Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động ngoại khóa môn Lịch sử ở trường Trung học cơ sở

Trong xu thế hiện nay, đất nước đang từng ngày, từng giờ hội nhập với
thế giới.Chủ nghĩa xã hội đang đứng trước những nguy cơ lớn. Công cuộc
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang được tiến hành cùng với nó những thách
thức, đạo đức truyền thống đang bị mai một. Thế hệ trẻ năng động trong cơ
chế thị trường nhưng lại đánh mất đi bản sắc dân tộc, mất đi truyền thống.
Việc giáo dục đạo đức, truyền thống cho thế hệ trẻ trở nên cấp thiết.
Môn lịch sử có vị trí quan trọng đối với việc giáo dục thế hệ trẻ. Nghị quyết
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 2 – khóa VIII (2/1997) đã
khẳng định vai trò của bộ môn lịch sử cùng với môn khoa học khác trong công
tác giáo dục. Từ những hiểu biết về quá khứ, học sinh hiểu rõ truyền thống
dân tộc, tự hào với những truyền thống dựng nước và giữ nước của tổ tiên, xác
định nhiệm vụ trong hiện tại, có thái độ đúng đắn với sự phát triển hợp quy
luật của tương lai. Nói cách khác, qua học tập bộ môn lịch sử hình thành cho
các em thế giới quan, nhân sinh quan đúng đắn. Từ đó, giáo dục các em lòng
yêu nước, yêu lao động, yêu cuộc sống… Có thể nói, bộ môn lịch sử góp phần
đào tạo con người mới mà phần đắc lực nhất là giáo dục truyền thống yêu
nước, ý thức dân tộc mà các bộ môn khoa học khác không có.
Những nhận thức, quan niệm sai lệnh về vị trí, chức năng của khoa học
Lịch sử và môn học lịch sử trong đời sống xã hội, giáo dục đã dẫn  tới phương
pháp nghiên cứu, học tập không đúng. Tình trạng học sinh không biết những
sự kiện lịch sử cơ bản, phổ thông, nhớ sai nhầm lẫn kiến thức là hiện tượng
khá phổ biến.
pdf 15 trang Khải Lâm 02/01/2024 760
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động ngoại khóa môn Lịch sử ở trường Trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động ngoại khóa môn Lịch sử ở trường Trung học cơ sở

Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động ngoại khóa môn Lịch sử ở trường Trung học cơ sở
các em thế giới quan, nhân sinh quan đúng đắn. Từ đó, giáo dục các em lòng
yêu nước, yêu lao động, yêu cuộc sống Có thể nói, bộ môn lịch sử góp phần
đào tạo con người mới mà phần đắc lực nhất là giáo dục truyền thống yêu
nước, ý thức dân tộc mà các bộ môn khoa học khác không có.
Những nhận thức, quan niệm sai lệnh về vị trí, chức năng của khoa học
Lịch sử và môn học lịch sử trong đời sống xã hội, giáo dục đã dẫn tới phương
pháp nghiên cứu, học tập không đúng. Tình trạng học sinh không biết những
sự kiện lịch sử cơ bản, phổ thông, nhớ sai nhầm lẫn kiến thức là hiện tượng
khá phổ biến.
Trong việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, môn lịch sử nói
riêng, việc đổi mới phương pháp dạy học đang là một nhân tố quan trọng. Bên
cạnh việc giáo viên phải bồi dưỡng kiến thức chuyên môn tốt thì cần có nhiều
2hình thức tổ chức dạy học khác nhau để thu hút học sinh. Trong đó hình thức
ngoại khóa có nhiều ưu thế.
Hoạt động ngoại khóa có tác động tích cực đối với việc giáo dưỡng và
phát triển tư duy học sinh. Nhiệm vụ của ngoại khóa mang tính chất tổng hợp,
làm sâu sắc và phong phú kiến thức cho học sinh về các mặt khác nhau của
cuộc sống xã hội, góp phần gây hứng thú trong học tập lịch sử. Điều quan
trọng nhất là hoạt động ngoại khóa mang tính chất giáo dục cao. Nó giáo dục
học sinh ý thức trách nhiệm, ý thức lao động và tinh thần tập thể, ý thức cộng
đồng.
Thực tế hiện nay còn nhiều bất cập do nhiều yếu tố khác nhau mà ở các
trường phổ thông hầu hết mới chỉ chú trọng đến hoạt động dạy trên lớp, ít
hoặc không chú ý đến hoạt động ngoại khóa. Nếu có thì nội dung nghèo nàn,
hình thức chưa phong phú. Vì vậy, hiệu quả giáo dục còn hạn chế.
Để hoạt động ngoại khóa trở thành sân chơi bổ ích cho các em, lôi cuốn
được các em tham gia tích cực nhằm nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn.
Tôi xin mạnh dạn trình bày kinh nghiệm: “ Tổ chức hoạt động ngoại khóa
môn lịch sử ở trường trung học cơ sở ”, mong muốn cùng với các hình thức
dạy học khác góp phần nâng cao ...inh bộc lộ rõ rệt. Đặc biệt hoạt động ngoại khóa đã gắn việc
học tập lịch sử của học sinh với đời sống, tạo cho các em ý thức trách nhiệm
trong hoạt động phục vụ xã hội. Đây là điều kiện thuận lợi để giáo dục thế giới
quan khoa học, đạo đức và lý tưởng chính trị cho học sinh.
