Ôn tập Sinh học Lớp 11 - Chuyên đề: Cảm ứng

pdf 4 trang Mạnh Nam 05/06/2025 80
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Sinh học Lớp 11 - Chuyên đề: Cảm ứng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập Sinh học Lớp 11 - Chuyên đề: Cảm ứng

Ôn tập Sinh học Lớp 11 - Chuyên đề: Cảm ứng
 ÔN TẬP CHUYÊN ĐỀ : CẢM ỨNG 
 A- cảm ứng ở thực vật 
I.câu hỏi tự luận 
1. Phân biệt các kiểu hướng động? 
2. Phân biệt các kiểu ứng động? 
II. Trắc nghiệm 
1. Cho các hiện tượng: 
 I. Cây luôn vươn về phía có ánh sáng 
 II. Rễ cây luôn mọc hướng đất và mọc vươn đến nguồn nước, nguồn phân 
 III. Cây hoa trinh nữ xếp lá khi mặt trời lặn, xòe lá khi mặt trời mọc 
 IV. Rễ cây mọc tránh chất gây độc 
 V. Vận động quấn vòng của tua cuốn. 
Hiện tượng nào không thuộc tính hướng động? 
 A. I, II B. III C. III, V D. I, II, IV 
2. Hãy kể tên những tác nhân không gây ra hướng hoá ở thực vật? 
 A. Các hoá chất có thể là các muối khoáng, các chất hữu cơ, hooc môn. 
 B. Các kim loại , khí trong khí quyển. 
 C. Các chất dẫn dụ và các hợp chất khác. 
 D. Các hoá chất có thể là axit, kiềm. 
3. Đặt hạt đậu mới nảy mầm vị trí nằm ngang, sau thời gian, thân cây cong lên, còn rễ cây cong 
xuống. Hiện tượng này được giải thích do: 
 A. Thân cây và rễ cây đều có tính hướng đất âm 
 B. Thân cây có tính hướng đất dương còn rễ cây có tính hướng đất âm 
 C. Thân cây và rễ cây đều có tính hướng đất dương 
 D. Thân cây có tính hướng đất âm còn rễ cây có tính hướng đất dương 
4. Hướng động là 
 A. hình thức phản ứng của 1 bộ phận của cây trước tác nhân kích thích theo 1 hướng xác định. 
 B. hình thức phản ứng của một bộ phận của cây trước tác nhân kích thích theo nhiều hướng. 
 C. hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích theo nhiều hướng khác nhau. 
 D. hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích theomột hướng xác định. 
5. Lọai nhân tố nào sau đây chi phối tính hướng sáng dương của cây? 
 A. Chất kích thích sinh trưởng giberelin. B. Tác động của các chất kìm hãm sinh trưởng. 
 C. Tác động của các chất kích thích sinh trưởng. D. Chất kích thích sinh trưởng auxin. 
6. Hướng động là gì? 
 A. Hướng mà cây sẽ cử động vươn đều. 
 B. Hình thc phản ứng của cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích từ một hướng xác định. 
 C. Cử động sinh trưởng cây về phía có ánh sáng. 
 D. Vận động sinh trưởng của cây trước tác nhân kích thích từ môi trường. 
7. Hai loại hướng động chính là: 
A. hướng động dương (sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích) và hướng động âm (sinh trưởng tránh 
xa nguồn kích thích). 
B. hướng động dương (sinh trưởng hướng tới nước) và hướng động âm (sinh trưởng hướng tới đất). 
 C. hướng động dương (sinh trưởng hướng tới nguồn ánh sáng) và hướng động âm (sinh trưởng hướng 
về trọng lực). 
 D. hướng động dương (sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích) và hướng động âm (sinh trưởng hướng 
tới nguồn kích thích). 
8: Các cây dây leo uốn quanh những cây gỗ là nhờ kiểu hướng động nào? 
 A. Hướng tiếp xúc. B. Hướng sáng. C. Hướng đất. D. Hướng nước. 
9. Các kiểu hướng động âm ở rễ là: 
 A. Hướng sáng, hướng hóa. C. Hướng đất, hướng sáng. 
 B. Hướng nước, hướng hóa. D. Hướng sáng, hướng nước. 
10. Cây non mọc thẳng, cây khỏe, lá xanh lục do điều kiện chiếu sáng như thế nào? 
 1 
 A. Chiếu sáng từ nhiều hướng. C. Chiếu sáng từ hai hướng. 
 B. Chiếu sáng từ ba hướng. D. Chiếu sáng từ một hướng. 
11. Ứng động là: 
 A. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng. 
