Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên hè môn Tin học

Phương pháp dạy học tích cực (PPDH tích cực) là một thuật ngữ rút gọn, 
được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo 
hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. PPDH tích cực 
hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, 
nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập 
trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo 
phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương 
pháp thụ động. Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh có nghĩa 
là phải thay đổi cách dạy và cách học. Chuyển cách dạy thụ động, truyền thụ một 
chiều “đọc- chép”, giáo viên làm trung tâm sang cách dạy lấy học sinh làm trung 
tâm hay còn được gọi là dạy và học tích cực. Trong cách dạy này học sinh là chủ 
thể hoạt động, giáo viên là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn, tạo nên sự tương 
tác tích cực giữa người dạy và người học.  
Khi áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, giờ giảng của mỗi giáo viên 
trở nên sinh động, hấp dẫn và có ý nghĩa. Người học là trung tâm những vai trò, 
uy tín của người thầy được đề cao hơn. Bên cạnh đó khả năng chuyên môn của 
người thầy sẽ tăng lên nhờ áp lực của phương pháp, bởi nội dung kiến thức của 
từng giờ giảng phải được cập nhật liên tục để đáp ứng các câu hỏi của người học 
trong thời đại thông tin rộng mở.  
Khi giáo viên dạy học bằng phương pháp dạy học tích cực, người học thấy 
họ được học chứ không bị học. Người học được chia sẻ những kiến thức và kinh 
nghiệm của mình đồng thời với việc bổ sung những kiến thức, kinh nghiệm 
không chỉ từ người thầy mà còn từ chính các bạn trong lớp. Họ hạnh phúc khi 
được học, được sáng tạo, được làm, được thể hiện. Nhờ học theo hướng tích cực 
mà họ ghi nhớ sâu kiến thức và tăng khả năng áp dụng vào thực tế.  
Sử dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực chính là tìm mọi cách giúp 
người học được chủ động trong việc học, cho họ được khám phá năng lực của 
chính mình. Người dạy cần giúp người học có được sự tự tin, có trách nhiệm với 
bản thân để từ đó chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng.
pdf 64 trang letan 14/04/2023 8940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên hè môn Tin học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên hè môn Tin học

