Đề cương ôn tập khảo sát môn Địa lí 9 - Năm học 2019-2020

b. Đặc điểm

- Mỗi dân tộc có đặc trưng về văn hóa, thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập quán,…

- Các dân tộc có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, tất cả cùng chung sống đoàn kết, cùng xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

   + Người Việt:

      Có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước.

      Nhiều nghề thủ công đạt mức tinh xảo.

      Lực lượng đông đảo trong các ngành kinh tế và khoa học- kĩ thuật.

   + Các dân tộc ít người:

      Trình độ phát triển kinh tế khác nhau. Mỗi dân tộc có kinh nghiệm riêng trong sản xuất và đời sống.

      Có kinh nghiệm trong trồng cây ăn quả, chăn nuôi, làm nghề thủ công.

   + Người Việt định cư nước ngoài:

      Là một bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

      Gián tiếp hoặc trực tiếp góp phần xây dựng đất nước.

2. Phân bố các dân tộc

2.1. Dân tộc kinh

Phân bố rộng khắp trên cả nước, tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, trung du và ven biển.

2.2. Các dân tộc ít người

- Phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du.

- Có sự khác nhau về dân tộc và phân bố dân tộc giữa:

   + Trung du và miền núi Bắc bộ:

      Vùng thấp: Tả ngạn sông Hồng: Tày, Nùng.

      Hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả: Thái, Mường.

      Từ 700 đến 1000m: Người Dao.

      Trên núi cao: Người Mông.

   + Trường Sơn-Tây Nguyên:

      Kon Tum và Gia Lai: Ê đê, Đắk Lắk, Gia rai.

      Lâm Đồng: Cơ ho,…

   + Duyên hải cực Nam Trung bộ và Nam Bộ:

      Người Chăm, Khơ me sống đan xen với người Việt.

      Người Hoa sống chủ yếu ở các đô thị chủ yếu là thành phố Hồ Chí Minh.

      Hiện nay, phân bố dân tộc đã có nhiều thay đổi. Nhờ cuộc vận động định canh, định cư gắn với xóa đói giảm nghèo mà tình trạng du canh, du cư của một số dân tộc vùng cao đã được hạn chế, đời sống các dân tộc được nâng lên, môi trường được cải thiện.

docx 43 trang Khải Lâm 28/12/2023 500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập khảo sát môn Địa lí 9 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập khảo sát môn Địa lí 9 - Năm học 2019-2020