 B. Hình thức phản ứng của cây trước nhiều tác nhân kích thích. 
 C. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích lúc có hướng khi vô hướng 
 D. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không ổn định. 
12. Các kiểu ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng là: 
 A. Ứng động sinh trưởng gồm quang ứng động và nhiệt ứng động, ứng động không sinh trưởng 
là ứng động sức trương, ứng động tiếp xúc và hoá ứng động. 
 B. Ứng động không sinh trưởng: nhiệt ứng động, hoá ứng đông. 
 C. Ứng động sinh trưởng gồm quang ứng động và nhiệt ứng động, ứng động không sinh trưởng 
là ứng động sức trương. 
 D. Ứng động sinh trưởng: ứng động sức trương, quang ứng động. 
13. Cơ quan nào của hoa có ứng động sinh trưởng? 
 A. Nhị - nhuỵ. B. Đài hoa. C. Đầu nhị - bầu noãn. D. Cánh hoa. 
14. Sự vận động nở hoa thuộc ứng động sinh trưởng nào? 
A. Là phản ứng sinh trưởng quang ứng động. B. Là phản ứng sinh trưởng hoá ứng động. 
C. Là phản ứng sinh trưởng ứng động sức trương. D. Là phản ứng sinh trưởng ứng động tiếp xúc. 
15. Cử động bắt mồi của thực vật có cơ chế tương tự với vận động nào sau đây của cây? 
 A. Xếp lá của cây trinh nữ khi có sự va chạm 
 B. Xòe lá của cây trinh nữ, cây họ đậu vào sáng sớm, khi mặt trời lên 
 C. Xếp lá của cây họ đậu vào chiều tối 
 D. Vươn ngọn cây về phía có ánh sáng 
16. Vận động của cây dưới ảnh hưởng của tác nhân môi trường từ mọi phía lên cơ thể gọi là: 
 A. Hướng động môi trường B. Vận động cảm ứng 
 C. Cử động sinh trưởng D. Vận động thích nghi 
 B-CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT 
I. Câu hỏi tự luân 
1.Phân biệt tập tính bẩm sinh và tập tính học được? 
2.So sánh các hình thức học tập chủ yếu ở động vật? 
II. Câu hỏi trắc nghiệm 
1. Thế nào là cảm ứng ở động vật? 
 A. Là sự biểu hiện cách phản ứng của cơ thể động vật trong môi trường phức tạp. 
 B. Là khả năng nhận biết kích thích và phản ứng lại kích thích đó. 
 C. Là khả năng nhận biết kích thích từ môi trường của động vật. 
 D. Là khả năng lựa chọn môi trường thích ứng của thể cơ thể động vật. 
2. Bộ phận tiếp nhận kích thích của cung phản xạ ở động vật có hệ thần kinh chuỗi hạch là gì? 
 A. Cơ hoặc các nội quan. B. Hạch thần kinh. 
 C. Cơ quan thụ cảm hoặc thụ thể. D. Chuỗi thần kinh. 
3. Bộ phận phân tích tổng hợp thông tin của cung phản xạ ở động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi 
hạch là gi? 
 A. Cơ, tuyến... B. Thụ thể. C. Cơ quan thụ cảm. D. Chuỗi hạch thần kinh. 
4. Phản xạ của động vật có hệ thần kinh dạng lưới khi bị kích thích là: 
 A. duỗi thẳng cơ thể. B. di chuyển đi chỗ khác. 
 C. co ở phần cơ thể bị kích thích. D. co toàn bộ cơ thể. 
5. Ở các dạng động vật không xương sống như thân mềm, giáp xác, sâu bọ, tính cảm ứng thực 
hiện nhờ: 
