Tài liệu ôn tập môn Sinh học 11

Bài 1. SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỂ

Nhận biết

Câu 1. Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng chủ yếu qua thành phần cấu tạo nào của rễ ?

        A. Đỉnh sinh trưởng.             B. Miền lông hút.             C. Miền sinh trưởng.           D. Rễ chính.

Câu 2. Trước khi vào mạch gỗ của rễ, nước và chất khoáng hòa tan phải đi qua

         A. Khí khổng.                      B. Tế bào nội bì.                C. Tế bào lông hút.              D. Tế bào biểu bì.           

Câu 3. Nước luôn xâm nhập thụ động theo cơ chế

         A. Hoạt tải  từ đất vào rễ nhờ sự thoát hơi nước ở lá và hoạt động trao đổi chất.

         B. Thẩm tách từ đất vào rễ nhờ sự thoát hơi nước ở lá và hoạt động trao đổi chất.

         C. Thẩm thấu và thẩm tách từ đất vào rễ nhờ sự thoát hơi nước ở lá và hoạt động trao đổi chất.

         D. Thẩm thấu từ đất vào rễ nhờ sự thoát hơi nước ở lá và hoạt động trao đổi chất.

Câu 4. Cây xương rồng khổng lồ ở Mĩ có đặc điểm:

          A.Cao tới 30 m và hấp thụ 2,5 tấn nước / ngày.                  B.Cao tới 25 m và hấp thụ 2 tấn nước / ngày.

           C. Cao tới 20 m và hấp thụ 1,5 tấn nước / ngày.                 D. Cao tới 15 m và hấp thụ 1 tấn nước / ngày.    

Thông hiểu

Câu 5. Sự hút khoáng thụ động của tế bào phụ thuộc vào

         A. Hoạt động trao đổi chất.                                                B. Chênh lệch nồng độ ion.   

         C. Cung cấp năng lượng.                                                     D. Hoạt động thẩm thấu. 

Câu 6. Cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng

             (1) Rễ cây thiếu ôxi, nên cây hô hấp không bình thường. 

              (2) Lông hút bị chết.

              (3) Cân bàng nước trong cây bị phá hủy.                                   

             (4) Rễ cây hút nước quá nhiều.

          A. 1.                                     B. 2.                                    C. 3.                             D. 4.

Câu 7. Hệ rễ cây ảnh hưởng đến môi trường như thế nào ? 

        A. Phá hủy hệ vi sinh vật đất có lợi.                                  B. Ảnh hưởng xấu đến tính chất của đất.

         C. Làm giảm ô nhiễm môi trường.                                     D. Phá hủy tính chất của đất.

Vận dụng

Câu 8. Ở cây ngô, số lượng khí khổng trên 1cm2 ở mặt trên của lá 9350, còn mặt dưới của lá là 7598, tổng diện tích lá ở 1 cây là 6130 cm2. Số khí khổng có ở cây ngô đó là

         A.103891240 khí khổng.                                                   B. 103890240 khí khổng.   

         C.103601200 khí khổng.                                                    D. 103891340 khí khổng.

Câu 9. Trên 1 mm2 của rể cây lúa lúa có 724 lông hút, chiều dài của các lông hút trên 1 mm là 289,6 mm. chiều dài trung bình của mỗi lông hút là

          A. 0,4 mm.                              B. 0,004 mm.                    C. 4 mm.                       D. 0,04 mm.

doc 19 trang letan 20/04/2023 760
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu ôn tập môn Sinh học 11", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu ôn tập môn Sinh học 11

