lê Lợi – hình tượng tâm lí với bút pháp trữ tình kết hợp tự sự. Qua hình tượng một con người, từ đó khắc họa những khó khăn, gian khổ và ý chí quyết tâm của toàn dân tộc. Trong hình tượng Lê Lợi có sự thống nhất giữa con người bình thường và lãnh tụ cuộc khởi nghĩa: + Bình thường từ nguồn gốc xuất thân (“chốn mình”) đến cách xưng hô khiêm nhường (“dư” → tôi, ta >< trẫm). + Phi thường ở lòng căm thù giặc sâu sắc, có lí tưởng, hoài bão lớn, có quyết tâm cao thực hiện lí tưởng. - Tình hình nghĩa quân trong những năm đầu rất khó khăn, gian khổ: lực lượng mỏng, lương thiếu >< địch: hùng hậu, tàn bạo. Tuy nhiên ta đã khắc phục gian nan. Nhờ lòng yêu nước, niềm tin vào sự nghiệp chính nghĩa, sử dụng chiến lược linh hoạt, chiến thuật đúng đắn, nghĩa quân đã vượt qua khó khăn. - Trong bản tuyên ngôn độc lập lịch sử này, Nguyễn Trãi đã tuyên ngôn về vai trò và sức mạnh của người dân – những người “manh lệ” (dân cày lưu tán – tôi tớ, đi ở). Đó là một tư tưởng lớn. Trong bản tuyên ngôn trọng đại như “Đại cáo bình Ngô”, những người manh lệ được nói đến một cách công khai, trang trọng như vậy “cũng là chưa thấy xưa nay”. b. Quá trình phản công và chiến thắng: “Trọn hay cũng là chưa thấy xưa nay” - Phản ánh giai đoạn 2 của cuộc khởi nghĩa, tác giả dựng lên bức tranh toàn cảnh cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với bút pháp nghệ thuật đậm chất anh hùng ca. Từ hình tượng đến ngôn từ, từ màu sắc đến âm thanh nhịp điệu, tất cả đều mang đặc điểm của bút pháp anh hùng ca. - Sự tương phản giữa ta và địch: ta – khí thế như vũ bão, chiến thắng này tiếp chiến thắng kia, địch thất bại thảm hại, nhục nhã. - Những hình tượng phong phú, đa dạng, đo bằng sự lớn rộng, kì vĩ của thiên nhiên: “sấm vang chớp giật”, “trúc chẻ tro bay”, “sạch không kình ngạc. - Các động từ mạnh liên kết với nhau thành những chuyển rung dồn dập, dữ dội. Những tính từ chỉ mức độ ở điểm tối đa tạo thành hai mảng trắng đen đối lập, thể hiện khí thế chiến thắng của ta và thất bại của địch. - Câu văn khi dài, khi ngắn, biến hóa linh hoạt trên nền chung là nhịp điệu dồn dập, sảng khoái. Âm thanh giòn giã, hào hùng, như sóng trào, bão cuốn. Đó là nhịp của triều dâng, sóng dậy, hết lớp này đến lớp khác. - Khi giặc thất bại, ta tha tội chết cho chúng, cấp ngựa, thuyền, lương thực cho chúng về nước. Thể hiện đức hiếu sinh, lòng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta, càng làm nổi bật tính chất chính nghĩa, nhân đạo sáng ngời của cuộc khởi nghĩa này. 2.4. Tuyên bố kháng chiến thắng lợi, rút ra bài học lịch sử (P4). - Giọng văn mang sắc thái ung dung, trang trọng, gợi niềm vui trong không khí thanh bình và những suy tư sâu sắc. - Tuyên bố chiến thắng, kỉ nguyên độc lập dân tộc được mở ra với tương lai tươi sáng. - Cảm hứng về độc lập dân tộc và tương lai đất nước đã hòa quyện với cảm hứng vũ trụ, quy luật là hướng tới sự sáng tươi, phát triển. Qua đó thể hiện niềm tin và quyết tâm của nhân dân Đại Việt khi vận hội duy tân đã mở. - Bài học lịch sử: Vững bền trên cơ sở duy tân kết hợp sức mạnh truyền thống. 