Ôn tập Sinh học Lớp 10 - Tuần 1+2

pdf 3 trang Mạnh Nam 05/06/2025 140
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Sinh học Lớp 10 - Tuần 1+2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập Sinh học Lớp 10 - Tuần 1+2

Ôn tập Sinh học Lớp 10 - Tuần 1+2
 ĐỀ ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 10 TUẦN 1,2 
 NỘI DUNG 
- Tóm tắt nội dung kiến thức chủ đề phân bào (bài 18, 19, 20) dạng sơ đồ tư duy 
- Trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm, tự luận của chủ đề nộp khi đi học trở lại. 
 I/ TRẮC NGHIỆM 
 Câu 1. Thời gian của một chu kỳ tế bào được xác định bằng : 
 a. Thời gian giữa hai lần nguyên phân liên tiếp 
 b. Thời gian kì trung gian 
 c. Thời gian của quá trình nguyên phân 
 d. Thời gian của các quá trình chính thức trong một lần nguyên phân 
 Câu 2. Trong một chu kỳ tế bào, thời gian dài nhất là của : 
 a. Kì cuối c. Kỳ đầu 
 b. Kỳ giữa d. Kỳ trung gian 
 Câu 3. Trong 1chu kỳ tế bào, kỳ trung gian được chia làm : 
 a. 1 pha c. 3 pha 
 b. 2 pha d. 4 pha 
 Câu 4. Hoạt động xảy ra trong pha Gl của kỳ trung gian là : 
 a. Sự tổng hợp thêm tế bào chất và bào quan 
 b. Trung thể tự nhân đôi 
 c. ADN tự nhân đôi 
 d. Nhiễm sắc thể tự nhân đôi 
 Câu 5. Các nhiễm sắc thể tự nhân đôi ở pha nào sau đây của kỳ trung gian? 
 a. Pha G1 c. Pha G2 
 b. Pha S d. Pha G1 và pha G2 
 Câu 6. Nguyên nhân là hình thức phân chia tế bào không xảy ra ở loại tế bào nào sau đây ? 
 a. Tế bào vi khuẩn c. Tế bào thực vật 
 b. Tế bào động vật d. Tế bào nấm 
 Câu 7. Diễn biến nào sau đây đúng trong nguyên phân ? 
 a. Tế bào phân chia trước rồi đên nhân phân chia 
 b. Nhân phân chia trước rồi mới phân chia tế bào chất 
 c. Nhân và tế bào phân chia cùng lúc 
 d. Chỉ có nhân phân chia còn tế bào chất thì không 
 Câu 8. Quá trình phân chia nhân trong một chu kì nguyên phân bao gồm 
 a. Một kỳ c. Ba kỳ 
 b. Hai kỳ d. Bốn kỳ 
 Câu 9. Thứ tự nào sau đây được sắp xếp đúng với trình tự phân chia nhân trong nguyên phân ? 
 a. Kỳ đầu, kỳ sau, kỳ cuối, kỳ giữa 
 b. Kỳ sau, kỳ giữa, kỳ đầu, kỳ cuối 
 c. Kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau, kỳ cuối 
 d. Kỳ giữa, kỳ sau, kỳ đầu, kỳ cuối 
 Câu 10. Hiện tượng xảy ra ở kỳ đầu của nguyên phân là : 
 a. Màng nhân mờ dần rồi tiêu biến đi 
 b. Các NST bắt đầu co xoắn lại 
 c. Thoi phân bào bắt đầu xuất hiện 
 d. Cả a, b, c đều đúng 
 Câu 11. Trong kỳ đầu, nhiễm sắc thể có đặc điểm nào sau đây ? a. Đều ở trạng thái đơn co xoắn 
b. Một số ở trạng thái đơn, một số ở trạng thái kép 
c. Đều ở trạng thái kép 
d. Đều ở trạng thái đơn, dãn xoắn 
Câu 12. Trong kỳ giữa, nhiễm sắc thể có đặc điểm 
a. Ở trạng thái kép bắt đầu co xoắn 
b. Ở trạng thái đơn bắt đầu co xoắn 
c. Ở trạng thái kép co xoắn cực đại 
d. Ở trạng thái đơn co xoắn cực đại 
Câu 13. Nhiễm sắc thể có hình thái đặc trưng và dễ quan sát nhất vào : 
a. Kỳ giữa c. Kỳ sau 
b. Kỳ cuối d. Kỳ đầu 
Câu 14. Những kỳ nào sau đây trong nguyên phân, nhiễm sắc thể ở trạng thái kép ? 
a. Trung gian, đầu và cuối 
b. Đầu, giữa, cuối 
c. Trung gian, đầu và giữa 
d. Đầu, giữa, sau và cuối 
Câu 15. Sự phân li nhiễm sắc thể trong nguyên phân xảy ra ở 
a. Kỳ đầu c. Kỳ trung gian 
b. Kỳ sau d. Kỳ cuối 
Câu 16. Hiện tượng các nhiễm sắc thể kép co xoắn cực đại ở kỳ giữa nhằm chuẩn bị cho hoạt 
động nào sau đây? 
a. Phân li nhiễm sắc thể 
b. Nhân đôi nhiễm sắc thể 
