Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm sử dụng phương pháp gây hứng thú trong dạy học môn học Lịch sử

I.1 Lý do chọn đề tài

    Lịch sử là một trong những môn khoa học rất quan trọng, vì môn Lịch sử giúp các em biêt được quá trình phát triển của lịch sử loài người, nhất là biết được quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta qua bốn nghìn năm lịch sử. Đó là một quá trình lao động cần cù, sáng tạo và chiến đấu lâu dài, gian khổ, hi sinh của các thế hệ người Việt Nam. Qua việc học lịch sử, giúp các em hiểu được giá trị của cuộc sống và  bồi dưỡng cho các em lòng tự hào dân tộc, sự biết ơn những người có công với nước, từ đó các em  ý thức được trách nhiệm của mình đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay.

    Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tôi thấy học sinh trường Trần Phú quan tâm nhiều đến các môn như Toán, Lý, Hóa và Anh văn, còn môn Lịch sử và các môn khoa học xã hội nói chung, hầu như chỉ học để đối phó. Tình hình đó đã dẫn đến sự hiểu biết lịch sử của các em rất hạn chế, chất lượng bộ môn giảm sút so với nhiều năm trước. Vậy, làm thế nào để cải thiện chất lượng bộ môn! Tôi cho rằng, chỉ có cách duy nhất là giáo viên phải luôn tạo được sự hứng thú cho học sinh trong mỗi giờ Lịch sử. Trăn trở trước thực trạng đó đã nhiều năm, tôi đã học hỏi và rút ra một số kinh nghiệm về sử dụng phương pháp tạo hứng thú cho học sinh trong môn học Lịch sử, làm cho môn học không trở nên nặng nề, khô khan, nhàm chán, từ đó nâng cao dần chất lượng bộ môn.

 I.2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài

    Trong dạy học lịch sử cũng như các môn học khác, có rất nhiều phương pháp. Trong một bài giảng, giáo viên phải kết hợp nhiều phương pháp dạy học, nhưng sử dụng các phương pháp đó như thế nào cho phù hợp, cho hiệu quả, tạo được sự hứng thú cho các em là một vấn đề rất quan trọng. Trong điều kiện, hầu hết các phòng học của trường Trung học cơ sở Trần phú đã được lắp đặt máy vi tính và màn hình trình chiếu, nên tôi đã triệt để sử dụng phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. Tôi đã ứng dụng công nghệ thông tin để giới thiệu chân dung các nhân vật lịch sử, những thành tựu khoa học - kĩ thuật của con người;   tường thuật diễn biến các chiến dịch, các trận đánh; sử dụng những đoạn phim tư liệu, phương pháp thảo luận nhóm,...đồng thời kết hợp sử dụng các phương pháp truyền thống như miêu tả, tường thuật bằng phương pháp trình bày miệng của giáo viên và sử dụng thơ ca, âm nhạc vào giảng dạy lịch sử.

I.3 Đối tượng nghiên cứu

    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sử dụng phương pháp tạo hứng thú cho học sinh trong môn học Lịch sử.

doc 17 trang Khải Lâm 28/12/2023 3540
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm sử dụng phương pháp gây hứng thú trong dạy học môn học Lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm sử dụng phương pháp gây hứng thú trong dạy học môn học Lịch sử

