Sáng kiến kinh nghiệm Một số biên pháp chỉ đạo của hiệu trưởng trong công tác giáo dục lao động cho học sinh tại trường Tiểu học H’ra số 2

                                    A. ĐẶT VẤN ĐỀ

Nguyên lý giáo dục đã chỉ ra mục đích cũng như yêu cầu của quá trình giáo dục, trong đó, giáo dục toàn diện là yếu tố quan trong hàng đầu không thể thiếu được của các nhà trường. Do vậy, trong quá trình giáo dục học sinh, thông qua dạy chữ để dạy làm người, các nhà trường luôn chú trọng rèn cho học sinh các yếu tố như đức, trí, thể, mĩ. Trong đó, yếu tố giáo dục học sinh bằng lao động và qua lao động là không thể thiếu được.

Giáo dục thông qua lao động là việc làm quan trọng trong giáo dục phát triển toàn diện, nhằm hình thành ở các em những phẩm chất của người lao động mới. Yêu lao động quý trọng người lao động, giúp các em có được các kỹ năng lao động phục vụ cho sinh hoạt và chuẩn bị cho học sinh các kỹ năng lao động cần thiết cho tương lai. 

Tôi thiết nghĩ các nhà trường dù ở cấp nào đi nữa ngoài rèn đạo đức, cung cấp tri thức cho học sinh thì một yếu tố rất quan trọng đó là luôn coi lao động là việc làm cần thiết để giáo dục toàn diện học sinh. Ngoài giờ học, hàng tuần, học sinh phải tham gia lao động, vệ sinh trường lớp, vệ sinh nơi công cộng và tham gia lao động công ích ở địa phương. Sự tiến hành hoạt động lao động thường xuyên và có kế hoạch của các nhà trường sẽ giúp ích rất lớn vào việc hình thành đức tính yêu lao động ở trẻ, giúp các em hiểu và có trách nhiệm với bản thân, cuộc sống…

doc 14 trang letan 14/04/2023 7180
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biên pháp chỉ đạo của hiệu trưởng trong công tác giáo dục lao động cho học sinh tại trường Tiểu học H’ra số 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biên pháp chỉ đạo của hiệu trưởng trong công tác giáo dục lao động cho học sinh tại trường Tiểu học H’ra số 2

