Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động ngoài giờ lên lớp

                                           A.  ĐẶT VẤN ĐỀ:

           Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL) là một hoạt động quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thực hiện mục tiêu giáo dục của Nhà trường. HĐGDNGLL được hiểu là quá trình kết hợp có mục đích vai trò chủ đạo của giáo viên với hoạt động của học sinh nhằm hình thành ý thức, tình cảm, hành vi thói quen đạo đức phù hợp với các chuẩn mực xã hội. Đây là hoạt động thực hành hướng tới sự hình thành và phát triển  nhân cách tốt đẹp cho học sinh. và là sự tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp, là con đường gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, góp phần hình thành tình cảm, niềm tin và sự phát triển nhân cách cho các em học sinh.

 Có thể nói việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp là xây dựng cho các em mối quan hệ phong phú, đa dạng, một cách có mục đích, có kế hoạch có nội dung và phương pháp nhất định, gắn giáo dục với cộng đồng, tạo sự thân thiện trong mọi tình huống. Biến các nhu cầu khách quan của xã hội thành những nhu cầu của bản thân học sinh.

Nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động có ý thức. Chính trong quá trình sống, học tập, lao động, giao lưu, vui chơi giải trí...con người đã tự hình thành và phát triển nhân cách của mình. Vì thế, hoạt động ngoài giờ lên lớp có liên quan đến việc mở rộng kiến thức, tư tưởng, tình cảm, năng lực nâng cao thể lực, thể chất và tinh thần của học sinh. Việc kết hợp giáo dục học tập trên lớp với việc rèn luyện kĩ năng thực hành, giúp học sinh hiểu sâu hơn và nắm bản chất của sự vật hiện tượng, tạo niềm tin và óc sáng tạo cho học sinh, giải quyết mối quan hệ giữa học mà chơi chơi mà học nhằm đáp ứng nhu cầu tâm lý lứa tuổi học sinh tiểu học.

doc 15 trang letan 14/04/2023 5360
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động ngoài giờ lên lớp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động ngoài giờ lên lớp

