Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên hè 2018 - Chuyên đề: Dạy học công nghệ định hướng nghề nghiệp tương lai

Chuyên đề: DẠY HỌC CÔNG NGHỆ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP 
TƯƠNG  AI 
PHẦN 1: ĐẠI CƯƠNG 
1. Khái niệm về công nghệ 
Công nghệ trong sản xuất là tập hợp các phương pháp, các qui tắc, các 
kĩ thuật được sử dụng để tác động vào đối tượng lao động nhằm tạo ra sản 
phẩm nào đó. Sự tác động ấy thường phải thông qua các phương tiện vật chất 
như máy móc, trang thiết bị, công cụ… dưới góc độ quản lí, công nghệ là hệ 
thống kiến thức về qui trình và kĩ thuật dùng để chế biến vật liệu thông tin… 
Công nghệ gồm 4 bộ phận cơ bản sau: 
1. Phần kĩ thuật (phần cứng) bao gồm các vật thể như các công cụ, 
thiết bị, máy móc, vật liệu, phương tiện vận chuyển, nhà máy…. 
2. Yếu tố con người:Bao gồm kĩ năng , năng lực, kinh nghiệm, tính 
sáng tạo, đạo đức lao động, tức là yếu tố đóng vai trò chủ động 
trong công nghệ. 
3. Phần thông tin, thể hiện tri thức tích lũy trong công nghệ, các khái 
niệm, lí thuyết, các cồn thức, phương pháp, bí quyết… Các yếu tố 
này được coi là sức mạnh của công nghệ. 
4. Phần tổ chức, quản lí, điều hành…. Đóng vai trò điều hòa, phối hợp 
các thành phần trên. Phần này mang tính chất động lực trong công 
nghệ.
pdf 64 trang letan 14/04/2023 5020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên hè 2018 - Chuyên đề: Dạy học công nghệ định hướng nghề nghiệp tương lai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên hè 2018 - Chuyên đề: Dạy học công nghệ định hướng nghề nghiệp tương lai

