Nội dung ôn tập môn Sinh học Lớp 11

Bài 1: SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ.

I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT.

1. Vai trò của nước

- Nước là thành phần cơ bản của chất sống, là dung môi hoà tan nhiều muối khoáng, đảm bảo sự bền vững của hệ thống keo nguyên sinh, đảm bảo hình dạng của tế bào, tham gia vào các quá trình sinh lí của cây ( thoát hơi nước làm giảm nhiệt độ của cây, giúp quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường…), ảnh hưởng đến sự phân bố của thực vật.

2. Rễ là cơ quan hấp thụ nước và ion khoáng

- Rễ cây sinh trưởng nhanh về chiều sâu, lan toả hướng đến nguồn nước ở trong đất, sinh trưởng liên tục, hình thành nên số lượng khổng lồ các lông hút làm tăng bề mặt tiếp xúc giữa rễ và đất, giúp rễ hấp thụ được nhiều nước và các ion khoáng.

- Tế bào lông hút có 3 đặc điểm:

+ Thành tế bào mỏng, không thấm Cutin.

+ Chỉ có 1 không bào trung tâm lớn.

+ Áp suất thẩm thấu cao do hoạt động hô hấp của rễ mạnh.

3. Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây

a. Hấp thụ nước và ion khoáng từ đất vào tế bào lông hút 

* Hấp thụ nước 

- Cơ chế: thụ động (thẩm thấu): Nước di chuyển từ môi trường nhược trương (thế nước cao) trong đất vào tế bào lông hút (và các tế bào biểu bì còn non khác), nơi có dịch bào ưu trương (thế nước thấp hơn).

docx 167 trang letan 20/04/2023 3120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Nội dung ôn tập môn Sinh học Lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nội dung ôn tập môn Sinh học Lớp 11