 A. Dạng thần kinh hạch B. Hệ thần kinh chuỗi 
 C. Dạng thần kinh ống D. Các tế bào thần kinh đặc biệt 
6. Yếu tố nào quyết định khả năng phản ứng của động vật? 
 A. Khả năng tiếp nhận và phân tích các kích thích. B. Mức độ tiến hoá của hệ thần kinh. 
 2 
 C. Cấu trúc và độ phức tạp của hệ thần kinh. D. Khả năng xử lí và dẫn truyền các xung TK 
7. Hệ thần kinh của côn trùng có: 
 A. hạch đầu, hạch ngực, hạch bụng. B. hạch đầu, hạch thân, hạch lưng. 
 C. hạch đầu, hạch bụng, hạch lưng. D. hạch đầu, hạch ngực, hạch lưng. 
8. Hệ thần kinh ống gặp ở những động vật nào? 
 A. Chân khớp, cá, lưỡng cư, chim. B. Giun dẹp, thân mềm, bò sát, chim. 
 C. Giun đốt, chân khớp, lưỡng cư, chim - thú. D. Cá lưỡng cư, bò sát, chim, thú. 
9. Bộ phận chính của hệ thần kinh dạng ống là: 
 A. não bộ và thần kinh ngoại biên. B. não bộ và bộ phận trung gian. 
 C. bộ phận thần kinh trung ương và ngoại biên D. bộ phận TK trung ương và trung gian. 
10. Cảm ứng ở động vật là: 
 A. phản ứng lại các kích thích của một số tác nhân môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại 
và phát triển. 
 B. khả năng tiếp nhận và phản ứng lại các kích thích của môi trường sống đảm bảo cho cơ thể 
tồn tại và phát triển. 
 C. phản ứng lại các kích thích định hướng của môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và 
phát triển. 
 D. phản ứng lại các kích thích vô hướng của môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và 
phát triển. 
11. Tốc độ cảm ứng của động vật so với cảm ứng ở thực vật như thế nào? 
 A. Diễn ra chậm hơn nhiều. B. Diễn ra ngang bằng. 
 C. Diễn ra nhanh hơn. D. Diễn ra chậm hơn một chút. 
12. Nhóm động vật nào sau đây có hệ thần kinh dạng lưới? 
 A. Hải quỳ, đỉa, nhện, ốc. B. Thuỷ tức, san hô, hải quỳ. 
 C. San hô, tôm, ốc. D. Thuỷ tức, giun đất, tằm, châu chấu. 
13. Điện thế nghỉ là gì? 
 A. Là điện thế xuất hiện khi tế bào thần kinh đang nghỉ bị kích thích hưng phấn. 
 B. Là điện thế xuất hiện do sự phân bố không đồng đều các ion K+ và Ca2+ ở hai bên màng tế 
bào. 
 C. Là điện thế xuất hiện do sự chênh lệch áp suất hai bên màng tế bào. 
 D. Là sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào nghỉ ngơi (ngoài màng tích 
điện dương, trong màng tích điện âm). 
14. Mặt trong của màng tế bào thần kinh ở trạng thái nghỉ ngơi (không hưng phấn) tích điện: 
 A. âm. B. dương. C. hoạt động. D. trung tính. 
 B. âm. C. dương. D. hoạt động. 
15. Xung thần kinh là: 
 A. thời điểm sắp xuất hiện điện thế hoạt động. B. sự xuất hiện điện thế hoạt động. 
 C. thời điểm sau khi xuất hiện điện thế hoạt động. 
 D. thời điểm chuyển giao giữa điện thế nghỉ sang điện thế hoạt động. 
16. Điện thế hoạt động là: 
A. sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang đảo cực và tái phân cực. 
 B. sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng TB từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực và tái phân cực. 
C. sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang đảo cực, mất phân cực và tái phân cực. 
D. sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực. 
17. Cách lan truyền của sợi xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao mielin là: 
1- Điện thế hoạt động lan truyền theo cách nhảy cóc từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác. 
2- Tốc độ lan truyền trên sợi thần kinh nhanh hơn. 
3- Điện thế hoạt động lan truyền liên tục từ điểm này sang điểm khác của tế bào. 
4- Tốc độ lan truyền trên sợi thần kinh chậm. 
 A. 3 - 2. B. 1 - 4. C. 1 - 4. D. 3 - 4. E. 1 - 4. 
18. Khi nào xuất hiện điện thế hoạt động? 
 A. Khi hệ thần kinh hoạt động. B. Khi cơ thể hoạt động. 
 C. Khi bị kích thích và tế bào thần kinh hưng phấn. D. Khi chuyển hoá vật chất và NL 
 3 
 19. Các loại xinap trong cơ thể? 
 A. Xinap điện, xinap sinh học. B. Xinap hoá học, xinap lí học. 
 C. Xinap sinh học - xinap lí học. D. Xinap hoá học, xinap điện. 
20. Chọn câu đúng nhất khi nói về xinap? 
 A. Xinap là diện tiếp xúc của các tế bào cạnh nhau. 
 B. Tất cả các xinap đều có chứa chất trung gian hoá học là axetin colin. 
 C. Tốc độ truyền tin qua xinap hoá học chậm hơn so với lan truyền xung thần kinh trên sợi thần 
kinh không có bao mielin. 
