Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên hè bộ môn Âm nhạc - Bồi dưỡng phương pháp giảng dạy tiếp cận chương trình GDPT mới
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC
1. Vị trí và tên môn học trong chương trình GDPT
Âm nhạc là loại hình nghệ thuật sử dụng âm thanh để diễn tả cảm xúc, thái độ,
nhận thức và tư tưởng của con người. Âm nhạc là một phần thiết yếu của các nền văn
hoá, gắn bó và ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội. Âm nhạc làm phong phú
những giá trị tinh thần của nhân loại, là phương tiện giúp con người khám phá thế
giới, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
Trong nhà trường, giáo dục âm nhạc tạo cơ hội cho học sinh được trải nghiệm và
phát triển năng lực âm nhạc – biểu hiện của năng lực thẩm mĩ với các thành phần sau:
thể hiện âm nhạc, cảm thụ và hiểu biết âm nhạc, ứng dụng và sáng tạo âm nhạc; góp
phần phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu âm nhạc. Đồng thời, thông
qua nội dung các bài hát, các hoạt động âm nhạc và phương pháp giáo dục của nhà sư
phạm, giáo dục âm nhạc góp phần phát triển ở học sinh các phẩm chất yêu nước,
nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, cùng các năng lực tự chủ và tự học, giao
tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo để trở thành những công dân phát triển
toàn diện về nhân cách, hài hoà về thể chất và tinh thần.
Trong chương trình GDPT, môn Âm nhạc là môn học cốt lõi thuộc nhóm môn
Giáo dục nghệ thuật. Từ lớp 10 đến lớp 12, học sinh được lựa chọn môn học thuộc
nhóm môn công nghệ và nghệ thuật phù hợp với định hướng nghề nghiệp, sở thích và
năng lực của bản thân.
I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC
1. Vị trí và tên môn học trong chương trình GDPT
Âm nhạc là loại hình nghệ thuật sử dụng âm thanh để diễn tả cảm xúc, thái độ,
nhận thức và tư tưởng của con người. Âm nhạc là một phần thiết yếu của các nền văn
hoá, gắn bó và ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội. Âm nhạc làm phong phú
những giá trị tinh thần của nhân loại, là phương tiện giúp con người khám phá thế
giới, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
Trong nhà trường, giáo dục âm nhạc tạo cơ hội cho học sinh được trải nghiệm và
phát triển năng lực âm nhạc – biểu hiện của năng lực thẩm mĩ với các thành phần sau:
thể hiện âm nhạc, cảm thụ và hiểu biết âm nhạc, ứng dụng và sáng tạo âm nhạc; góp
phần phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu âm nhạc. Đồng thời, thông
qua nội dung các bài hát, các hoạt động âm nhạc và phương pháp giáo dục của nhà sư
phạm, giáo dục âm nhạc góp phần phát triển ở học sinh các phẩm chất yêu nước,
nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, cùng các năng lực tự chủ và tự học, giao
tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo để trở thành những công dân phát triển
toàn diện về nhân cách, hài hoà về thể chất và tinh thần.
Trong chương trình GDPT, môn Âm nhạc là môn học cốt lõi thuộc nhóm môn
Giáo dục nghệ thuật. Từ lớp 10 đến lớp 12, học sinh được lựa chọn môn học thuộc
nhóm môn công nghệ và nghệ thuật phù hợp với định hướng nghề nghiệp, sở thích và
năng lực của bản thân.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên hè bộ môn Âm nhạc - Bồi dưỡng phương pháp giảng dạy tiếp cận chương trình GDPT mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên hè bộ môn Âm nhạc - Bồi dưỡng phương pháp giảng dạy tiếp cận chương trình GDPT mới
................................................... 10 NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH MÔN ÂM NHẠC MỚI .................................. 10 I. NỘI DUNG GIÁO DỤC ............................................................................. 10 II. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC ................................................................... 14 III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC ........................................................ 21 IV. THIẾT BỊ DẠY HỌC ............................................................................... 28 V. NHỮNG ĐIỀU GIÁO VIÊN CẦN BIẾT VỀ CHƯƠNG TRÌNH ÂM NHẠC MỚI ..................................................................................................... 30 VI. GỢI Ý PHƯƠNG PHÁP SOẠN GIÁO ÁN CÁC MÔN NGHỆ THUẬT CHO KHỐI THCS THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI ........................................ 35 PHẦN KẾT LUẬN............................................................................................... 