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động ngoài giờ lên lớp
ã hội thành những nhu cầu của bản thân học sinh.
Nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động có ý thức. Chính trong quá trình sống, học tập, lao động, giao lưu, vui chơi giải trí...con người đã tự hình thành và phát triển nhân cách của mình. Vì thế, hoạt động ngoài giờ lên lớp có liên quan đến việc mở rộng kiến thức, tư tưởng, tình cảm, năng lực nâng cao thể lực, thể chất và tinh thần của học sinh. Việc kết hợp giáo dục học tập trên lớp với việc rèn luyện kĩ năng thực hành, giúp học sinh hiểu sâu hơn và nắm bản chất của sự vật hiện tượng, tạo niềm tin và óc sáng tạo cho học sinh, giải quyết mối quan hệ giữa học mà chơi chơi mà học nhằm đáp ứng nhu cầu tâm lý lứa tuổi học sinh tiểu học.
 Là người làm công tác quản lí chỉ đạo mọi hoạt động trong trường mặc dầu tôi luôn coi trọng hoạt động này song việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp của trường trong những năm trước chưa đạt hiệu quả như mong muốn do rất nhiều nguyên nhân kể cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Từ những trăn trở đó mà bản thân tôi đã cố gắng học hỏi kinh nghiệm của các bậc anh chị đi trước để nắm bắt cách làm và vận dụng vào điểu kiện thực tế của đơn vị, bước đầu hoạt động này đã có chuyển biến rõ rệt và đem lại nhiều tín hiệu mừng, tôi xin trình bày lại qua tên đề tài: “ Một số biện pháp chỉ đạo của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động ngoài giờ lên lớp”.
 B. NỘI DUNG:
I/ Thực trạng và nguyên nhân:
Trong những năm qua hệ thống văn bản chỉ đạo của các cấp cũng đã đề cập nhiều đến việc tổ chức HĐNGLL, đặc biệt là chú trọng phát động “Phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Thực hiện các văn bản chỉ đạo của cấp trên nhà trường cũng đã đầu tư cho việc tổ chức sinh hoạt các hoạt động NGLL. Song một thực tế cho thấy, trước đây vấn đề tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp còn chưa thường xuyên, mang nặng tính chất thời điểm do vậy đạt hiệu quả chưa cao, chưa thực sự đáp ứng với nhu cầu thực tế, còn nhiều v... đi cho có đi hoặc không cần thiết cho con em phải tham gia mà giành thời gian đó để làm một số bài toán, Tiếng Việthoặc nghỉ ngơi hay để giúp việc gia đìnhvà cho đây là hoạt động không cần thiết.
- Về phía giáo viên: Do nội dung cụ thể cho hoạt động NGLL cũng như biện pháp thực hiện chưa tường minh, các tài liệu tham khảo không nhiều nên giáo viên còn ngại khó, ngại khổ, sợ mất thời gian, chưa dám tin vào học sinh cho rằng các em còn nhỏ chưa hiểu vấn đề. Hơn nữa một số giáo viên chưa có kinh nghiệm, kỹ năng trong tổ chức, chưa thực sự coi trọng hoạt động giáo dục NGLL là hoạt động quan trọng nên cũng chưa đầu tư nghiên cứu để vận dụng linh hoạt các hình thức hoạt động giáo dục NGLL. Thực tế giáo viên cũng đã tổ chức cho học sinh tham gia một số hoạt động NGLL nhưng thực sự cách thức tổ chức chưa được phong phú đa dạng các nội dung, hình thức, chưa thực sự lôi cuốn các em. Mặt khác còn một số giáo viên chỉ chú trọng đến giảng dạy kiến thức và xem nhẹ hoạt động này.
 Như vậy có thể khẳng định rằng trong nhận thức của giáo viên, phụ huynh học sinh và trong cách chỉ đạo của nhà trường cũng như khâu tổ chức chưa thực sự thấu đáo về hoạt động NGLL. Tuy có quan tâm song có thể khẳng địnhchất lượng của việc tổ chức các hoạt động NGLL ở trong nhà trường cũng như tại những lớp học chưa cao.Việc chỉ đạo tổ chức các hoạt động NGLL còn chung chung, chưa xây dựng được kế hoạch khả thi, thiếu hẳn việc kiểm tra đánh giá. Mỗi giáo viên khi tổ chức hoạt động NGLL còn gặp những khó khăn nhất định về cả nội dung lẫn hình thức tổ chức dẫn đến những hoạt động NGLL thường diễn ra một cách tẻ nhạt, nhàm chán. Cũng bởi lẽ đó mà nhìn chung hoạt động NGLL một hoạt động mà học sinh yêu thích chưa thực hiện đúng mức và chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.
II/ Các biện pháp thực hiện:
1. Đổi mới nhận thức:
 Hiện nay toàn xã hội nói chung và đặc biệt là ngành giáo dục đều hướng đến mục tiêu là giáo dục trẻ phát triển toàn diện, đào tạo một thế hệ trẻ năng động sáng tạo trong cuộc sống. Ho...uyển hoá giữa giáo dục với tự giáo dục, chuyển hoá những yêu cầu về những chuẩn mực hành vi đã được quy định thành hành vi và thói quen tương ứng. Hơn nữa, học sinh tiểu học là lứa tuổi ngây thơ, hồn nhiên sống bằng tình cảm nên hoạt động NGLL lại càng cần thiết và quan trọng nhằm giúp trẻ tích luỹ dần dần những kinh nghiệm thực tiễn cuộc sống. Như vậy chúng ta càng hiểu rõ hơn việc tổ chức các hoạt động NGLL thực sự là cần thiết, và là bộ phận không thể thiếu của quá trình sư phạm tổng thể ở trường tiểu học nói riêng và ở trường phổ thông nói chung. Cần phải có sự thống nhất từ trên xuống dưới để xây dựng nội dung, kế hoạch, biện pháp và cách thức tổ chức đa dạng phong phú, để đạt được kết quả giáo dục cao. Tùy vào điều kiện thức tế của mình để tổ chức thực sự hợp lí và bổ ích. Từ những nhận thức sâu sắc đó bản thân đã chỉ đạo các nhiệm vụ cụ thể như sau:
2/ Đổi mới nhận thức của mọi thành viên trong nhà trường về HĐNGLL
 Nhận thức đúng sẽ đi đến hành động đúng vì vậy việc đổi mới suy nghĩ của tất cả thành viên trong trường đối với HĐNGLL là điều hết sức cần thiết đây là việc làm quan trọng để quyết định đến sự thành công của việc tổ chức các hoạt động NGLL. 
Vì vậy ngoài việc bàn bạc, xây dựng, triển khai, tuyên truyền trong các buổi họp, sinh hoạt Hội đồng sư phạm về sự cần thiết của công tác tổ chức các HĐNGLL, tôi còn yêu cầu tất cả các tổ khối, các đoàn thể trong trường cần phải đưa kết quả các hoạt động này thành chỉ tiêu cụ thể và lấy đó làm một trong các tiêu chí để bình xét thi đua, bình xét công chức cuối năm. Giáo viên nào làm tốt, xây dựng được tập thể vững mạnh về mọi mặt sẽ được khen thưởng đúng mức.
3/ Tuyên truyền, vận động phụ huynh để nhận được sự đồng tình ủng hộ cao nhất.
 Trong mọi hoạt động giáo dục của nhà trường gia đình luôn giữ một vị trí quan trọng không thể thiếu, vì vậy việc phối kết hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình là cực kì cần thiết, làm thế nào để phụ huynh nhận thức được tác dụng của giáo dục NGLL đối với con em mình v

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_cua_hieu_truo.doc