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên hè môn Tin học
 cứu trường hợp điển hình 26 
2.3. Phương pháp giải quyết vấn đề 27 
2.4. Phương pháp trò chơi 28 
2.5. Phương pháp dạy học dự án 28 
2.6. Phương pháp bàn tay nặn bột 30 
2.7. Phương pháp đóng vai 32 
2.8. Phương pháp “Công não” 33 
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC SỬ 35 
 DỤNG TRONG MÔN TIN HỌC 
3.1. Kỹ thuật khăn trải bàn 35 
3.2. Kỹ thuật mảnh ghép 36 
3.3. Kỹ thuật KWL 37 
3 
3.4. Sơ đồ tư duy 38 
3.5. Kỹ thuật sử dụng phiếu học tập 40 
3.6. Kỹ thuật Động não 41 
3.7. Động não viết 42 
3.8. Kỹ thuật động não không công khai 43 
3.9. Kỹ thuật XYZ 43 
CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG BÀI HỌC THEO CHỦ ĐỀ TIN HỌC THCS 44 
4.1 Quy trình xây dựng bài học 44 
4.1.1. Định hướng chung 44 
4.1.2. Quy trình xây dựng bài học 44 
4.2 Xây dựng bài học minh họa Tin học THCS 47 
KẾT LUẬN 57 
PHỤ LỤC 58 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64 
4 
MỞ ĐẦU 
Phương pháp dạy học tích cực (PPDH tích cực) là một thuật ngữ rút gọn, 
được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo 
hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. PPDH tích cực 
hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, 
nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập 
trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo 
phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương 
pháp thụ động. Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh có nghĩa 
là phải thay đổi cách dạy và cách học. Chuyển cách dạy thụ động, truyền thụ một 
chiều “đọc- chép”, giáo viên làm trung tâm sang cách dạy lấy học sinh làm trung 
tâm hay còn được gọi là dạy và học tích cực. Trong cách dạy này học sinh là chủ 
thể hoạt động, giáo viên là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn, tạo nên sự tương 
tác tích cực giữa người dạy và người học. 
Khi áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, giờ giảng của mỗi giáo viên 
trở nên sinh động, hấp dẫn và có ý nghĩa. Người học là trung tâm...a sẻ trách nhiệm với cộng đồng. 
Việc đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo 
định hướng phát triển năng lực học sinh đã được triển khai từ hơn 30 năm qua. 
Hầu hết giáo viên hiện nay đã được trang bị lí luận về các phương pháp và kĩ 
thuật dạy học tích cực trong quá trình đào tạo tại các trường sư phạm cũng như 
quá trình bồi dưỡng, tập huấn hằng năm. Tuy nhiên, việc thực hiện các phương 
pháp dạy học tích cực trong thực tiễn còn chưa thường xuyên và chưa hiệu quả. 
Nguyên nhân là chương trình hiện hành được thiết kế theo kiểu "xoáy ốc" nhiều 
5 
vòng nên trong nội bộ mỗi môn học, có những nội dung kiến thức được chia ra 
các mức độ khác nhau để học ở các cấp học khác nhau (nhưng không thực sự 
hợp lý và cần thiết); việc trình bày kiến thức trong sách giáo khoa theo định 
hướng nội dung, nặng về lập luận, suy luận, diễn giải hình thành kiến thức; cùng 
một chủ đề/vấn đề nhưng kiến thức lại được chia ra thành nhiều bài/tiết để dạy 
học trong 45 phút không phù hợp với phương pháp dạy học tích cực; có những 
nội dung kiến thức được đưa vào nhiều môn học; hình thức dạy học chủ yếu trên 
lớp theo từng bài/tiết nhằm "truyền tải" hết những gì được viết trong sách giáo 
khoa, chủ yếu là "hình thành kiến thức", ít thực hành, vận dụng kiến thức. 
Để khắc phục những hạn chế trên, GV các môn học nên chủ động lựa chọn 
nội dung sách giáo khoa hiện hành để xây dựng các bài học theo chủ đề; thiết kế 
tiến trình dạy học theo các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm nâng 
cao chất lượng tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học. 
Ngoài các vấn đề chung về đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức, kĩ thuật tổ 
chức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh, 
GV tập trung vào việc xây dựng bài học theo chủ đề gồm 6 bước: 
Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết trong dạy học chủ đề sẽ xây dựng 
Bước 2: Lựa chọn nội dung từ các bài học trong sách giáo khoa hiện hành của 
m...n góp ý của các thầy giáo, cô giáo để tài liệu được hoàn 
thiện hơn, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. 
Trân trọng cảm ơn./. 
Người biên soạn 
6 
NỘI DUNG 
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐỔI MỚI NỘI DUNG, 
PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA, 
ĐÁNH GIÁ 
1.1 Đổi mới hình thức và phương pháp dạy học nhằm phát huy tính chủ 
động, tích cực, sáng tạo và rèn luyện phương pháp tự học; tăng cường kỹ 
năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực 
tiễn 
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình 
giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ 
quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS làm được cái gì qua 
việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc 
chuyển từ phương pháp dạy học nặng về truyền thụ kiến thức sang dạy cách học, 
cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất; 
đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ 
sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, chú trọng 
kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học để có thể tác động kịp thời nhằm nâng 
cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. 
- Báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI: “Đổi mới chương 
trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng 
hiện đại; nâng cao chất lượng toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, 
giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, 
kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội”. 
- Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện 
giáo dục và đào tạo: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo 
hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến 
thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ 
máy

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_boi_duong_thuong_xuyen_he_mon_tin_hoc.pdf