Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Ngữ văn - Chuyên đề bồi dưỡng phương pháp giảng dạy tiếp cận chương trình GDPT mới

1.1. MẤY VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH GDPT MỚI  
1.1.1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực 
a. Chương trình (CT) giáo dục (GD) phổ thông hình thành và phát triển 
cho HS những phẩm chất chủ yếu sau: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung 
thực, trách nhiệm. 
     b. CT GD phổ thông hình thành và phát triển cho HS những năng lực cốt 
lõi sau: 
- Những năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua tất cả các 
môn học và hoạt động giáo dục: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp 
và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; 
- Những năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua 
một số môn học và hoạt động GD nhất định: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính 
toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm 
mĩ, năng lực thể chất. 
Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, CT GD phổ 
thông còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu của HS. 
c. Những yêu cầu cần đạt cụ thể về phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt 
lõi được quy định tại Mục IX CT tổng thể và tại các CT môn học, hoạt động 
GD. 
1.1.2. Kế hoạch GD cấp THCS 
CT GD phổ thông được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn GD cơ bản 
(từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn GD định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 - lớp 
12).  
Hệ thống môn học và hoạt động GD của CT GD phổ thông gồm các môn 
học và hoạt động GD bắt buộc, các môn học lựa chọn và các môn học tự 
chọn. 
Thời gian thực học trong một năm học tương đương 35 tuần. Các cơ sở 
GD có thể tổ chức dạy học 1 buổi/ngày hoặc 2 buổi/ngày. Cơ sở GD tổ chức 
dạy học 1 buổi/ngày và 2 buổi/ngày đều phải thực hiện nội dung GD bắt buộc 
chung thống nhất đối với tất cả cơ sở GD trong cả nước.
pdf 57 trang letan 13/04/2023 18180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Ngữ văn - Chuyên đề bồi dưỡng phương pháp giảng dạy tiếp cận chương trình GDPT mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Ngữ văn - Chuyên đề bồi dưỡng phương pháp giảng dạy tiếp cận chương trình GDPT mới