3. Chủ đề. Đại cáo bình Ngô là áng thiên cổ hùng văn về sức mạnh của truyền thống yêu nước, tư tưởng độc lập, tự cường, tư tưởng nhân nghĩa, ý chí của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến. Thắng lợi vang dội của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đem lại nền thái bình, mở ra tương lai tươi sáng cho dân tộc ở thế kỉ XV. 4. Tổng kết. 4.1. Nghệ thuật. - Đây là áng văn chính luận xuất sắc, kết hợp hài hòa giữa yếu tố chính luận và văn chương. - Kết cấu: vận dụng sáng tạo kết cấu chung của thể cáo. + Lập luận chặt chẽ: Tư tưởng nhân nghĩa và độc lập dân tộc là cơ sở chân lí để triển khai lập luận, lí lẽ luôn gắn liền với chứng minh bằng thực tiễn. + Bút pháp NT: Tự sự, trữ tình, anh hùng ca. + Hình ảnh giàu sức biểu cảm. 4.2. Nội dung. - Đại cáo bình Ngô kết hợp giữa yêu nước và tư tưởng nhân nghĩa. - Tác phẩm tố cáo tội ác kẻ thù xâm lược, ca ngợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Bài cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập, một áng “thiên cổ hùng văn” của dân tộc ta. II. LUYỆN TẬP 1. Thuyết minh tác phẩm “Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi. 2. Thuyết minh đoạn trích sau trong “Đại cáo bình Ngô”: “Từng nghe Ai bảo thần nhân chịu được ?” Gợi ý làm đề 1. a. Mở bài Giới thiệu tác phẩm Đại cáo bình Ngô. b. Thân bài * Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Nguyễn Trãi. * Giới thiệu hoàn cảnh ra đời, mục đích sáng tác tác phẩm và thể loại cáo. * Bố cục của bài cáo: 4 phần. * Giới thiệu nội dung từng phần. - Phần 1: Nêu luận đề chính nghĩa: Cốt lõi nhân nghĩa chính là yên dân và trừ bạo. Nhân nghĩa không bó hẹp trong khuôn khổ tư tưởng Nho giáo mà rộng hơn là làm thế nào để đem lại cuộc sống yên bình cho nhân dân. Bên cạnh đó, tác giả đưa ra những yếu tố căn bản để xác định độc lập, chủ quyền của dân tộc: + Nền văn hiến lâu đời. + Cương vực lãnh thổ. + Phong tục tập quán. + Lịch sử và chế độ riêng. - Phần 2: Bản cáo trạng vạch rõ tội ác kẻ thù. Tác giả tố cáo âm mưu xâm lược quỷ quyệt, chủ trương cai trị hà khắc, vô nhân đạo cùng những hành động độc ác: tàn sát người dân vô tội, bóc lột nhân dân, hủy diệt môi trường. Tác giả đứng trên lập trường dân tộc và lập trường nhân bản để viết bản cáo trạng. - Phần 3: Tổng kết quá trình kháng chiến: +Xây dựng hình tượng người anh hùng áo vải bình thường nhưng có lòng yêu nước thương dân và căm thù giặc sâu sắc, có lí tưởng cao cả. + Thuật lại quá trình khởi nghĩa Lam Sơn với những ngày đầu khó khăn, gian khổ. Nhưng với lòng quyết tâm, đoàn kết, sự chỉ huy của Lê Lợi, nhân dân ta đã tiến hành cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi. + Khắc họa những chiến công oanh liệt hào hùng. - Phần 4: Tuyên bố hòa bình mở ra kỉ nguyên mới. * Nghệ thuật - Đây là áng văn chính luận xuất sắc, kết hợp hài hòa giữa yếu tố chính luận và văn chương. - Kết cấu: vận dụng sáng tạo kết cấu chung của thể cáo. + Lập luận chặt chẽ: Tư tưởng nhân nghĩa và độc lập dân tộc là cơ sở chân lí để triển khai lập luận, lí lẽ luôn gắn liền với chứng minh bằng thực tiễn. + Bút pháp NT: Tự sự, trữ tình, anh hùng ca. + Hình ảnh giàu sức biểu cảm. - Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật. c. Kết bài. Khẳng định ý nghĩa, giá trị của tác phẩm Đại cáo bình Ngô.
File đính kèm:
on_tap_ngu_van_lop_10_van_ban_dai_cao_binh_ngo.pdf