 D. Chuyển giao xung thần kinh khi qua xinap hoá học có thể không cần hất trung gian hoá học. 
21. Phản xạ là : 
A. Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh trả lời lại kích thích bên trong hoặc bên ngoài cơ thể 
B. Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh chỉ trả lời lại kích thích bên ngoài cơ thể 
C. Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh chỉ trả lời lại kích thích bên trong cơ thể 
D. Phản ứng của cơ thểtrả lời lại kích thích bên trong hoặc bên ngoài cơ thể. 
22. Một người đi trên đường, bất ngờ gặp chó dại, người đó bỏ chạy. Đây là phản xạ có điều kiện 
hay phản xạ không điều kiện? Tại sao? 
 A. Đây là PXCĐK vì phải nhìn thấy chó dại người đó mới bỏ chạy 
 B. Đây là PXCĐK vì có đủ thành phần của cung phản xạ: Bộ phận tiếp nhận kích thích là mắt, 
bộ phận xử lý thông tin và quyết định hành động là não và bộ phận thực hiện là cơ chân, tay 
 C. Đây là PXKĐK vì mọi người gặp chó dại và bỏ chạy là phản ứng tự nhiên. 
 D. Đây là PXCĐK vì phải qua học tập, rút kinh nghiệm, mới biết được có có dấu hiệu như thế 
nào là chó dại. 
23. Xináp là: 
 A. diện tiếp xúc giữa các tế bào TK với nhau hay với các TB khác (tế bào cơ, tế bào tuyến...). 
 B. diện tiếp xúc chỉ giữa tế bào thần kinh với tế bào cơ. 
 C. diện tiếp xúc giữa các tế bào ở cạnh nhau. 
 D. diện tiếp xúc chỉ giữa tế bào thần kinh với tế bào tuyến. 
24. Chất trung gian hoá học phổ biến nhất ở động vật có vú là 
 A. axêtincôlin và sêrôtônin. B. axêtincôlin và norađrênalin. 
 C. axêtincôlin và đôpamin. D. sêrôtônin và norađrênalin. 
25. Tập tính động vật là gì? 
 A. Là thói quen của động vật sống trong một môi trường nhất định. 
 B. Là chuỗi phản ứng của động vật trả lời lại kích thích từ môi trường để thích nghi với môi 
trường và tồn tại 
 C. Là những hoạt động sống thích nghi với những môi trường nhất định để tồn tại. 
 D. Là bản năng của động vật được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. 
26. Các loại tập tính của động vật? 
 A. Tập tính bẩm sinh - tập tính học được. B. Tập tính bẩm sinh - tập tính xã hội. 
 C. Tập tính học được - tập tính xã hội. D. Tập tính xã hội - tập tính tự phát. 
27. Ví dụ nào sau đây không phải là ví dụ về tập tính bẩm sinh? 
 A. Ếch đực kêu vào mùa sinh sản. B. Thú non mới được sinh ra có thể tìm vú mẹ để bú. 
 C. Chuột nghe thấy tiếng mèo kêu thì chạy xa. D. Ve sầu kêu vào ngày hè. 
28. Ví dụ nào sau đây không phải là ví dụ về tập tính học được? 
A. Chuột nghe thấy tiếng mèo kêu phải chạy xa. B. Con mèo ngửi thấy mùi cá là chạy tới gần. 
C. Chim sâu thấy bọ nẹt không dám ăn. D. Ếch đực kêu vào mùa sinh sản. 
29. Cơ sở thần kinh của tập tính học được là: 
 A. Phản xạ không điều kiện. B. Chuỗi các phản xạ không điều kiện. 
 C. Phản xạ. D. Chuỗi các phản xạ có điều kiện. 
30. Khi mở nắp bể, đàn cá cảnh tập trung về nơi thường cho ăn. Đây là một VD về hình thức học 
tập: 
 A. học khôn. B. học ngầm. C. điều kiện hoá hành động. D. điều kiện hoá đáp ứng. 
 4 

File đính kèm:

  • pdfon_tap_sinh_hoc_lop_11_chuyen_de_cam_ung.pdf