c. Tiếp hợp nhiễm sắc thể 
d. Trao đổi chéo nhiễm sắc thể 
Câu 17. Hoạt động của nhiễm sắc thể xảy ra ở kỳ sau của nguyên phân là : 
a. Tách tâm động và phân li về2 cực của tế bào 
b. Phân li về 2 cực tế bào ở trạng thái kép 
c. Không tách tâm động và dãn xoắn 
d. Tiếp tục xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào 
Câu 18. Gà có 2n=78. Vào kỳ trung gian, sau khi xảy ra tự nhân đôi, số nhiễm sắc thể trong 
mỗi tế bào là : 
a. 78 nhiễm sắc thể đơn 
b. 78 nhiễm sắc thể kép 
c. 156 nhiễm sắc thể đơn 
d. 156 nhiễm sắc thể kép 
Câu 19. Giảm phân là hình thức phân bào xảy ra ở loại tế bào nào sau đây? 
a. Tế bào sinh dưỡng c. Giao tử 
b. Tế bào sinh dục chín d. Tế bào xôma 
Câu 20. Điểm giống nhau giữa nguyên phân và giảm phân là : 
a. Đều xảy ra ở tế bào sinh dưỡng 
b. Đều xảy ra ở tế bào sinh dục chín 
c. Đều có một lần nhân đôi nhiễm sắc thể 
d. Cả a, b, c đều đúng 
Câu 21. Phát biểu sau đây đúng khi nói về giảm phân là : 
a. Có hai lần nhân đôi nhiễm sắc thể b. Có một lần phân bào 
c. Chỉ xảy ra ở các tế bào xôma 
d. Tế bào con có số nhiễm sắc thể đơn bội 
Câu 22. Trong giảm phân, nhiễm sắc thể tự nhân đôi vào : 
a. Kỳ giữa I b. Kỳ trung gian trước lần phân bào I 
c. Kỳ giữa II d. Kỳ trung gian trước lần phân bào II 
Câu 23. Ở kỳ đầu I của giảm phân, các nhiễm sắc thể có hoạt động khác với quá trình nguyên 
phân là : 
a. Co xoắn dần lại c. Gồm 2 crômatit dính nhau 
b. Tiếp hợp d. Cả a,b,c đều đúng 
Câu 24. Sự tiếp hợp và trao đổi chéo nhiễm sắc thể diễn ra ở kỳ nào trong giảm phân? 
a. Kỳ đầu I c. Kỳ giữa I 
b. Kỳ đầu II d. Kỳ giữa II 
Câu 25. Đặc điểm của lần phân bào II trong giảm phân là : 
a. Không xảy ra tự nhân đôi nhiễm sắc thể 
b. Các nhiễm sắc thể trong tế bào là 2n ở mỗi kỳ 
c. Các nhiễm sắc thể trong tế bào là n ở mỗi kì 
d. Có xảy ra tiếp hợp nhiễm sắc thể 
Câu 26. Ý nghĩa của sự trao đổi chéo nhiễm sắc thể trong giảm phân về mặt di truyền là : 
a. Làm tăng số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào 
b. Tạo ra sự ổn định về thông tin di truyền 
c. Góp phần tạo ra sự đa dạng về kiểu gen ở loài 
d. Duy trì tính đặc trưng về cấu trúc nhiễm sắc thể 
Câu 27. Số tinh trùng được tạo ra nếu so với số tế bào sinh tinh thì : 
a. Bằng nhau c. Bằng 2 lần 
b. Bằng 4 lần d. Giảm một nửa 
Câu 28. Có 5 tế bào sinh dục chín của một loài giảm phân. Biết số nhiễm sắc thể của loài là 
2n=40. Số tế bào con được tạo ra sau giảm phân là: 
a. 5 b. 10 c. 15 d. 20 
II/ TỰ LUẬN 
Câu 1: Vẽ hình minh họa sự biến đổi hình thái NST qua các kì của quá trình nguyên phân. 
Câu 2: Cơ chế đảm bảo cho bộ NST được ổn định qua quá trình nguyên phân? 
Câu 3: Cơ chế đảm bảo cho bộ NST giảm đi một nửa qua quá trình giảm phân? 
Câu 4: Ở đậu Hà Lan 2n=14. Một tế bào đậu Hà Lan trải qua 5 lần nguyên phân. 
a. Tính số tế bào con tạo thành. 
b. Tính số NST đơn mà môi trường đã cung cấp cho quá trình nguyên phân đó. 
Câu 5: Ở thỏ 2n=44. Có 10 tế bào sinh dục sơ khai trong cơ quan sinh sản của thỏ đực nguyên 
phân 7 lần, các tế bào tạo ra đều trở thành các tế bào sinh tinh và giảm phân cho các tinh trùng. 
a. Hãy tính số NST đơn mà môi trường tế bào cung cấp cho quá trình nguyên phân nói trên. 
b. Tính số NST đơn mà môi trường tế bào cung cấp cho quá trình giảm phân tạo tinh trùng nói 
trên. 

File đính kèm:

  • pdfon_tap_sinh_hoc_lop_10_tuan_12.pdf