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm sử dụng phương pháp gây hứng thú trong dạy học môn học Lịch sử
 sử của các em rất hạn chế, chất lượng bộ môn giảm sút so với nhiều năm trước. Vậy, làm thế nào để cải thiện chất lượng bộ môn! Tôi cho rằng, chỉ có cách duy nhất là giáo viên phải luôn tạo được sự hứng thú cho học sinh trong mỗi giờ Lịch sử. Trăn trở trước thực trạng đó đã nhiều năm, tôi đã học hỏi và rút ra một số kinh nghiệm về sử dụng phương pháp tạo hứng thú cho học sinh trong môn học Lịch sử, làm cho môn học không trở nên nặng nề, khô khan, nhàm chán, từ đó nâng cao dần chất lượng bộ môn.
 I.2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
 Trong dạy học lịch sử cũng như các môn học khác, có rất nhiều phương pháp. Trong một bài giảng, giáo viên phải kết hợp nhiều phương pháp dạy học, nhưng sử dụng các phương pháp đó như thế nào cho phù hợp, cho hiệu quả, tạo được sự hứng thú cho các em là một vấn đề rất quan trọng. Trong điều kiện, hầu hết các phòng học của trường Trung học cơ sở Trần phú đã được lắp đặt máy vi tính và màn hình trình chiếu, nên tôi đã triệt để sử dụng phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. Tôi đã ứng dụng công nghệ thông tin để giới thiệu chân dung các nhân vật lịch sử, những thành tựu khoa học - kĩ thuật của con người; tường thuật diễn biến các chiến dịch, các trận đánh; sử dụng những đoạn phim tư liệu, phương pháp thảo luận nhóm,...đồng thời kết hợp sử dụng các phương pháp truyền thống như miêu tả, tường thuật bằng phương pháp trình bày miệng của giáo viên và sử dụng thơ ca, âm nhạc vào giảng dạy lịch sử.
I.3 Đối tượng nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sử dụng phương pháp tạo hứng thú cho học sinh trong môn học Lịch sử.
I.4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
 Đến năm học 2010 - 2011, ở khối 9 của trường THCS Trần Phú đã có lớp 9A và 9B lắp máy vi tính và màn hình trình chiếu, còn 9C và 9D chưa lắp đặt, nên đề tài này tôi nghiên cứu về việc sử dụng một số phương pháp dạy học nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong môn học Lịch sử, trong đó có ứng dụng công nghệ thông tin. Đề tài được thực hiện ở lớp 9A và 9C năm học 2010-2011. 
I.5 Ph... môn lịch sử ở trường Trung học cơ sở Trần Phú.
 Bước thực nghiệm: Sau khi đã quan sát thấy thực trạng trên là đúng, tôi đã áp dụng các phương pháp dạy học hiện đại như ứng dụng công nghệ thông tin vào trình chiếu hình ảnh, cho nghe những bài hát có liên quan đến bài học, tổ chức trò chơi, kết hợp với các phương pháp truyền thống như miêu tả, tường thuật, sử dụng văn học và âm nhạc vào thực tế giảng dạy làm thay đổi thực trạng trên.
 Bước 5. Giải quyết vấn đề và trình bày vấn đề nghiên cứu.
 Sau khi đã tiến hành thực nghiệm, cho thấy việc sử dụng các phương pháp dạy học trên đã giúp học sinh hứng thú hơn và có hiểu biết nhiều hơn về lịch sử, chất lượng đại trà của môn Lịch sử được naag lên. Vì vậy, tôi quyết định trình bày vấn đề đã nghiên cứu để các đồng nghiệp cùng tham khảo. 
II. PHẦN NỘI DUNG
II.1 Cơ sở lí luận
 Môn lịch sử ở trường phổ thông nhằm giúp học sinh có được những kiến thức cơ bản, cần thiết về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới, góp phần hình thành ở học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, truyền thống dân tộc, cách mạng, bồi dưỡng các năng lực tư duy, hành động và thái độ ứng xử đúng đắn trong cuộc sống xã hội. Vì vậy phương pháp dạy học môn Lịch sử rất phong phú, đa dạng, bao gồm các phương pháp hiện đại (thảo luận nhóm, đóng vai...) và các phương pháp truyền thống (trực quan, kể chuyện...). Để việc dạy học có hiệu quả, người giáo viên phải biết lựa chọn các phương pháp phù hợp với bài học, với đối tượng học sinh nhằm tạo cho học sinh hứng thú học tập.
 Theo luật giáo dục Việt Nam, "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tư duy, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tư tưởng tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh"
II.2 Thực trạng
a. Thuận lợi, khó khăn
 Thuận lợi:
 Về đội ngũ giáo viên: Trường Trung học cơ sở Trần Phú có đủ giáo viên ...au này. Tất cả những yếu tố trên đã làm cho các em không có hứng thú học lịch sử.
 Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên vào dạy học lịch sử còn có những hạn chế nhất định. 
 b. Thành công - hạn chế 
 Thành công: 
 	Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học lịch sử đáp ứng được yêu cầu cung cấp hình ảnh đẹp, sinh động, giúp các em nắm bắt kiến thức dễ dàng và nhớ lâu. 
 	Việc sử dụng các phương pháp như miêu tả, tường thuật (kể chuyện), thơ ca và âm nhạc cũng phù hợp với tâm lí lứa tuổi học sinh. Ở tuổi đó, các em tiếp thu tương đối đầy đủ về sự kiện, hiện tượng được miêu tả, tường thuật và cảm thụ được tương đối tốt về thơ và nhạc, nên có tác động tích cực đến tư tưởng, tình cảm của các em.
 	Hạn chế: Nếu giáo viên không biết chọn lọc những thông tin cần thiết mà tham lam, ôm đồm, đưa quá nhiều hình ảnh; sử dụng quá nhiều tài liệu tham khảo; miêu tả, tường thuật dài dòng ...dễ dẫn đến tình trạng không đảm bảo thời gian cho giờ dạy.
c. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
 Trong những năm gần đây, do có nhiều hoạt động vui chơi giải trí ngoài trường học, ngoài giờ học như : phim ảnh, trò chơi điện tử nên các em bị chi phối mất nhiều thời gian và sức lực. Ngoài ra còn do cha mẹ lo làm ăn không quan tâm đến việc học của con em mình và còn do nhận thức chưa đúng về ý nghĩa, tầm quan trọng của môn Lịch sử.
II.3 Giải pháp, biện pháp
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
 Mục tiêu của các giải pháp, biện pháp mà tôi đưa ra nhằm cải thiện thái độ học tập của học sinh đối với môn Lịch sử, giúp các em yêu thích môn Lịch sử và có hứng thú học tập, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
 * Phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin
 	Theo số liệu khoa học mà tổ chức UNESCO đã công bố: Học sinh chỉ nhớ 15% thông tin khi nghe, 25% thông tin khi nhìn nhưng nếu được kết hợp giữa nghe và nhìn thì thông tin thu nhận được đạt tới 65%. Như vậy khi ứng dụng công nghệ thông tin với kênh hình, kên

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_su_dung_phuong_phap.doc