Nội dung ôn tập môn Sinh học Lớp 11
tế bào lông hút 
* Hấp thụ nước 
- Cơ chế: thụ động (thẩm thấu): Nước di chuyển từ môi trường nhược trương (thế nước cao) trong đất vào tế bào lông hút (và các tế bào biểu bì còn non khác), nơi có dịch bào ưu trương (thế nước thấp hơn).
* Hấp thụ ion khoáng 
- Các ion khoáng xâm nhập vào tế bào rễ cây một cách chọn lọc theo 2 cơ chế:
+ Thụ động: Một số ion khoáng đi từ đất (nơi có nồng độ cao) vào tế bào lông hút (nơi có nồng độ của các ion đó thấp hơn).
+ Chủ động: Một số chất khoáng mà cây có nhu cầu cao, di chuyển ngược chiều građien nồng độ xâm nhập vào rễ, có sự tiêu tốn năng lượng.
b. Dòng nước và các ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ
Gồm hai con đường:
+ Từ lông hút " khoảng gian bào " mạch gỗ: nhanh, không được chọn lọc.
+ Từ lông hút " các tế bào sống " mạch gỗ: chậm được chọn lọc.
II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM.
Câu 1(M1). Nước có vai trò nào sau đây đối với đời sống thực vật?
(1). Quyết định sự phân bố thực vật trên trái đất
(2). Là dung môi hòa tan muối khoáng và các hợp chất hữu cơ
(3). Điều hòa nhiệt độ cơ thể
(4). Đảm bảo sự thụ tinh kép xảy ra
A. 1, 2, 3	B. 1,2	, 4	
C. 1, 3, 4	D. 2, 3, 4
Câu 2(M1). Nước tồn tại trong cây dưới dạng
A. Nước mao dẫn và nước trọng lực.	
B. Nước mao quản và nước tự do.
C. Nước tự do và nước liên kết.	
D. Nước trọng lực và nước liên kết.
Câu 3(M1): Nước liên kết có vai trò
A. Làm tăng quá trình trao đổi chất diễn ra trong cơ thể.
B. Làm giảm nhiệt độ của cơ thể khi thoát hơi nước.
C. Làm tăng độ nhớt của chất nguyên sinh.
D. Đảm bảo độ bền vững của hệ thống keo trong chất nguyên sinh của tế bào.
Câu 4(M1). Hệ rễ cây có đặc điểm
A. phát triển đâm sâu, lan rộng, tăng số lượng lông hút.
B. phát triển nhanh về kích thước lông hút.
C. phát triển nhanh về số lượng để tìm nguồn nước.
D. phát triển mạnh trong môi trường có nhiều nước.
Câu 5(M1). Bộ phận hút nước chủ yếu của cây ở trên cạn là 
A. lá ,thân , rễ 	 	B. lá , thân 
C. rễ ,thân 	D. rễ và hệ thống lông hút
Câu 6(M1). ...̃ng 
C. nước và các chất khí 
D. O2 và các chất dinh dưỡng hòa tan trong nước
Câu 10 (M2). Dạng nước tự do không có vai trò
A. tham gia vào quá trình trao đổi chất.	
B. làm giảm độ nhớt của chất nguyên sinh.
C. giúp cho quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường trong cơ thể.
D. làm dung môi, làm giảm nhiệt độ khi thoát hơi nước.
Câu 11(M2). Nội dung nào sau đây sai?
(1). Nước tự do không bị hút bởi các phân tử tích điện hay dạng liên kết hóa học.
(2). Trong hai dạng nước tự do và nước liên kết, thực vật dễ sử dụng nước liên kết hơn.
(3). Nước tự do giữ được tính chất vật lý, hóa học, sinh học nên có vai trò quan trọng đối với cây.
(4). Nước tự do có vai trò đảm bảo độ bền vững của hệ thống keo trong chất nguyên sinh.
A. 1, 3	B. 2,4	C. 3,4	D. 2,3
Câu 12 (M2). Sự hút khoáng thụ động của tế bào lông hút phụ thuộc vào
A. hoạt động trao đổi chất	B. chênh lệch nồng độ ion
C. cung cấp năng lượng 	D. hoạt động thẩm thấu 
Câu 13(M2). Sự xâm nhập chất khoáng chủ động vào rễ cây phụ thuộc vào
A. građien nồng độ chất tan	B. hiệu điện thế màng
C. trao đổi chất của tế bào	D. cung cấp năng lượng 
Câu 14(M2). Nhận định nào sau đây sai?
A. cây thủy sinh hấp thụ các chất bằng toàn bộ bề mặt cơ thể
B. một số thực vật cạn ( thông, sồi) hấp thụ các chất nhờ nấm rễ
C. Đa số thực vật trên cạn hấp thụ nước nhờ tế bào lông hút
D. Lông hút của rễ do tế bào mạch gỗ ở rễ phát triển thành
Câu 15 (M2). Dịch tế bào biểu bì rễ ưu trương hơn so với dung dịch đất do
A. quá trình thoát hơi nước ở lá và nồng độ chất tan trong lông hút thấp.
B. nồng độ chất tan trong lông hút thấp hơn nồng độ các chất tan trong dịch đất.
C. quá trình thoát hơi nước ở lá và nồng độ chất tan trong lông hút cao.
D. nồng độ chất tan trong lông hút cao hơn nồng độ chất tan trong dịch đất.
Câu 16 (M2). Thành phần của tế bào thực vật làm hạn chế sức hút nước là	
A.Lưới nội chất	B. không bào	
C. vách tế bào	D. Keo nguyên sinh 
Câu 17 (M2). Ion K+ mà cây có nhu cầu cao đi vào tế bào...âu 22 (M4). Hạn hán sinh lý là
A. Trời nắng nóng, cây thiếu nước, ngừng trệ các quá trình sinh lý.
B.Cây bị bệnh, không hút nước được.
C. Nước có nhiều trong đất nhưng cây không sử dụng được, cây bị héo và chết.
D. Đất thiếu nước ảnh hưởng đến quá trình sinh lý.
Câu 23 (M4). Bón phân quá liều lượng, cây bị héo và chết là do
A. các nguyên tố khoáng vào tế bào nhiều, làm mất ổn định thành phần chất nguyên sinh của tế bào lông hút.
B. nồng độ dịch đất cao hơn nồng độ dịch bào, cây không hút được nước.
C. thành phần khoáng chất làm mất ổn định tính chất lý hóa của keo đất.
D. làm cho cây nóng và héo lá.
Câu 24 (M4).Phát biểu nào sau đây đúng?
(1).Trời lạnh, sức hút nước của cây giảm.
(2). Sức hút nước của cây mạnh hay yếu không phụ thuộc vào độ nhớt của chất nguyên sinh.
(3). Độ nhớt của chất nguyên sinh tăng, làm giảm khả năng hút nước của rễ.
(4). Cây rụng lá mùa đông để tiết kiệm nước vì hút được ít nước.
A.1, 2, 3	B. 1, 3, 4	C. 2, 3, 4	D. 1, 2, 4
Câu 25 (M4). Phát biểu nào sau đây sai?
A. Khi nồng độ O2 trong đất giảm thì khả năng hút nước của cây giảm.
B. Khi sự chênh lệch giữa nồng độ dung dịch đất và dịch của tế bào rễ thấp thì khả năng hút nước của cây giảm.
C. Khả năng hút nước của cây không phụ thuộc vào lực giữ nước của đất.
D. Bón phân hữu cơ góp phần chống hạn cho cây. 
Câu 26 (M4). Ở môi trường đất mặn, cây chịu mặn như Sú, Đước sống được vì
A. rễ có bộ phận đặc biệt có thể hút nước.
B. màng tế bào lông hút có cấu trúc phù hợp có thể hút nước.
C. không bào của tế bào lông hút có áp suất thẩm thấu cao 
D. tính thấm chọn lọc của màng tế bào lông hút.
Câu 27 (M4). Hạn hán có tác hại 
(1). Keo nguyên sinh tăng độ ưa nước.
(2). Protein bị phân giải tạo NH3 đầu độc cây, cây bị chết.
(3). ức chế tổng hợp, thúc đẩy phân giải, năng lượng chủ yếu thoát ra dưới dạng nhiệt, cây không sử dụng được.
(4). Diệp lục bị phân hủy, enzim giảm hoạt tính.
A. 1, 2, 3	B. 1, 3, 4	C. 2, 3, 4	D. 1, 2, 4
Câu 28 (M4). Khi bị ngập úng, cây trên cạn bị ch

File đính kèm:

  • docxnoi_dung_on_tap_mon_sinh_hoc_lop_11.docx