Đề cương ôn tập khảo sát môn Địa lí 9 - Năm học 2019-2020
 ngoài:
      Là một bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
      Gián tiếp hoặc trực tiếp góp phần xây dựng đất nước.
2. Phân bố các dân tộc
2.1. Dân tộc kinh
Phân bố rộng khắp trên cả nước, tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, trung du và ven biển.
2.2. Các dân tộc ít người
- Phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du.
- Có sự khác nhau về dân tộc và phân bố dân tộc giữa:
   + Trung du và miền núi Bắc bộ:
      Vùng thấp: Tả ngạn sông Hồng: Tày, Nùng.
      Hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả: Thái, Mường.
      Từ 700 đến 1000m: Người Dao.
      Trên núi cao: Người Mông.
   + Trường Sơn-Tây Nguyên:
      Kon Tum và Gia Lai: Ê đê, Đắk Lắk, Gia rai.
      Lâm Đồng: Cơ ho,
   + Duyên hải cực Nam Trung bộ và Nam Bộ:
      Người Chăm, Khơ me sống đan xen với người Việt.
      Người Hoa sống chủ yếu ở các đô thị chủ yếu là thành phố Hồ Chí Minh.
      Hiện nay, phân bố dân tộc đã có nhiều thay đổi. Nhờ cuộc vận động định canh, định cư gắn với xóa đói giảm nghèo mà tình trạng du canh, du cư của một số dân tộc vùng cao đã được hạn chế, đời sống các dân tộc được nâng lên, môi trường được cải thiện.
BÀI 2: DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ
A. Lý thuyết
1. Số dân
- Số dân: 79,7 triệu người (năm 2002); 92,7 triệu người (năm 2016).
- Việt Nam là nước đông dân, đứng thứ 3 ở Đông Nam Á và thứ 14 trên thế giới.
2. Gia tăng dân số
Biểu đồ biến đổi dân số nước ta
* Sự biến đổi dân số:
   + Giai đoạn 1954 – 1979, dân số tăng nhanh, xuất hiện hiện tượng bùng nổ dân số.
   + Hiện nay, dân số bước vào giai đoạn ổn định. Hàng năm, tăng thêm hơn 1 triệu người.
   + Gia tăng dân số giảm nhưng dân số vẫn đông.
- Nguyên nhân:
   + Hiện tượng “bùng nổ dân số”.
   + Gia tăng tự nhiên cao
- Hậu quả: Gây sức ép đối với tài nguyên môi trường, chất lượng cuộc sống và giải quyết việc làm,
* Tỷ lệ gia tăng tự nhiên:
   + Tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao, có xu hướng giảm.
   + Gia tăng tự nhiên có sự khác biệt giữa các vùng trong nước:
      Thành thị, đồng bằng: gia tăng tự n...Phước.
BÀI 3: PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ
A. Lý thuyết
1. Mật độ dân số và phân bố dân cư
- Mật độ dân số: cao, ngày một tăng.
Dẫn chứng: Năm 1989: 195 người/km², năm 2003: 246 người/km² (thế giới: 47 người/km²), năm 2016: 280 người/km² (thế giới: 57 người/km²).
- Dân cư nước ta phân bố không đều:
   + Không đồng đều theo vùng:
      Dân cư tập trung đông: Ven biển, đồng bằng. (trên 1000 người/km2). Mật độ dân số cao nhất ở Đồng bằng sông Hồng (1192 người/km2).
      Dân cư thưa thớt: Vùng núi, trung du. (khoảng 100 người/km2). Thấp nhất là khu vực Tây Bắc.
2. Các loại hình quần cư
Đặc điểm
Quần cư nông thôn
Quần cư thành thị
Phân bố dân cư
Tập trung thành các điểm dân cư.
Tập trung ở thị trấn, đô thị lớn.
Tên gọi điểm quần cư
Làng, ấp (người Kinh). Bản (người Tày, Thái, Mường,...); Buôn, plây (các dân tộc ở Trường Sơn, Tây Nguyên); Phum, sóc (Khơ-me).
Phường, quận, khu đô thị, chung cư,
Hình thái nhà cửa
Nhà cửa thấp, phân bố thưa thớt.
Nhà ống, cao tầng nằm san sát nhau hoặc biệt thự; các chung cư, khu đô thị mới.
Hoạt động kinh tế chủ yếu
Nông nghiệp
Công nghiệp, dịch vụ
Mật độ dân cư
Thấp
Cao
3. Đô thị hoá
- Đặc điểm:
   + Số dân đô thị thấp, tỉ lệ dân thành thị thấp (30%).
   + Trình độ đô thị hóa còn thấp.
   + Quy mô đô thị được mở rộng, phổ biến lối sống thành thị.
   + Phần lớn các đô thị ở nước ta thuộc loại vừa và nhỏ. Phân bố ở đồng bằng, ven biển.
- Xu hướng: Số dân và tỉ lệ dân thành thị có xu hướng tăng → Quá trình đô thị hóa đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao.
- Nguyên nhân của đô thị hóa:
   + Hệ quả của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
   + Chính sách phát triển dân số.
BÀI 4: LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM. CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
A. Lý thuyết
1. Nguồn lao động và sử dụng lao động
a. Nguồn lao động
Biểu đồ cơ cấu lực lượng lao động phân theo thành thị, nông thôn
Biểu đồ cơ cấu lực lượng lao động phân theo đào tạo
- Số lượng: Dồi dào và tăng nhanh, mỗi năm tăng thêm hơn 1 triệ... công nghiệp hoá – hiện đại hóa đất nước hiện nay.
2. Vấn đề việc làm
Nguồn lao động dồi dào trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển đã tạo ra sức ép rất lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm.
- Khu vực nông thôn: thiếu việc làm
⇒ Nguyên nhân: do tính mùa vụ của sản xuất nông nghiệp và sự phát triển ngành nghề ở nông thôn hạn chế.
- Khu vực thành thị: tỉ lệ thất nghiệp tương đối cao.
3. Chất lượng cuộc sống.
- Chất lượng cuộc sống của nhân dân ta đang được cải thiện:
   + Tỉ lệ người lớn biết chữ cao (90,3%).
   + Thu nhập bình quân đầu người tăng.
   + Các dịch vụ xã hội ngày càng tốt.
   + Tỉ lệ tử vong, suy dinh dưỡng ở trẻ em giảm.
   + Nhiều dịch bệnh bị đẩy lùi.
- Hạn chế: chất lượng cuộc sống chênh lệch giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn, giữa các tầng lớp dân cư.
⇒ Nâng cao chất lượng cuốc sống của người dân trên mọi miền đất nước là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển con người thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
BÀI 6: SỰ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
A. Lý thuyết
Công cuộc đổi mới được triển khai từ năm 1986 đã đưa nền kinh tế nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, từng bước ổn định và phát triển.
1. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta trong thời kì đổi mới
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nét đặc trưng của quá trình đổi mới, thể hiện ở ba mặt chủ yếu: chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ.
- Chuyển dịch cơ cấu ngành:
   + Giảm tỉ trọng khu vực nông lâm ngư nghiệp.
   + Tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng.
   + Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng còn biến động.
Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu GDP từ năm 1990 đến năm 2002
- Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: Từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực Nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần.
- Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ:
   + Hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, các lãnh thổ tập trung công nghiệp, dịch vụ, tạo nên các vùng kinh tế trọng điểm.
   + Trên cả nước đã hình thành

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_khao_sat_mon_dia_li_9_nam_hoc_2019_2020.docx