Giáo án Địa lí địa phương 9 - Tiết 47, 48, 49: Chủ đề Địa lí tỉnh Phú Thọ - Nguyễn Thu Hiền

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Sau bài học này học sinh hiểu được những kiến thức cơ bản của địa lí tự nhiên tỉnh Phú Thọ. 

- Biết được vị trí địa lí, phạm vi  lãnh thổ tỉnh Phú Thọ.

- Trình bày được đặc điểm tự nhiên của tỉnh Phú Thọ bao gồm: địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng  và các nguồn tài nguyên thiên nhiên như sinh vật, khoáng sản... của tỉnh.  

2. Kỹ năng 

- Sử dụng bản đồ tự nhiên tỉnh Phú Thọ để hiểu và trình bày vị trí địa lí và các đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên tỉnh Phú Thọ. 

- Phân tích bảng số liệu về nhiệt độ và lượng mưa để hiểu rõ về khí hậu của tỉnh.  

- Biết đọc lược đồ địa lí tự nhiên tỉnh Phú Thọ. 

3. Thái độ 

- Rèn ý thức bảo vệ môi trường cho HS, đặc biệt là trong điều kiện khí hậu trên Trái Đất đang nóng dần lên.

- Rèn tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho HS trong quá trình học tập. 

- Có ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên của địa phương. 

4. Năng lực cần hướng tới

a. Năng lực chung

+ Năng lực giải quyết vấn đề

+ Năng lực giao tiếp 

+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ 

b. Năng lực chuyên biệt

+ Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ 

+ Năng lực sử dụng bản đồ 

+ Năng lực sử dụng số liệu thống kê

+ Năng lực sử dụng tranh ảnh, hình vẽ. 

docx 22 trang Khải Lâm 28/12/2023 6401
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lí địa phương 9 - Tiết 47, 48, 49: Chủ đề Địa lí tỉnh Phú Thọ - Nguyễn Thu Hiền", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí địa phương 9 - Tiết 47, 48, 49: Chủ đề Địa lí tỉnh Phú Thọ - Nguyễn Thu Hiền