Tài liệu ôn tập môn Sinh học 11
ợc vận chuyển từ rễ lên lá nhờ lực hút do thoát hơi nước của lá, lực đẩy của rễ, lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch.
-* Thoát hơi nước:
+ Có 2 con đường:
* Qua khí khổng: Vận tốc lớn, được điều chỉnh.
* Qua tầng cutin: Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.
+ Cơ chế: Khuếch tán, được điều chỉnh do cơ chế đóng mở khí khổng.
+ Ý nghĩa của thoát hơi nước đối với đời sống thực vật:
* Tạo ra sức hút nước ở rễ.
* Giảm nhiệt độ bề mặt thoát hơi ® tránh cho lá, cây không bị đốt náng khi nhiệt độ quá cao.
* Tạo điều kiện để CO2 đi vào thực hiện quá trình quang hợp, giải phóng O2 điều hoà không khí....
* Cân bằng nước: Tương quan giữa quá trình hấp thụ nước và thoát hơi nước, đảm bảo cho cây phát triển bình thường.
Cân bằng nước được duy trì bởi tưới tiêu hợp lí: Tưới đủ lượng, đúng lúc, đúng cách.
* Ảnh hưởng của điều kiện môi trường:
+ Ánh sáng: Tác nhân gây đóng mở khí khổng ® ảnh hưởng đến thoát hơi nước.
+ Nhiệt độ: ảnh hưởng đến hấp thụ nước ở rễ (do ảnh hưởng đến sinh trưởng và hô hấp ở rễ) và thoát hơi nước ở lá (do ảnh hưởng đến độ ẩm không khí).
+ Độ ẩm: Độ ẩm đất càng tăng thì quá trình hấp thụ nước tăng, độ ẩm không khí càng tăng thì sự thoát hơi nước càng giảm.
+ Dinh dưỡng khoáng: Hàm lượng khoáng trong đất càng cao thì áp suất dung dịch đất càng cao ® hấp thụ nước càng giảm.
b. Trao đổi khoáng và nitơ ở thực vật
- Các nguyên tố khoáng được chia thành 2 nhóm:
+ Các nguyên tố khoáng đại lượng: Chủ yếu đóng vai trò cấu trúc của tế bào, cơ thể; điều tiết các quá trình sinh lí.
+ Các nguyên tố vi lượng: Chủ yếu đóng vai trò hoạt hóa các enzim.
- Quá trình hấp thụ muối khoáng theo 2 cơ chế: 
+ Chủ động: Ngược chiều gradient nồng độ (từ nơi nồng độ thấp đến nơi nồng độ cao), cần năng lượng và chất mang. 
+ Thụ động: Cùng chiều gradient nồng độ, không cần năng lượng, có thể cần chất mang.
*Trình bày được ảnh hưởng của điều kiện môi trường: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm đất, pH đất, độ thoáng khí.
-*Vai trò của nitơ: 
+ Vai ...a đất hoặc qua lá).
c. Qúa trình quang hợp ở thực vật
- Vai trò: Tạo chất hữu cơ cung cấp cho sự sống trên trái đất, biến đổi và tích luỹ năng lượng (năng lượng vật lí thành năng lượng hoá học), hấp thụ CO2 và thải O2 điều hòa không khí.
*Quang hợp ở các nhóm thực vật C3,C4 Và CAM.
- Lá thực vật C3, thực vật CAM có các tế bào mô giậu chứa các lục lạp, lá thực vật C4 có các tế bào mô giậu và tế bào bao bó mạch chứa các lục lạp.
 Lục lạp: Có các hạt Grana chứa hệ sắc tố quang hợp (hấp thu và chuyển hoá quang năng thành hoá năng) và chất nền (chứa enzim đồng hoá CO2). 
 Hệ sắc tố: Có hai nhóm là sắc tố chính (diệp lục) và sắc tố phụ (carôtenôit). Hệ sắc tố có vai trò hấp thu và chuyển hoá quang năng thành hoá năng.
 Các sắc tố quang hợp hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền cho diệp lục a ở trung tâm phản ứng quang hợp theo sơ đồ:
Carôtenôit ® Diệp lục b ® Diệp lục a ® Diệp lục a trung tâm.
 Sau đó quang năng được chuyển cho quá trình quang phân li nước và phản ứng quang hoá để hình thành ATP và NADPH.