Hoạt động ngoại khóa góp phần phát triển học sinh. Nếu bài nội khóa là
hình thức bắt buộc của việc học tập, tuân thủ nghiêm ngặt chương trình thì
hoạt động ngoại khóa mang tính chất tự nguyện. Tính chất tự nguyện của hoạt
động ngoại khóa đã phát huy năng lực nhận thức độc lập của học sinh, làm
nảy sinh và phát triển hứng thú.
Hoạt động ngoại khóa giúp học sinh đem những kiến thức đã học,
những kỹ năng đã được rèn luyện trong giờ nội khóa vận dụng vào công tác
thực tế như sưu tầm tài liệu biên soạn lịch sử địa phương công tác xã hội.
2. Thực trạng của vấn đề:
4Hiện nay, việc đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa đòi hỏi
phải đổi mới trong phương pháp dạy học. Điều quan trọng là người giáo viên
phải phát huy được sự tích cực, chủ động của người học trong việc tiếp thu tri
thức. Vì vậy, cần tổ chức và tiến hành nhiều hình thức dạy học.
Trong những năm gần đây, Bộ giáo dục đã quan tâm chú ý hơn tới việc
bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, chú trọng tới chất lượng và hiệu quả giáo dục ở
các bộ môn. Tuy nhiên môn lịch sử vẫn chưa thực sự được đặt đúng vị trí của
nó.
Thực tế giảng dạy, tôi thấy phần lớn đội ngũ giáo viên ở trung học cơ sở
coi nhẹ việc tổ chức các hoạt động, các hoạt động ngoại khóa, các tiết học lịch
sử địa phương.
Nếu kinh nghiệm tổ chức giờ học ngoại khóa môn Lịch sử được tiến
hành và sử dụng rộng rãi sẽ góp phần thu hút được học sinh, làm nảy sinh và
phát triển hứng thú của học sinh đối với bộ môn Lịch sử. Từ đó, trí tưởng
tượng, óc sáng tạo, khả năng sưu tầm và diễn đạt ngôn ngữ của học sinh được
phát huy. Học sinh sẽ nắm vững hơn những kiến thức Lịch sử dân tộc, hiểu
thêm truyền thống của địa phương, từ đó có ý thức trân trọng, bảo vệ, giữ gìn
và tôn...m quan các di tích lịch
sử tại địa phương ( đình chùa được nhà nước và tỉnh xếp hạng)
- Những công việc của từng cá nhân hay nhóm nhỏ ( đọc sách, trao đổi,
thảo luận)
- Những công tác xã hội:
Trong đó, với điều kiện ở các trường trên địa bàn thành phố Việt Trì,
một số hình thức phổ biến, thích hợp là: đọc sách, kể truyện, nói chuyện Lịch
sử, trao đổi thảo luận, tham quan Lịch sử, trò chơi Lịch sử
Trong điều kiện có hạn, tôi chỉ đề cập đến hình thức trao đổi thảo luận
lịch sử được thực hiện trên quy mô 1 lớp chia thành các nhóm nhỏ.
Trao đổi, thảo luận là hình thức ngoại khóa giúp học sinh bày tỏ ý kiến
của mình để củng cố kiến thức đã học, lòng tin sau khi đã đọc một quyển sách,
nghe kể chuyện nói chuyện Lịch sử, tham gia hoặc suy nghĩ về một vấn đề
nào đấy. Có nhiều cách tiến hành trao đổi thảo luận. Trước hết, có thể tổ chức
trong phạm vi lớp học. Đối với học sinh, những cuộc trao đổi thảo luận không
chỉ để ghi nhớ một nội dung vấn đề, mà chủ yếu là khơi dậy những suy nghĩ
độc lập của các em. chủ đề nêu ra là những vấn đề có tính chất tổng hợp, khái
quát những vấn đề mà nhiều người quan tâm. Trong quá trình trao đổi, giáo
viên cần động viên các em, đề xuất và giải quyết vấn đề theo suy nghĩ độc lập
của mình; đồng thời khiêm tốn học tập và tôn trọng ý kiến của bạn.
Giáo viên theo dõi, kịp thời bổ sung những thiếu sót, uốn nắn các lệch
lạc. Khi kết thúc thảo luận có nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm.
Khi thực hiện hình thức ngoại khóa trao đổi, thảo luận người giáo viên
cần nhận thức rõ một số vấn đề sau:
6- Giờ học ngoại khóa Lịch sử gắn liền với bài nội khóa. Giáo viên căn
cứ vào đó để hướng dẫn học sinh lựa chọn các sự kiện lịch sử tiêu biểu cho
phù hợp với hoạt động ngoại khóa.
- Nội dung ngoại khóa phải nhằm vào thực hiện mục tiêu đào tạo của
cấp học.
- Tổ chức công tác ngoại khóa phải gọn nhẹ, tiết kiệm thời gian và tiền
bạc.
Để tổ chức thành công một buổi ngoại khóa Lịch sử dưới hình thức trao
đổi, thảo luận, mà cụ thể là tổ 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_hoat_dong_ngoai_khoa_mon_lich.pdf