Ôn tập thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020
A. THƠ HIỆN ĐẠI
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về văn bản: Đồng chí ( Chính Hữu), Bài thơ về tiểu đội xe không kính ( Phạm Tiến Duật)
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm phần đọc hiểu, phần tập làm văn trong bài thi tuyển sinh vào lớp 10.
3. Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu văn học, có hứng thú khi làm bài.
4. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.
a. Các phẩm chất:
- Yêu quê hương đất nước, yêu con người, chăm học, chăm làm, trung thực, trách nhiệm.
- Tự lập, tự tin, tự chủ.
b. Các năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực sử dụng CNTT
c. Các năng lực chuyên môn:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực cảm thụ văn học.
II. CHUẨN BỊ
1. Thầy: Soạn nội dung ôn tập, máy chiếu, phiếu học tập.
2. Trò: Ôn lại bài
Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020
ng chú ý vào bài học mới. - Phương pháp: Giải quyết vấn đề, phân tích vi deo - Kĩ thuật: Động não - Tiến trình: Bước 1: Giao nhiệm vụ Gv cho hs xem phim tài liệu về chiến tranh ? Trình bày suy nghĩ của em sau khi xem phim Bước 2: HS trả lời Bước 3: HS nhận xét về phần trả lời Dự kiến câu trả lời : - Tự hào về những người chiến sĩ đã anh dũng bảo vệ TQ - Tự hào về những trang sử vẻ vang của dân tộc Bước 4: GV nhận xét, dẫn vào bài: Các em ạ! Cuộc kháng chiến của chúng ta đã đi qua những chặng đường lịch sử vẻ vang của dân tộc, chói ngời chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Trong kháng chiến ấy phải kể đến một lực lượng không nhỏ đã tô thắm cho trang lịch sử oanh liệt của nước nhà: Đó là các anh “bộ đội cụ Hồ”, đó là những chiến sĩ thanh niên xung phong..... Hình ảnh ấy được nhà thơ Chính Hữu, nhà thơ Phạm Tiến Duật ghi lại qua bài thơ “Đồng Chí” mà hôm nay cô cùng các em đi ôn tập hai văn bản Đồng chí ( Chính Hữu), Bài thơ về tiểu đội xe không kính ( Phạm Tiến Duật). HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Tiết 1 Nội dung ôn tập: Kiến thức cơ bản cần nắm - Mục tiêu: Hs nhớ lại những kiến thức về tác giả, văn bản, phương thức biểu đạt, nội dung, nghệ thuật...... - Phương pháp: Giải quyết vấn đề, thuyết trình, thảo luận, dự án, trò chơi. - Kĩ thuật: Động não - Cách thức: Hoạt động cá nhân, nhóm Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ôn tập GV tổ chức trò chơi : TÌM NGƯỜI THẮNG CUỘC Luật chơi : - Chia lớp làm 4 đội + Đội 1+ 2: Văn bản “|Đồng chí” + Đội 3+ 4: Văn bản “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” - Thời gian của trò chơi là : 15 phút - Mỗi đội được nhận một sơ đồ hướng dẫn nội dung tìm hiểu phần tác giả, tác phẩm - Nhiệm vụ của mỗi đội là : Trong vòng tối đa là 15 phút đội nào hoàn thiện xong sớm và chính xác nhất sẽ là đội chiến thắng. ( Lưu ý khi hoàn thiện xong nhớ có tín hiệu để báo cho GV biết nhóm mình đã hoàn thành) I. Kiến thức cơ bản cần nắm Dự kiến sản phẩm: + Đội 1+ 2: Văn bản “|Đồng chí” 1. Tác giả: C...ĩa nhan đề văn bản - Đồng chí là những người cùng chung chí hướng, lí tưởng. - Đồng chí gợi cảm nghĩ về tình cảm đồng chí, đồng đội. Đó là một loại tình cảm mới, tình cảm đặc biệt xuất hiện và phổ biến trong những năm tháng cách mạng kháng chiến - Đồng chí còn là cách xưng hô của những người cùng trong một đoàn thể cách mạng, của những người lính, ngời công nhân, người cán bộ từ sau cách mạng. -> Vì vậy, đồng chí là biểu tượng của tình cảm cách mạng và thể hiện sâu sắc tình đồng đội. + Đội 3+ 4: Văn bản “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” 1. Tác giả: - Phạm Tiến Duật ( 1941 – 2007), quê ở Phú Thọ. Ông là nhà thơ thuộc thế hệ nhà