Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo việc soạn giáo án lên lớp

Trong nhà trường có rất nhiều hoạt động nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy, đảm bảo mục tiêu phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh. Trong đó có một hoạt động quan trọng không thể thiếu được, đó là việc soạn bài của giáo viên. Bài soạn là đơn vị cơ sở, là tế bào quan trọng của quá trình dạy học. Không có từng bài soạn tốt, từng tiết dạy tốt thì không thể có quá trình dạy học tốt. Thực tế hiện nay ở nhiều trường Tiểu học không phải giáo viên nào lên lớp đều có được một giáo án tốt phù hợp theo hướng tích cực lấy người học làm trung tâm hay tích cực hoá hoạt động của người học. Một trong những nguyên nhân là việc quản lý chỉ đạo còn nhiều bất cập, mang nặng tính hình thức, chưa đi vào chiều sâu của vấn đề, con nề nếp soạn bài lên lớp cũng như các nề nếp khác của nhà trường không phải là vấn đề quan trọng cần quan tâm. Mặt khác hoạt động dạy có vị trí quyết định chất lượng của học sinh. Thực tế trong các trường Tiểu học hiện nay, chất lượng giáo dục có tăng nhưng rất thấp và chậm. Nguyên nhân về phía giáo viên, đó là chất lượng hiệu quả giờ lên lớp chưa cao. Vì vậy việc chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả giờ lên lớp không chỉ là việc làm thường xuyên mà còn là việc làm cấp bách, là một chủ trương đúng đắn của các nhà trường hiện nay, đặc biệt là đối với trường tiểu học. Trong thực tế hiện nay không phải tất cả các đồng chí cán bộ quản lý đều thấy rõ hoạt động dạy có vai trò quyết định chất lượng học của học sinh. Một số người cho hoạt động soạn bài, lên lớp chỉ mang tính chất hành chính đơn thuần bởi họ nghĩ giáo viên chỉ cần đủ giờ lên lớp, dạy đủ bài, đúng chương trình là được. Thậm chí có người coi việc giáo viên soạn giáo án đầy đủ, lên lớp đều không vào muộn ra sớm... là căn cứ chính để xếp loại giáo viên mà không cần quan tâm đến hiệu quả giờ lên lớp, chất lượng của quá trình dạy học của giáo viên. Vì vậy ở những trường học có những chất lượng giảm sút. Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn giáo dục tiểu học trước những mục tiêu nhiệm vụ của bậc học, bản thân tôi nhận thấy rằng muốn nâng cao chất lượng toàn diện bậc tiểu học phải đảm bảo cho học sinh có những hiểu biết cơ bản về tất cả các môn học, có kỹ năng thực hành và có thể áp dụng vào thực tiễn cuộc sống. Để mục tiêu đó trở thành hiện thực, chất lượng giáo dục ngày một nâng cao thì đòi hỏi ở rất nhiều yếu tố trong đó vai trò của người thầy giáo là khâu then chốt “Nhà giáo giữ vài trò quyết định, đảm bảo chất lượng giáo dục” (Điều 14 – Luật giáo dục). Chính vì những lý do trên nên tôi mạnh dạn đưa ra SKKN: “Một số biện pháp chỉ đạo việc soạn giáo án lên lớp ở Trường Tiểu học Gia Cẩm – Thành phố Việt Trì”
doc 17 trang Khải Lâm 29/12/2023 2260
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo việc soạn giáo án lên lớp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo việc soạn giáo án lên lớp

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo việc soạn giáo án lên lớp
rường đạt tới các mục tiêu đã xây dựng nhằm 
nâng cao chất lượng giảng dạy.
2. Phương hướng tiếp tục triển khai.
3. Những ý kiến đề xuất.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong nhà trường có rất nhiều hoạt động nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy, đảm bảo mục tiêu phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh. Trong đó có một hoạt động quan trọng không thể thiếu được, đó là việc soạn bài của giáo viên. Bài soạn là đơn vị cơ sở, là tế bào quan trọng của quá trình dạy học. Không có từng bài soạn tốt, từng tiết dạy tốt thì không thể có quá trình dạy học tốt. Thực tế hiện nay ở nhiều trường Tiểu học không phải giáo viên nào lên lớp đều có được một giáo án tốt phù hợp theo hướng tích cực lấy người học làm trung tâm hay tích cực hoá hoạt động của người học. Một trong những nguyên nhân là việc quản lý chỉ đạo còn nhiều bất cập, mang nặng tính hình thức, chưa đi vào chiều sâu của vấn đề, con nề nếp soạn bài lên lớp cũng như các nề nếp khác của nhà trường không phải là vấn đề quan trọng cần quan tâm. Mặt khác hoạt động dạy có vị trí quyết định chất lượng của học sinh. Thực tế trong các trường Tiểu học hiện nay, chất lượng giáo dục có tăng nhưng rất thấp và chậm. Nguyên nhân về phía giáo viên, đó là chất lượng hiệu quả giờ lên lớp chưa cao. Vì vậy việc chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả giờ lên lớp không chỉ là việc làm thường xuyên mà còn là việc làm cấp bách, là một chủ trương đúng đắn của các nhà trường hiện nay, đặc biệt là đối với trường tiểu học. Trong thực tế hiện nay không phải tất cả các đồng chí cán bộ quản lý đều thấy rõ hoạt động dạy có vai trò quyết định chất lượng học của học sinh. Một số người cho hoạt động soạn bài, lên lớp chỉ mang tính chất hành chính đơn thuần bởi họ nghĩ giáo viên chỉ cần đủ giờ lên lớp, dạy đủ bài, đúng chương trình là được. Thậm chí có người coi việc giáo viên soạn giáo án đầy đủ, lên lớp đều không vào muộn ra sớm... là căn cứ chính để xếp loại giáo viên mà không cần quan tâm đến hiệu quả giờ lên lớp, chất lượng của quá trình dạy học của giáo v... trường Tiểu học.
1. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.
1.1. Khách thể nghiên cứu
Học sinh và phụ huynh nhà trường Tiểu học Gia Cẩm
Cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị dạy học của trường.
1.2. Đối tượng nghiên cứu.
Đội ngũ giáo viên trường tiểu học Gia Cẩm
Các tổ trưởng chuyên môn.
2. Giả thiết khoa học
Nếu sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp chỉ đạo việc soạn giáo án
lên lớp ở trường tiểu học Gia Cẩm – Thanh phố Việt Trì” mà tôi đưa ra được áp dụng triệt để vào thực tiễn thì tôi tin rằng chất lượng dạy của thầy, chất lượng học của trò sẽ được nâng lên đáp ứng tốt mục tiêu đào tạo đề ra.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1. Nghiên cứu một số cơ sở lý luận về việc chỉ đạo soạn bài, lên lớp của GV TH
3.2 Tìm hiểu thực trạng việc soạn bài lên lớp của GV trường TH Gia Cẩm
3.3. Đề xuất một số biện pháp mang tính khả thi để chỉ đạo việc soạn giáo án và lên lớp nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
4. Giới thiệu và phạm vi nghiên cứu.
Nhằm tìm ra biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học ở trường TH Gia Cẩm
5. Phương pháp nghiên cứu.
5.1. Phương pháp điều tra.
Tiến hành điều tra kế hoạch của Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn, kế hoạch giảng dạy của giáo viên trong ba năm học gần đây.
5.2. Phương pháp quan sát sư phạm và quan sát thường (qua dự giờ, qua họp hội đồng sư phạm và qua sinh hoạt tổ chuyên môn, qua nề nếp và qua kết quả của học tập của học sinh)
Phương pháp nghiên cứu sách, báo, tài liệu (nghiên cứu qua tập san giáo dục, thế giới trong ta, nghiên cứu giáo dục chương trình kế hoạch bồi dưỡng GV).
5.3. Phương pháp trò chuyện với GV cốt cán về nội dung mình nghiên cứu.
5.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Tiến hành qua hồ sơ của GV, qua sổ theo dõi chất lượng của trường, qua biên bản của tổ CM.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VÀ TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ
1. Tổng quan.
Việc chỉ đạo nằm trong quản lý quá trình dạy học mà thực chất là thực hiện quá trình quản lý Nhà nước đối với giá...n của kinh nghiệm.
Mục tiêu giáo dục của nướ ta là: “Giáo dục đao tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức, trí thức, sức khỏe và thẩm mĩ, phát triển được năng lực của cá nhân, đào tạo những người lao động có kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo trung thành và có lý tưởng độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên lập nghiệp, có ý thức công dân góp phần làm giàu cho nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh; phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2013 - 2014)
1.3. Quan niệm về soạn giáo án.
1.3.1. Vị trí, vai trò của việc soạn giáo án.
Giáo án là khâu trọng tâm trong công tác chuẩn bị vài và có thể được xem là khâu thiết kế một bài học để chuẩn bị cho việc thi công bài học đó trên lớp của cả thầy và trò. Trong đó thầy đóng vai trò chỉ đạo, điều khiển; trò đóng vai trò chủ động tích cực, tự điều khiển. Trong học tập phải sử dụng các phương tiện dạy học phù hợp.
Giáo án làm cơ sở pháp lý cho toàn bộ nội dung bài dạy mà thầy đã thiết kế để học sinh chiếm lĩnh.
Giáo án khẳng định sự thành công 50% chất lượng giờ dạy.
Giáo án là cơ sở để kiểm tra đánh giá thông qua từng tiết dạy.
1.3.2. Quan điểm của dạy học theo kiểu cũ - thuyết giảng một chiều.
Học theo lối thụ động, chủ yếu đối phó với thi cử nên kiến thức không vững, thiếu kỹ năng thực hành, năng lực của cá nhân học sinh không có điều kiện bộc lộ và phát triển nên giảm hứng thú học tập.
1.3.3. Quan niệm về soạn giáo án theo tinh thần đổi mới.
Trong giáo án nội dung soạn cái gì? Soạn như thế nào? Sử dụng có hiệu quả hay không? Đây là vấn đề không đơn giản chút nào, điều này khiến các cấp quản lý giáo dục, các nhà nghiên cứu giáo dục, đặc biệt là hiệu trưởng đang đặt ra nhiều câu hỏi để từng bước khắc phục thảo gỡ những khó khăn trên. 
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC SOẠN GIÁO ÁN LÊN LỚP Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC GIA CẨM - TP VIỆT TRÌ
1. Đặc điểm tình hình địa phương:
2. Đặc điểm tình hình nhà trường.
Năm học 2013 - 2014 Trường tiểu 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_viec_soan_gia.doc