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 45 1 LỜI MỞ ĐẦU Sau hơn 30 năm đổi mới, đất nước ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Đất nước đã thoát ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Tuy nhiên, những thành tựu về kinh tế của nước ta chưa vững chắc, chất lượng nguồn nhân lực và sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao, môi trường văn hoá còn tồn tại nhiều hạn chế, chưa hội đủ các nhân tố để phát triển nhanh và bền vững. Cũng trong khoảng thời gian trước và sau khi nước ta tiến hành đổi mới, thế giới chứng kiến những biến đổi sâu sắc về mọi mặt. Các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư nối tiếp nhau ra đời, kinh tế tri thức phát triển mạnh đem lại cơ hội phát triển vượt bậc, đồng thời cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với mỗi quốc gia, nhất là các quốc gia đang phát triển và chậm phát triển. Mặt khác, nhữ... mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lí luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.” Tư tưởng này hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển giáo dục trên thế giới hiện nay. Để thực hiện Nghị quyết 29 của Trung ương, ngày 28/11/2014, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 88/2014/QH13 về đổi mới CT, SGK GDPT (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 88). Căn cứ Nghị quyết 88 của Quốc hội, ngày 27/3/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 404/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đổi mới CT, SGK GDPT (sau đây gọi tắt là Quyết định 404). Thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GDĐT đã tổ chức xây dựng CT GDPT 2018 theo đúng các quy định của pháp luật: tổng kết, đánh giá CT, SGK hiện hành và việc thực hiện CT, SGK hiện hành nhằm xác định những ưu điểm cần kế thừa và những hạn chế, bất cập cần khắc phục; nghiên cứu bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội và văn hoá trong nước và quốc tế; tổ chức tập huấn về lí luận và kinh nghiệm trong nước, nước ngoài về xây dựng CT GDPT; biên soạn và tổ chức lấy ý kiến các cơ sở giáo dục, các chuyên gia giáo dục, các tầng lớp nhân dân về dự thảo CT GDPT; tổ chức dạy thực nghiệm và thẩm định CT GDPT. 2 Ngày 26/12/2018, Bộ trưởng Bộ GDĐT đã kí Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ban hành CT GDPT, bao gồm CT tổng thể (khung CT) và 27 CT môn học, HĐGD và trong đó có bộ môn Âm nhạc. Nhằm giúp đội ngũ giáo viên âm nhạc trong tỉnh Gia Lai tiếp cận với chương trình đổi mới trong thời gian tới, chúng tôi thực hiện chuyên đề: “ Bồi dưỡng phương pháp giảng dạy tiếp cận chương trình GDPT mới” trong đợt Bồi dưỡng thường xuyên – hè 2019. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp GV định hình được tính mới trong chương trình, từ đó có những phương pháp giảng dạy thích hợp đáp ứng được những yêu cầu của chương trình đề ra. 3 PHẦN NỘ...ăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, cùng các năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo để trở thành những công dân phát triển toàn diện về nhân cách, hài hoà về thể chất và tinh thần. Trong chương trình GDPT, môn Âm nhạc là môn học cốt lõi thuộc nhóm môn Giáo dục nghệ thuật. Từ lớp 10 đến lớp 12, học sinh được lựa chọn môn học thuộc nhóm môn công nghệ và nghệ thuật phù hợp với định hướng nghề nghiệp, sở thích và năng lực của bản thân. 2. Vai trò và tính chất nổi bật của môn học trong giai đoạn giáo dục cơ bản và giáo dục định hướng nghề nghiệp Trong chương trình giáo dục phổ thông, nội dung môn Âm nhạc được phân chia theo hai giai đoạn. – Giai đoạn giáo dục cơ bản Âm nhạc là nội dung giáo dục bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 9, bao gồm những kiến thức và kĩ năng cơ bản về hát, nhạc cụ, nghe nhạc, đọc nhạc, lí thuyết âm nhạc, thường thức âm nhạc. Nội dung giáo dục âm nhạc giúp học sinh trải nghiệm, khám phá và thể hiện bản thân thông qua các hoạt động âm nhạc nhằm phát triển năng lực thẩm mĩ, nhận thức được sự đa dạng của thế giới âm nhạc và mối liên hệ giữa âm nhạc với văn hoá, lịch sử cùng các loại hình nghệ thuật khác; đồng thời hình thành ý thức bảo vệ và phổ biến các giá trị âm nhạc truyền thống. – Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp Âm nhạc là môn học được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh. Nội dung môn học bao gồm kiến thức và kĩ năng mở rộng, nâng cao về hát, nhạc cụ, nghe nhạc, đọc nhạc, lí thuyết âm nhạc, thường thức âm nhạc. Những 4 học sinh có sở thích, năng khiếu hoặc định hướng nghề nghiệp liên quan có thể chọn học thêm một số chuyên đề học tập. Nội dung giáo dục âm nhạc giúp học sinh tiếp tục phát triển các kĩ năng thực hành, mở rộng hiểu biết về âm nhạc trong mối tương quan với các yếu tố văn hoá, lịch sử và xã hội, ứng dụng kiến thức vào đời sống, đáp ứng sở thích cá nhân và tiếp cận với những nghề nghiệp liên quan đến âm nhạ
File đính kèm:
- tai_lieu_boi_duong_thuong_xuyen_he_bo_mon_am_nhac_boi_duong.pdf