* Cơ chế: Quang hợp diễn ra trong lục lạp, bao gồm 2 pha: Pha sáng và pha tối.
+ Pha sáng: Diễn ra trên màng tilacoit, giống nhau ở các thực vật. 
· Hấp thụ năng lượng ánh sáng: 
Chl + hg ® Chl*
· Quang phân li nước:
 Chl*
2 H2O ® 4 H+ + 4e- + O2
· Phot phoril hoá tạo ATP
3 ADP + 3 Pi ® 3 ATP
· Tổng hợp NADPH
 2 NADP + 4 H+ ® 2 NADPH
Phương trình tổng quát:
12H2O + 18ADP + 18Pvô cơ + 12NADP+ ® 18ATP + 12NADPH + 6O2
+ Pha tối: Diễn ra trong chất nền (stroma), khác nhau giữa các nhóm thực vật C3, C4, CAM. 
Thực vật C3 pha tối thực hiện bằng chu trình Canvin qua 3 giai đoạn chính:
· Giai đoạn cacboxil hoá (cố định CO2):
3 RiDP + 3 CO2 ® 6 APG
· Giai đoạn khử với sự tham gia của 6ATP và 6NADPH:
6APG ® 6AlPG
· Giai đoạn tái sinh chất nhận RiDP và tạo đường với sự tham gia của 3 ATP: 
5AlPG ® 3RiDP
 1AlPG ® Tham gia tạo C6H12O6
Phương trình tổng quát:
12 H2O + 6 CO2 + Q (năng lượng ánh sáng) ® C6H12O6 + 6 O2 + 6 H2O
- Đặc điểm của thực vật C4:...ím.
+ Nhiệt độ: Khi nhiệt độ tăng đến nhiệt dộ tối ưu thì cường độ quang hợp tăng rất nhanh, thường đạt cực đại ở 25 - 35 oC rồi sau đó giảm mạnh.
+ Nước: Hàm lượng nước trong không khí, trong lá, trong đất ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước ® ảnh hưởng đến độ mở khí khổng ® ảnh hưởng đến tốc độ hấp thụ CO2 vào lục lạp ® ảnh hưởng đến cường độ quang hợp.
+ Dinh dưỡng khoáng: Các nguyên tố khoáng ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp các sắc tố quang hợp, enzim quang hợp® ảnh hưởng đến cường độ quang hợp.
- Phân tích thành phần hoá học các sản phẩm cây trồng có: C chiếm 45%, O chiếm 42%, H chiếm 6,5%. Tổng 3 nguyên tố này chiếm 90 - 95% (lấy từ CO2 và H2O thông qua quá trình quang hợp) còn lại là các nguyên tố khoáng ® Quang hợp quyết định năng suất cây trồng.
- Năng suất sinh học là khối lượng chất khô được tích luỹ được mỗi ngày trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng của cây; năng suất kinh tế là khối lượng chất khô được tích luỹ trong cơ quan kinh tế (cơ quan lấy chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người).
Một số đặc điểm phân biệt thực vật C3, C4, CAM
Điểm so sánh
C3
C4
CAM
Điều kiện sống
Sống chủ yếu ở vùng ôn đới á nhiệt đới.
Sống ở vùng khí hậu nhiệt đới.
Sống ở vùng sa mạc, điều kiện khô hạn kéo dài.
Hình thái giải phẫu lá
- Lá bình thường
- Có một loại lục lạp ở tế bào mô dậu. 
- Lá bình thường
- Có 2 loại lục lạp ở tế bào mô dậu và tế bào bao bó mạch.
- Lá mọng nước
- Có một loại lục lạp ở tế bào mô dậu.
Cường độ quang hợp
Trung bình
Cao
Thấp
Nhu cầu nước
Cao
Thấp, bằng 1/2 thực vật C3
Thấp
Hô hấp sáng
Có
Không
Không
Năng suất sinh học
Trung bình
Cao
Thấp
......
Bảng so sánh quá trình quang hợp ở các nhóm thực vật C3 , C4 , CAM
Điểm so sánh
C3
C4
CAM
Chất nhận CO2 đầu tiên
RiDP (Ribulôzơ 1,5 diphôtphat).
PEP (phôtpho enol pyruvat).
PEP.
Enzim cố định CO2
Rubisco.
PEP-cacboxilaza
và Rubisco.
PEP-cacboxilaza
và Rubisco.
Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên
APG (axit 
phôtpho glixeric)

File đính kèm:

  • doctai_lieu_on_tap_mon_sinh_hoc_11.doc