thơ trẻ, trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. - Đặc điểm sáng tác : Phạm Tiến Duật thường viết về người lính và thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn những năm chống Mĩ gian khổ, hào hùng. Thơ Phạm Tiến Duật thể hiện cái tôi trữ tình trẻ trung, ngang tàng, tinh nghịch, hóm hỉnh mà rất sâu sắc. 2. Văn bản: a) Hoàn cảnh sáng tác, vị trí - Bài thơ về tiểu đội xe không kính được sáng tác năm 1969 khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang ở giai đoạn gay go, khốc liệt nhất. Bài thơ được in trong tập Vầng trăng quầng lửa ( 1970) . - Bài thơ về tiểu đội xe không kính ở trong chùm thơ của Phạm Tiến Duật được tặng giải Nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ năm 1969 – 1970 cho bài thơ có sự lôi cuốn hấp dẫn b, Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp tự sự và miêu tả. c, Hai hình ảnh nổi bật trong bài thơ: Hình ảnh những chiếc xe không kính và hình ảnh những người lính lái xe. Bố cục: 4 phần Phần 1: Hình ảnh những chiếc xe không kính và tư thế hiên ngang của người lính (khổ 1,2) Phần 2: Tinh thần lạc quan, bất chấp gian khổ, coi thường hiểm nguy của người lính (khổ 3,4) Phần 3: Tình đồng chí, đồng đội cao đẹp của người lính lái xe (khổ 5,6) Phần 4: Hình ảnh những chiếc xe không kính và lí tưởng cách mạng của người lính (khổ 7) d) Nghệ thuật - Giọng điệu, ngôn ngữ rất gần với lời nói có câu như văn xuôi khiến bài th... hiện thực gian khổ của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước mà chủ yếu nghiêng về việc khai thác chất thơ. Chất thơ của vẻ đẹp tâm hồn người lính vút lên giữa hiện thực gian khổ đó. Như vậy, nhan đề bài thơ: ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn người lính, tạo nên chất thơ giữa hiện thực gian khổ. Tiết 2+ 3 HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP - Mục tiêu: Thông qua làm các đề bài để khắc sâu kiến thức về văn bản đã học. - Phương pháp: Giải quyết vấn đề, thuyết trình, thảo luận, dự án. - Kĩ thuật: Động não - Cách thức: Hoạt động cá nhân, nhóm. Phần 2: Luyện tập. A) DẠNG ĐỀ ĐỌC- HIỂU Phiếu học tập số 1: Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. Anh với tôi hai người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau, Súng bên súng, đầu sát bên đầu, Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. Đồng chí ! (Theo Chính Hữu, Đồng chí, trong Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2005, trang 128) Trong những câu thơ trên có một từ bị chép sai. Đó là từ nào ? Hãy chép lại chính xác câu thơ đó. Việc chép sai từ như vậy ảnh hưởng đến giá trị biểu cảm của câu thơ như thế nào ? Câu. thứ sáu trong đoạn thơ trên có từ tri kỉ. Một bài thơ đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 9 cũng có câu thơ dùng từ tri kỉ. Đó là câu thơ nào ? Thuộc bài thơ nào ? Về ý nghĩa và cách dùng từ tri kỉ trong hai câu thơ đó có điểm gì giống nhau, khác nhau ? 3. Xét về cấu tạo và mục đích nói, câu thơ "Đồng chí!" lần lượt thuộc các kiểu câu gì? câu thơ này có gì đặc biệt? Nêu ngắn gọn tác dụng của việc sử dụng kiểu câu đó trong văn cảnh? 4. Câu thứ bảy trong đoạn thơ trên là một câu đặc biệt. Hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu phân tích nét đặc sắc của câu thơ đó. Yêu cầu các nhóm làm vào phiếu học tập từ câu 1 đến câu 3, trong thời gian 10p, sau đó đại diện các nhóm lên trình bày. các nhóm nhận xét, gv nhận xét và chiếu kết quả: Dự kiến sản phẩm: Trong đoạn thơ có từ bị chép sai là hai, phải chép lại là đôi : Anh với tôi đôi người xa lạ. Chép sai như vậy sẽ ảnh hưởng đến giá trị biểu cảm của câu thơ :
File đính kèm:
- on_tap_thi_vao_lop_10_mon_ngu_van_nam_hoc_2019_2020.docx