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Ngữ văn - Chuyên đề bồi dưỡng phương pháp giảng dạy tiếp cận chương trình GDPT mới
................................................................. 8 
2.1. Nội dung khái quát ............................................................................................ 8 
2.2. Nội dung cụ thể ở các lớp THCS .................................................................... 13 
Chương 3 Phương pháp giáo dục .......................................................................... 30 
3.1. Phương pháp GIÁO DỤC của CHƯƠNG TRÌNH môn NGỮ VĂN CẤP 
THCS ..................................................................................................................... 30 
3.2. BÀI SOẠN MINH HỌA môn ngữ văn CẤP THCS ...................................... 38 
Chương 4 Đánh giá kết quả GIÁO DỤC .............................................................. 45 
4.1. Mục tiêu đánh giá ........................................................................................... 45 
4.2. Căn cứ và nội dung đánh giá .......................................................................... 45 
4.3. Cách thức đánh giá ......................................................................................... 48 
4.4. Đề đánh giá minh họa MÔN NGỮ VĂN cấp THCS ..................................... 49 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 55 
1 
CHƯƠNG 1 
MẤY VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH GDPT MỚI 
VÀ MÔN NGỮ VĂN CẤP THCS 
(05 tiết) 
1.1. MẤY VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH GDPT MỚI 
1.1.1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực 
a. Chương trình (CT) giáo dục (GD) phổ thông hình thành và phát triển 
cho HS những phẩm chất chủ yếu sau: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung 
thực, trách nhiệm. 
 b. CT GD phổ thông hình thành và phát triển cho HS những năng lực cốt 
lõi sau: 
- Những năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua tất cả các 
môn học và hoạt động giáo dục: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp 
và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; 
- N...D tổ chức 
dạy học 1 buổi/ngày và 2 buổi/ngày đều phải thực hiện nội dung GD bắt buộc 
chung thống nhất đối với tất cả cơ sở GD trong cả nước. 
- Nội dung giáo dục: 
Các môn học và hoạt động GD bắt buộc: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; 
GD công dân; Lịch sử và Địa lí; Khoa học tự nhiên; Công nghệ; Tin học; GD 
2 
thể chất; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Hoạt động trải nghiệm, hướng 
nghiệp; Nội dung GD của địa phương. 
Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2. 
- Thời lượng giáo dục: 
Mỗi ngày học 1 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học; mỗi tiết học 
45 phút. Khuyến khích các trường trung học cơ sở đủ điều kiện thực hiện dạy 
học 2 buổi/ngày theo hướng dẫn của Bộ GD và Đào tạo. 
Bảng tổng hợp kế hoạch GD cấp trung học cơ sở 
Nội dung giáo dục 
Số tiết/năm học 
Lớp 
6 
Lớp 
7 
Lớp 
8 
Lớp 
9 
Môn học bắt buộc 
Ngữ văn 140 140 140 140 
Toán 140 140 140 140 
Ngoại ngữ 1 105 105 105 105 
GD công dân 35 35 35 35 
Lịch sử và Địa lí 105 105 105 105 
Khoa học tự nhiên 140 140 140 140 
Công nghệ 35 35 52 52 
Tin học 35 35 35 35 
GD thể chất 70 70 70 70 
Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật) 70 70 70 70 
Hoạt động GD bắt buộc 
Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 105 105 105 105 
Nội dung GD của địa phương 35 35 35 35 
Môn học tự chọn 
Tiếng dân tộc thiểu số 105 105 105 105 
Ngoại ngữ 2 105 105 105 105 
Tổng số tiết học/năm học (không kể các môn 
học tự chọn) 
1015 1015 1032 1032 
Số tiết học trung bình/tuần (không kể các môn 
học tự chọn) 
29 29 29,5 29,5 
3 
1.1.3. Định hướng GD môn Ngữ văn ở trường THCS 
CT được thiết kế theo các mạch chính tương ứng với các kĩ năng đọc, 
viết, nói và nghe. Kiến thức tiếng Việt và văn học được tích hợp trong quá 
trình dạy học đọc, viết, nói và nghe. Các ngữ liệu được lựa chọn và sắp xếp 
phù hợp với khả năng tiếp nhận của HSở mỗi cấp học. 
Ngoài ra, trong mỗi năm học, những HScó định hướng khoa học xã hội 
và nhân văn được chọn học một số chuyên đề học tập. Các chuyên đề nà...n phẩm chất. Thông qua các văn bản ngôn từ 
và những hình tượng nghệ thuật sinh động trong các tác phẩm văn học, bằng 
hoạt động đọc, viết, nói và nghe, môn Ngữ văn giúp HS hình thành và phát 
triển những phẩm chất tốt đẹp và các năng lực cốt lõi để học tập tốt các môn 
học khác, để sống và làm việc hiệu quả, và để học suốt đời. 
- Về nội dung cốt lõi của môn học: Điểm khác biệt trong thiết kế CT Ngữ 
văn mới là căn cứ vào các yêu cầu cần đạt mà xác định nội dung môn học, 
bao gồm các mạch kiến thức và kĩ năng cơ bản, thiết yếu về văn học và tiếng 
Việt, đáp ứng các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của HS ở từng 
cấp học. 
- Khác với CT hiện hành, CT Ngữ văn mới phân chia nội dung dạy học 
theo 2 giai đoạn: Giai đoạn GD cơ bản và Giai đoạn GD định hướng nghề 
nghiệp. CT cả hai giai đoạn đều được thiết kế theo các mạch chính tương ứng 
với các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe. Tuy nhiên, nội dung GD ở mỗi giai 
đoạn có những đặc điểm riêng: 
+ Giai đoạn GD cơ bản (Tiểu học & THCS) 
4 
Mục tiêu của giai đoạn này là giúp HS trên cơ sở phát triển năng lực 
ngôn ngữ, sử dụng tiếng Việt thành thạo để giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống 
và học tập tốt các môn học khác hình thành và phát triển năng lực văn học, 
biểu hiện đặc thù của năng lực thẩm mĩ; đồng thời bồi dưỡng tư tưởng, tình 
cảm để HS phát triển về tâm hồn, nhân cách. Kiến thức văn học và tiếng Việt 
được tích hợp trong quá trình dạy học đọc, viết, nói và nghe. Các ngữ liệu 
được lựa chọn và sắp xếp phù hợp với khả năng tiếp nhận của HS ở mỗi cấp 
học. 
1.3. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH MÔN 
NGỮ VĂN CẤP THCS 
1.3.1. Quan điểm và mục tiêu xây dựng chương trình môn Ngữ văn ở 
cấp THCS 
Việc xây dựng CT môn Ngữ văn mới được tiến hành dựa trên các quan 
điểm cơ bản sau đây: 
- CT môn Ngữ văn tuân thủ các quy định cơ bản được nêu trong CT tổng 
thể, gồm: 
+ Định hướng chung cho tất cả các môn học: quan điểm, mục tiêu, yêu 
cầu cần đạt, kế hoạch GD và các định hướng

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_boi_duong_thuong_xuyen_mon_ngu_van_chuyen_de_boi_du.pdf