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biên pháp chỉ đạo của hiệu trưởng trong công tác giáo dục lao động cho học sinh tại trường Tiểu học H’ra số 2
g tuần, học sinh phải tham gia lao động, vệ sinh trường lớp, vệ sinh nơi công cộng và tham gia lao động công ích ở địa phương. Sự tiến hành hoạt động lao động thường xuyên và có kế hoạch của các nhà trường sẽ giúp ích rất lớn vào việc hình thành đức tính yêu lao động ở trẻ, giúp các em hiểu và có trách nhiệm với bản thân, cuộc sống
Xác định được vai trò quan trọng của lao động đối với học sinh, hàng năm bản thân tôi đã xây dựng kế hoạch lao động sao cho phù hợp với đối tượng học sinh. Từ đó học sinh đã rèn được thói quen lao động tự phục vụ hàng ngày, lao động dọn vệ sinh trường lớp, lao động công íchCác em không ngại mệt, ngại khó mà hăng say, tự giác lao động dưới sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm, chính hoạt động này cũng đóng góp một phần không nhỏ vào việc rèn luyện thân thể và ý thức bảo vệ môi trường góp phần làm đẹp cảnh quan trường lớp. Tôi xin trình bày lại qua tên đề tài: “Một số biên pháp chỉ đạo của hiệu trưởng trong công tác giáo dục lao động cho học sinh tại trường Tiểu học H’ra số 2”.
 B. NỘI DUNG
I/ Thực trạng hiện nay về công tác lao động của học sinh
Trong xã hội ngày nay, dưới ảnh hưởng của cơ chế thị trường, việc giáo dục học trò qua lao động và bằng lao động cũng đặt ra nhiều vấn đề đối với các cấp quản lý, các nhà giáo dục. Điều đó đồng nghĩa với việc, các nhà trường chỉ chú trọng dạy kiến thức cho học sinh, còn các hoạt động khác trong đó có lao động thì không quan tâm. Đó cũng là điều dễ hiểu khi các nhà trường không tổ chức cho học sinh lao động mà vào đầu năm học đều thu tiền, nào là tiền lao động, nào là tiền “thuê” làm trực nhật, nào là tiền lao động công íchNhư thế có nghĩa là học sinh chỉ việc đi học chứ không biết lao động là gì. Hiện tượng này diễn ra rất nhiều ở các trường thuộc thành phố, thị trấn. Do đó hoạt động lao động của học sinh trong trường học đã bị bỏ qua, những hoạt động đó dần được “dịch vụ hóa”. 
Vì vậy, việc “bỏ qua” lao động ở các trường học hiện nay là một hình thức gián tiếp làm học sinh lười vận động và sợ...ới phụ huynh như sau:
Hãy đánh dấu x vào sau ý miêu tả đúng thái độ và việc làm của con anh, chị trong gia đình:
1/ Tự làm các việc phục vụ bản thân như soạn sách vở, sắp xếp quần áo, giặt giũ đồ dùng cá nhân...
2/ Lười lao động hay ỷ lại cho bố mẹ các công việc của bản thân.
3/ Ngoài giờ học còn tự giác giúp đỡ gia đình các công việc phù hợp.
4/ Không giúp các công việc vặt trong gia đình mặc dầu bố mẹ đã nhắc nhở, sai bảo.
5/ Khi nào bố mẹ bảo mới làm, nếu không bảo thì không làm.
Kết quả phiếu thăm dò đạt như sau:
Tổng số phiếu phát ra là 50 phiếu trong đó có 35 phiếu đánh vào ý 2 và ý 4.
Từ những thực trạng đó là người Hiệu trưởng trường học tôi đã xây dựng kế hoạch giáo dục lao động cho học sinh đảm bảo vừa sức cho các em nhằm xây dựng cho các em ý thức lao động, thói quen lao động và hứng thú đối với lao động.
 II/ Các biện pháp tổ chức thực hiện
A/ Các hình thức tổ chức giáo dục lao động trong trường học
1/ Phối hợp với phụ huynh để tổ chức tốt công tác giáo dục lao động
Như Dorothy Holte đã nói:"Cây giáo dục chỉ đơm hoa thơm và kết trái ngọt khi có sự chăm sóc và vun xới của nhà trường, gia đình và xã hội" 
Giáo dục học sinh qua lao động cũng vậy cần có sự chung tay, góp sức của phụ huynh học sinh. Khi về nhà, phụ huynh cần có thời gian biểu hợp lý để con em được ôn bài rồi có thời gian tham gia vào hoạt động lao động ở gia đình theo công việc phù hợp. Chẳng hạn như lao động tự phục vụ, quét sân, quét nhà, lau bàn ghế, giặt quần áo, khăn tay, tự sắp xếp gọn gàng góc học tập ở nhà, tự chuẩn bị đồ dùng học tập và xếp vào cặp sách trước khi đi học lớn hơn nữa có thể là nấu cơm, rửa chén bát, nhổ cỏ Miễn là công việc phù hợp với lứa tuổi để đỡ bớt công việc gia đình, có như thế các em mới tránh được thói quen ỷ lại và các em sẽ có thêm động lực để học tập. 
 Để công việc này được các em thực hiện thường xuyên như một thói quen, tôi đã xây dựng thành kế hoạch cụ thể trong năm học. Kế hoạch lao động phải đảm bảo tính vừa sức, an toàn và phù hợp với ...quả của các giáo viên chủ nhiệm, yêu cầu các giáo viên chủ nhiệm hàng tuần vào các buổi sinh hoạt nghe học sinh báo cáo kết quả trước lớp về những việc mà các em đã giúp đỡ gia đình trong tuần, bình xét để tuyên dương những bạn ngoan ngoãn đã biết tự mình làm được những việc để giúp đỡ bố mẹ.
Thứ ba là sự phối hợp chặt chẽ giữa 2 môi trường giáo dục(gia đình, nhà trường) mà cụ thể là giáo viên và phụ huynh. Sau khi nghe học sinh báo cáo ở lớp, để biết được sự tiến bộ thực sự của học sinh yêu cầu các giáo viên chủ nhiệm phải liên hệ với phụ huynh để xác minh xem kết quả báo cáo của các em có đúng không. Nếu nhận thấy thông tin báo cáo của các em chưa chính xác, giáo viên chưa vội phê bình học sinh mà phải tìm cách gặp riêng em đó, khéo léo trao đổi với các em để học sinh nhận ra và khuyến khích các em thực hiện những điều mà mình đã báo cáo ở lớp.
2/ Tổ chức các hoạt động lao động thường xuyên hàng ngày trên lớp
Quét sân trường, lớp học, lau bàn ghế, nhặt rác là những hoạt động thường xuyên khi các em đến trường, hằng ngày các em học sinh được phân công trực nhật, đi sớm hơn giờ vào học 15 phút để thực hiện công việc trực nhật, đó là quét dọn lớp, lau bàn ghế. Để đảm bảo sức khỏe cho các em nhà trường yêu cầu khi lao động các em phải đảm bảo vệ sinh. Công việc không quá nặng nhọc đối với các em, miễn là để các em có dịp tham gia vào hoạt động này một cách thường xuyên và hiệu quả. Tất cả học sinh đều phải vệ sinh lớp học hàng ngày bằng cách phân công theo bàn trực nhật. Đây là một việc không thể bỏ qua. Vì nhờ có hoạt động này, sẽ giúp các em nhận thức được rằng cần phải làm sạch nơi mình học, nơi mình ở và sự công bằng trong phân công lao động. Rồi hàng tuần, dưới sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm, tổ trực tuần, lớp trực tuần tham gia lao động vệ sinh trường học, lớp học làm cho cảnh quan xanh, sạch, đẹp mỗi ngày.
Đối với học sinh lớp 1 đầu năm các em còn nhỏ nên giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn các em làm quen từ những động tác đơn giản nhất mà các em có thể th

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_cua_hieu_truo.doc