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên hè 2018 - Chuyên đề: Dạy học công nghệ định hướng nghề nghiệp tương lai
............................................... 7 
5. Định hướng giáo dục STEM trong chương trình giáo dục phổ thông mới ... 11 
6. Dự thảo chương trình môn Công nghệ .......................................................... 15 
PHẦN II: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG THIẾT BÀI GIẢNG ...................................... 33 
LỚP 6: CÔNG NGHỆ TRONG GIA ĐÌNH ......................................................... 33 
Chương: Trang phục và thời trang ..................................................................... 33 
Chương: Thực phẩm và dinh dưỡng .................................................................. 39 
Chương: Nhà ở ................................................................................................... 42 
GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP TRONG MÔN CÔNG NGHỆ 7........................ 48 
1. Ý nghĩa và tầm quan trọng của các nghề thuộc lĩnh vực nông – lâm - ngư 
nghiệp. ................................................................................................................ 48 
2. Định hướng phát triển các nghề thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. ...... 49 
3. Đặc điểm, yêu cầu chung các nghề thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp . 51 
4. Hình thức tổ chức dạy học hướng nghiệp gắn liền với sản xuất, kinh doanh 
tại địa phương .................................................................................................... 53 
5. Gợi ý thiết kế hoạt động giáo dục hướng nghiệp qua việc giảng dạy bộ môn 
công nghệ 7 ........................................................................................................ 55 
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 61 
 Dạy học công nghệ định hướng nghề nghiệp tương lai 
 1 
Chuyên đề: DẠY HỌC CÔNG NGHỆ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP 
TƯƠNG AI 
PHẦN 1: ĐẠI CƯƠNG 
1. Khái niệm về công nghệ 
 Công nghệ trong sản xuất là tập hợp các phương pháp, các qui tắc, các 
kĩ thuật được sử dụng để tác động vào đối tượ...n học trong kế hoạch học tập chính 
khóa của cấp THCS có vai trò quan trọng trong việc góp phần phát triển nhân 
cách toàn diện cho học sinh, góp phần giáo dục lao động, kĩ thuật tổng hợp và 
hướng nghiệp cho thế hệ trẻ, đồng thời tạo tiền đề phát triển năng lực lao 
động nghề nghiệp cho đôi ngũ nhân lực lao động tương lai. 
 Với xu thế tiếp cận và liên thông giữa giáo dục phổ thông và giáo dục 
nghề nghiệp môn học này đã được đưa vào chương trình THCS và THPT 
chính khóa của nhiều nước trên thế giới. Mục đích của môn học là giúp học 
sinh tiếp cận với lao động nghề nghiệp, với cuộc sống xã hội để nâng cao 
năng lực của bản thân, chuẩn bị cho các em trở thành người chủ tốt của gia 
 Dạy học công nghệ định hướng nghề nghiệp tương lai 
 2 
đình tương lai, trở thành những người lao động hữu ích cho xã hội. Mặt khác, 
góp phần định hướng nghề nghiệp và tạo tiền đề cho các em để chọn ngành 
nghề phù hợp để tiếp tục học lên hoặc trực tiếp bước vào cuộc sống lao động 
3. Định nghĩa nghề, nghiệp, định hướng, hướng nghiệp, việc làm 
Nghề nghiệp trong xã hội không phải là một cái gì cố định, cứng nhắc. 
Nghề nghiệp cũng giống như một cơ thể sống, có sinh thành, phát triển và tiêu 
vong. Chẳng hạn, do sự phát triển của kỹ thuật điện tử nên đã hình thành công 
nghệ điện tử, do sự phát triển vũ bão của kỹ thuật máy tính nên đã hình thành 
cả một nền công nghệ tin học đồ sộ bao gồm việc thiết kế, chế tạo cả phần 
cứng, phần mềm và các thiết bị bổ trợ v.v Công nghệ các hợp chất cao phân 
tử tách ra từ công nghệ hóa dầu, công nghệ sinh học và các ngành dịch vụ, du 
lịch tiếp nối ra đời 
3.1. Nghề 
Nghề là một việc làm có tính ổn định, đem lại thu nhập để duy trì và phát 
triển cuộc sống cho mỗi người. 
Nghề không đơn giản chỉ để kiếm sống mà còn là con đường để chúng ta 
thể hiện và khẳng định giá trị của bản thân. 
Nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ được đào tạo, 
con người có được những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại...y đổi 
nền kinh tế, xã hội và môi trường cần thiết. 
Ở Việt Nam trong những năm gần đây, do sự chuyển biến của nền kinh 
tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường, nên đã gây ra 
những biến đổi sâu sắc trong cơ cấu nghề nghiệp của xã hội. Trong cơ chế thị 
trường, nhất là trong nền kinh tế tri thức tương lai, sức lao động cũng là một 
thứ hàng hóa. Giá trị của thứ hàng hóa sức lao động này tuỳ thuộc vào trình 
độ, tay nghề, khả năng về mọi mặt của người lao động. Xã hội đón nhận thứ 
hàng hóa này như thế nào là do “hàm lượng chất xám” và “chất lượng sức lao 
động” quyết định. Khái niệm phân công công tác sẽ mất dần trong quá trình 
vận hành của cơ chế thị trường. Con người phải chủ động chuẩn bị tiềm lực, 
trau dồi bản lĩnh, nắm vững một nghề, biết nhiều nghề để rồi tự tìm việc làm, 
tự tạo việc làm 
Vì hệ thống nghề nghiệp trong xã hội có số lượng nghề và chuyên môn 
nhiều như vậy nên người ta gọi hệ thống đó là “Thế giới nghề nghiệp”. Nhiều 
nghề chỉ thấy có ở nước này nhưng lại không thấy ở nước khác. Hơn nữa, các 
nghề trong xã hội luôn ở trong trạng thái biến động do sự phát triển của khoa 
học và công nghệ. Nhiều nghề cũ mất đi hoặc thay đổi về nội dung cũng như 
về phương pháp sản xuất. Nhiều nghề mới xuất hiện rồi phát triển theo hướng 
đa dạng hóa. Theo thống kê gần đây, trên thế giới mỗi năm có tới 500 nghề bị 
đào thải và khoảng 600 nghề mới xuất hiện. Ở nước ta, mỗi năm ở cả ba hệ 
trường (dạy nghề, trung học chuyên nghiệp và cao đẳng - đại học) đào tạo 
trên dưới 300 nghề bao gồm hàng nghìn chuyên môn khác nhau. 
Trên thế giới hiện nay có trên dưới 2000 nghề với hàng chục nghìn 
chuyên môn. Ở Liên Xô trước đây, người ta đã thống kê được 15.000 chuyên 
môn, còn ở nước Mỹ, con số đó lên tới 40.000. 
3.4. Hướng nghiệp 
Là các hoạt động nhằm hỗ trợ mọi cá nhân chọn lựa và phát triển 
chuyên môn nghề nghiệp phù hợp nhất với khả năng của cá nhân, đồng thời 
thỏa mãn nhu cầu nhân lực cho tất cả các lĩnh vực nghề ng

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_boi_duong_thuong_xuyen_he_2018_chuyen_de_day_hoc_co.pdf