Giáo án Địa lí địa phương 9 - Tiết 47, 48, 49: Chủ đề Địa lí tỉnh Phú Thọ - Nguyễn Thu Hiền
ướng tới
a. Năng lực chung
+ Năng lực giải quyết vấn đề
+ Năng lực giao tiếp 
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ 
b. Năng lực chuyên biệt
+ Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ 
+ Năng lực sử dụng bản đồ 
+ Năng lực sử dụng số liệu thống kê
+ Năng lực sử dụng tranh ảnh, hình vẽ. 
II. HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC 
1. Hình thức dạy học : Trên lớp (nội khoá)
2. Phương pháp dạy học
- PP đàm thoại. 
- PP hoạt động cá nhân, nhóm 
- PP sử dụng bản đồ, tranh ảnh...
3. Kỹ thuật dạy học
- Kỹ thuật mảnh ghép
- Kỹ thuật động não
- Kỹ thuật lược đồ từ duy
- Kỹ thuật XYZ. 
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
1. Giáo viên
- Chuẩn bị bản đồ, tranh ảnh tỉnh Phú Thọ 
- Tài liệu tham khảo 
2. Học sinh
- Sách vở và đồ dùng học tập 
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC 
A. Hoạt động khởi động 
 	Phú Thọ là vùng đất tổ cội nguồn của dân tộc Việt Nam. Nơi đây các vua Hùng đã dựng nước Văn Lang - quốc gia đầu tiên của Việt Nam với thủ đô là Phong Châu. Ai về đất Phú Thọ không thể nào quên những làn điệu dân ca với điệu hát xoan nổi tiếng, không quên cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ với rừng cọ, đồi chè nối tiếp nhau trùng điệp.
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba”
Từ bao đời nay, câu ca ấy vẫn in sâu trong tâm thức mỗi người dân Việt Nam. Và dù ở bất cứ nơi đâu trên Trái Đất này, cứ đến ngày Giỗ Tổ là hàng triệu người con mang dòng máu Việt cùng nhau hành hương hướng về đất Tổ, thắp nén tâm hương, nhớ về nguồn cội, tri ân tổ tiên với lòng thành kính.
 Phú Thọ, mảnh đất địa linh, nhân kiệt của chúng ta có đặc điểm như thế nào? Em hãy dựa vào những hình ảnh sau, kết hợp sự hiểu biết và xuất sứ của bản thân hãy kể đôi nét về đặc điểm tự nhiên, lịch sử và văn hóa tỉnh Phú Thọ.
( Báo cáo kết quả làm việc với thầy/ cô giáo)
B. Hoạt động hình thành kiến thức
I. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính
1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ (HS làm việc cá nhân)
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
Quan sát bản đồ hành chính tỉnh P...Giới hạn: 
 + Phía Bắc: giáp Yên Bái, Tuyên Quang
 + Phía Nam và Tây Nam: giáp Hoà Bình
 + Phía Tây: giáp Sơn La 
 + Phía Đông: giáp Vĩnh Phúc, Hà Nội
- Diện tích: 3.533 km2 (2009)
2. Sù ph©n chia hµnh chÝnh (HS làm việc cá nhân/cặp)
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
Quan sát bản đồ hành chính tỉnh Phú Thọ kết hợp sự hiểu biết của bản thân em hãy làm việc cá nhân sau đó trao đổi với bạn bên cạnh nội dung sau:
- Kể tên thành phố, thị xã, các huyện đóng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
- Em đang sống trên địa bàn thuộc huyện nào của tỉnh.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập 
- HS thực hiện nhiệm học tập cá nhân/cặp và trao đổi kết quả làm việc với cặp bên cạnh. 
- Giáo viên quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ học sinh.
* Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Các cặp khác nghe và thảo luận. 
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. 
- GV phân tích, nhận xét đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của các cặp và các ý kiến thảo luận.
- Chốt kiến thức trọng tâm. 
HỘP KIẾN THỨC 
1 - TP Việt Trì 
2 - TX Phú Thọ 
3 - Lâm Thao 
4 - Phù Ninh 
5 - Thanh Ba 
6 - Cẩm Khê
7 - Thanh Thuỷ
8 - Tam Nông 
9 - Đoan Hùng
10 - Thanh Sơn
11 - Hạ Hòa 
12 - Tân Sơn
13 - Yên Lập.
- Gv mở rộng: 
- Ngày 8/9/1891: tỉnh Hưng Hóa được thành lập 
(Tỉnh Phú Thọ nguyên là tỉnh Hưng Hóa, sau khi đã tách dần đất để lập thêm các tỉnh Sơn La, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu) 
- Năm 1903: tỉnh lị của Hưng Hóa (cũ) được chuyển về Phú Thọ nên tỉnh Hưng Hóa được gọi là tỉnh Phú Thọ.
- Tháng 1/1968: tỉnh Phú Thọ hợp nhất với tỉnh Vĩnh Phúc thành tỉnh Vĩnh Phú.
- Tháng 11/1996: Quốc hội khóa IX đã thông qua nghị quyết tái lập tỉnh Phú Thọ và tỉnh Vĩnh Phúc.
- Ngày 1/1/1997: tỉnh Phú Thọ chính thức đi vào hoạt động. 
II. §iÒu kiÖn tù nhiªn vµ tµi nguyªn thiªn nhiªn 
1. §Þa h×nh (HS làm việc cá nhân)
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
Quan sát những hình ảnh sau kết hợp sự hiểu biết của bản thân em hãy cho biết: 
- Tỉnh Phú Thọ có những dạng đị...gt; có tiềm năng phát triển lâm nghiệp và khai thác khoáng sản. 
2. Khí hậu (HS làm việc cá nhân/nhóm)
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
Quan sát biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa trạm khí tượng thủy văn Việt Trì và trạm khí tượng thủy văn Minh Đài kết hợp sự hiểu biết của bản thân em hãy làm việc cá nhân sau đó thảo luận nhóm với nội dung sau:
+ Nhóm 1,2: Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa trạm Việt Trì .
+ Nhóm 3,4: Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa trạm Minh Đài.
- Thông qua biểu đồ đã phân tích hãy rút ra kết luận chung nhất về khí hậu của tỉnh Phú Thọ. 
- Ảnh hưởng của khí hậu đến sản xuất nông nghiệp của địa phương. 
 Biểu đồ khí hậu trạm Việt Trì 	 Biểu đồ khí hậu trạm Minh Đài 
* Thực hiện nhiệm vụ học tập. 
- HS thực hiện nhiệm học tập cá nhân và hợp tác nhóm. 
- Giáo viên quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ các nhóm.
* Báo cáo kết quả và thảo luận.
- Các nhóm báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Nhóm khác nghe và bổ sung. 
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. 
- GV phân tích, nhận xét đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của các nhóm và các ý kiến thảo luận.
- Chốt kiến thức trọng tâm. 
HỘP KIẾN THỨC
- Khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh.
 + Nhiệt độ TB năm : 22- 240C 
 + Chịu ảnh hưởng sâu sắc của chế độ gió mùa 
 + Lượng mưa TB năm:1500-2000 mm 
- Khí hậu nhìn chung thuận lợi cho đời sống và SX. Tuy nhiên do thời tiết diễn biến phức tạp và sự phân hoá địa hình nên cũng có nhiều thiên tai (lũ quét, úng lụt, sương mù, giá rét...)
3. Thuỷ văn (HS làm việc cá nhân/cặp)
- Kể tên các con sông chính chảy qua địa phận của tỉnh. Các con sông này hợp nhất tại đâu? Tại sao ta gọi thành phố Việt Trì là thành phố ngã ba sông?
- Địa phương em có con sông nào chảy qua?
- Kể tên các hồ, đầm lớn của Phú Thọ.
- Nêu giá trị kinh tế của sông, hồ. 
 Bản đồ hành chính tỉnh Phú Thọ 	 Ngã ba Bạch Hạc -Việt Trì 
HỘP KIẾN THỨC
* Sông ngòi
- Mật độ dòng chảy khá cao: khoảng 1,6 km/ km 2
- Nhiều sô

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_dia_phuong_9_tiet_47_48_49_chu_de_dia_li_tinh.docx