Đề thi chọn HS năng khiếu Lớp 7 môn Ngữ văn - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)

 "Mưa xuân. Không phải mưa. Đó là sự bâng khuâng gieo hạt xuống mặt đất nồng ấm, mặt đất lúc nào cũng phập phồng, như muốn thở dài vì bổi hổi, xốn xang... Hoa xoan rắc nhớ nhung xuống cỏ non ướt đẫm. Đồi đất đỏ lấm tấm một thảm hoa trẩu trắng".

                                                                                        ( Mưa xuân- Vũ Tú Nam)

   Xác định, phân tích giá trị các từ láybiện pháp tu từ có trong đoạn văn trên để thấy được những cảm nhận của nhà văn Vũ Tú Nam về mưa xuân.

Câu 2 ( 14,0 điểm)

    Có ý kiến cho rằng: " Bài thơ Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước". 

                                                                      (Tiếng gà trưa- Ngữ văn 7, tập một )

   Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên trên qua bài thơ Tiếng gà trưa- Xuân Quỳnh

doc 5 trang Khải Lâm 28/12/2023 2520
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn HS năng khiếu Lớp 7 môn Ngữ văn - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn HS năng khiếu Lớp 7 môn Ngữ văn - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)

Đề thi chọn HS năng khiếu Lớp 7 môn Ngữ văn - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)
......................................SBD:..........
Cán bộ coi thi không cần giải thích gì thêm./.
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH THỦY
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH NĂNG KHIẾU 
MÔN: Ngữ văn7- Năm học: 2016- 2017
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
(6điểm)
* Yêu cầu về kĩ năng: HS có thể trình bày thành một đoạn văn hoặc một bài văn ngắn. Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, dùng từ ngữ chuẩn xác, không mắc lỗi chính tả. Biết phát hiện, phân tích các từ láy và biện pháp tu từ trong đoạn văn
* Yêu cầu về kiến thức: HS đạt được các nội dung cơ bản sau:
- Xác định được các từ láy và biện pháp tu từ có trong đoạn văn:
+ Từ láy: bâng khuâng, phập phồng, bổi hổi, xốn xang, nhớ nhung, lấm tấm.
+ Biện pháp tu từ:
. Nhân hóa: mưa xuân bâng khuâng gieo hạt; mặt đất phập phồng, bổi hổi, xốn xang, hoa xoan nhớ nhung.
. So sánh: mặt đất như muốn thở dài.
- Phân tích:
+ Mưa được cảm nhận như là sự bâng khuâng gieo hạt, những hạt mưa xuân từ bầu trời xuống mặt đất một cách nhẹ nhàng, đem đến cho đất trời một sự nồng ấm.
+ Mặt đất đón mưa được cảm nhận trong cái phập phồng, chờ đợi. Có lẽ sự chờ đón đó rất lâu rồi nên mặt đất thở dài, xốn xang, bổi hổi.
+ Hoa xoan rụng được cảm nhận như cây đang rắc nhớ nhung.
+ Một loạt từ láy nói về tâm trạng, cảm xúc con người kết hợp biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa để diễn tả cảnh vật, thiên nhiên đất trời lúc mưa xuân: làn mưa xuân nhẹ, mỏng, đáng yêu, đem đến hơi thở, sự sống cho thiên nhiên đất trời của mùa xuân. Mưa xuân được cảm nhận hết sức tinh tế qua tâm hồn nhạy cảm và tình yêu thiên nhiên của nhà văn Vũ Tú Nam.
2điểm
4điểm
Câu 2
(14điểm)
* Yêu cầu về kỹ năng: Học sinh nắm vững phương pháp làm bài nghị luận chứng minh. Dùng lí lẽ và dẫn chứng tiêu biểu làm sáng tỏ một nhận định qua bài văn nghị luận. Biết vận dụng kiến thức về tập làm văn và văn học để làm bài, trong đó kết hợp và phát biểu cảm xúc, suy nghĩ mở rộng bằng một số bài văn, bài thơ khác để làm phong phú thêm cho bài làm.
- Bố cục chặt chẽ, rõ ...y bà khum soi trứng
 Dành từng quả chắt chiu"
+ Niềm vui và mong ước nhỏ bé của tuổi thơ: được bộ quần áo mới từ tiền bán gà - ước mơ ấy đi cả vào giấc ngủ tuổi thơ...
* Tình cảm bà cháu đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước.
+ Tiếng gà trưa với những kỉ niệm đẹp về tuổi thơ, hình ảnh thân thương của bà đã cùng người chiến sĩ vào cuộc chiến đấu ...
+ Những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ như tiếp thêm sức mạnh cho người chiến sĩ chiến đấu vì Tổ quốc và cũng vì người bà thân yêu của mình: " Cháu chiến đấu hôm nay
 Vì lòng yêu Tổ quốc
 Bà ơi cũng vì bà..."
Tiếng gà trưa làm sáng lên trong tâm hồn người chiến sĩ tình yêu xóm làng quê hương, tình yêu Tổ quốc, tình yêu bà và gia đình thân yêu.
+ Qua những kỉ niệm đẹp được gợi lại, bài thơ đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của người cháu với hình ảnh người bà đầy lòng yêu thương, chắt chiu dành dụm chăm lo cho cháu.
+ Tình cảm bà cháu đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước của mỗi chúng ta. Tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu Tổ quốc bắt nguồn từ những tình cảm gia đình thật gần gũi, thân thương và cũng thật sâu sắc. Những tình cảm thiêng liêng, gần gũi ấy như tiếp thêm sức mạnh cho người chiến sĩ, như tiếp thêm sức mạnh cho mỗi người để chiến thắng...
* Đánh giá:
- Bài thơ viết theo thể thơ 5 tiếng, có cách diễn đạt tình cảm tự nhiên, trong sáng, nhiều hình ảnh thơ đẹp, bình dị, chân thực. Sử dụng điệp ngữ, cấu trúc song hành đối xứng, tính từ gợi cảm...
+ Trong bài thơ của Xuân Quỳnh, nghe tiếng gà trưa, người chiến sĩ lại nhớ bà, nhớ ổ trứng hồng tuổi thơ. Xuân Quỳnh đã tìm được một cách nói mới về kỷ niệm tuổi thơ, về tình bà cháu chan hòa trong tình yêu quê hương đất nước.
+ Tiếng gà trưa là tình thương của bà, là tiếng vọng của quê hương, là tình hậu phương của anh bộ đội trong kháng chiến chống Mĩ.
( Có thể mở rộng và nâng cao qua một số tác phẩm văn học khác nói về tình cảm gia đình...)
3. Khẳng định lại nhận định, liên hệ b

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hs_nang_khieu_lop_7_mon_ngu_van_nam_hoc_2016_201.doc