Ôn tập Sinh học Lớp 11 - Chuyên đề: Cảm ứng ở thực vật

pdf 5 trang Mạnh Nam 05/06/2025 100
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Sinh học Lớp 11 - Chuyên đề: Cảm ứng ở thực vật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập Sinh học Lớp 11 - Chuyên đề: Cảm ứng ở thực vật

Ôn tập Sinh học Lớp 11 - Chuyên đề: Cảm ứng ở thực vật
 Chương II: CẢM ỨNG 
 Chuyên đề 1: CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT 
1- HƯỚNG ĐỘNG: 
 1.1- KHÁI NIỆM: 
 - Hướng động là hình thức phản ứng của một bộ phận của cây trước một tác nhận kích thích theo 1 huớng xác định. 
 VD: Cây trồng trong bóng tối sẽ vươn ra phía có ánh sáng..... 
 - Khi vận động về phía tác nhân kích thích gọi là hướng động dương. 
 - Khi vận động tránh xa tác nhân kích thích gọi là hướng động âm. 
 - Quá trính vận động này diễn ra tương đối chậm và được điều tiết bằng hormone thực vật ( AAB, Auxin, AIA,..) 
 1.2- CÁC KIỂU HƯỚNG ĐỘNG: 
 1- Hướng đất ( Hướng trọng lực ) 
 * Rễ có tính hướng đất dương – Chồi ngọn có tính hướng đất âm. 
 2- Hướng sáng 
 → Thân có tính hướng sáng dương, rễ có tính hướng sáng âm. 
 3- Hướng nước: 
 - Tính hướng nước dương là phản ứng sinh trưởng theo nguồn nước ⟶ Nước đóng vai tròn như tác nhân kích thích 
 của môi trướng dẫn tới phản ứng hướng nước 
 - Rễ cây luôn tìm về phía có nước ⟶ Rễ tính hướng nước dương. 
 - Trong lòng đất, rễ vươn khá xa, lan tỏa vào các khe hở của đất ⟶ hướng về phái nguồn nước để lấy nước. 
 4- Huớng hóa: 
 - Rễ cây luôn hướng về nơi có nguồn chất thích hợp, cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển ⟶Tính hướng hóa 
dương . 
 - Rễ tránh xa nguồn hóa chất độc hại với nó → Tính hướng hóa âm. 
 5- Hướng tiếp xúc: 
 - VD: các cây dây leo: bầu, bí,... có tua cuốn ( 1 dạng lá biến dạng ) 
 - Phần thân tiếp xúc với giá thể thì sinh trưởng chậm, không tiếp xúc thì sinh trưởng nhanh. 
 - Ngoài ra, còn có các dạng hướng động khác như tính hướng nhiệt, hướng theo dòng chảy của các khe suối,..... 
 1.3- VAI TRÒ: 
 - Giúp cây thích ứng với sự thay đổi của môi trường để sinh trưởng và phát triển 
 - Ứng dụng trong sản xuất: 
 + Tưới nước, bón phân hợp lý, tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển mạnh. 
 + Đảm bảo cho rễ mọc vào đất để giữ cây và hút nước, muối khoáng trong đất. 
 + Mật độ trồng cây phải thích hợp, không lạm dụng hóa chất độc hại với cây trồng. 
2- ỨNG ĐỘNG: 
 2.1- KHÁI NIỆM: 
 - Khái niệm: Ứng động (vận động cảm ứng) là hình thức phản ứng của cây trước một tác nhân kích thích không định 
hướng. 
 - Cơ chế chung: Là do sự thay đổi trương nước, co rút chất nguyên sinh, biến đổi qúa trình sinh lý, sinh hoá theo nhịp 
điệu đồng hồ sinh học. 
 2.2- CÁC KIỂU ỨNG ĐỘNG: 
 A- Ứng động không sinh trưởng: 
 - Khái niệm: Là các vận động không có sự phân chia và lớn lên của các TB của cây, chỉ liên quan đến sức trương 
nước, xảy ra sự lan truyền kích thích, có phản ứng nhanh ở ở các miền chuyên hóa của cơ quan. 
 - VD: + Vận động cảm ứng của cây trinh nữ: uốn, cụp lá xuống khi bị kích thích. 
 + Cây bị biến dạng để bắt sâu bọ. 
 B- Ứng động sinh trưởng: 
 - Khái niệm: Là các vận động có liên quan đến sự phân chia các TB của cây. Thường là các vận động theo đồng hồ 
sinh học, đó là vận động của cơ thể và cơ quan theo từng thời gian nhất định trong ngày. 
 - Các kiểu ứng động sinh trưởng: 
 a, Vận động quấn vòng ( Vận động tạo giàn / Vận động xoắn ốc ). VD: Các loại cây dây leo: bầu, bí, mướp,... 
 b, Vận động nở hoa. 
 - Cảm ứng theo nhiệt độ: hoa Tuylip nở 25 – 300C, khép ở nhiệt độ thấp. 
 - Cảm ứng theo ánh sáng: hoa, lá mở khi có ánh sáng ban ngày; khép vào ban đêm.. 
 c, Vận động ngủ thức. - Khái niệm: Là sự vận động của cơ quan thực vật theo chu kì nhịp điệu đồng hồ sinh học, theo điều kiện môi 
trướng (ánh sáng, nhiệt độ,... ) 
 - VD: + Vận động ngủ: các hạt giống được bảo quản ở đâu đó). 
 + Vận động thức: hạt giống nảy mầm. 
 B: CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT 
I- KHÁI NIỆM: Cảm ứng là khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường sống đảm bảo 
cho SV tồn tại và phát triển. 
II- CẢM ỨNG Ở CÁC NHÓM ĐỘNG VẬT: 
 Mức độ tổ chức Đại diện Đặc điểm cấu tạo HTK Hình thức cảm ứng Ưu, nhược điểm 
 HTK 
 Chưa có HTK Động vật Cơ thể không có tế bào Co rút chất nguyên sinh Phản ứng chậm, thiếu 
 nguyên sinh thần kinh chính xác. 
 Thần Ruột khoang Các TB TK rải rác trong Kích thích tại 1 điểm → - Phản ứng thiếu 
 kinh dạng (Thủy tức) cơ thể và nối với nhau xung lan tỏa toàn thân chính xác. 
 lưới thành mạng lưới. → co rút toàn thân. 
 - Tiêu tốn nhiều năng 
 Có tổ lượng. 
 chức 
 thần Thần ĐV đối xứng 2 - Các TB TK tập hợp lại - Xung TK không lan - Phản xạ tương đối 
 kinh kinh dạng bên (giun, côn → các hạch TK. tỏa, khu trú từng phần, chính xác, mang tính 
 chuỗi trùng) phản ứng có tính chất cục bộ. 
 hạch - Các hạch TK nối với định khu. 
 nhau bởi các dây TK → - Tiêu tốn ít năng 
 chuỗi hạch TK nằm dọc - Phản xạ cục bộ, chủ lượng. 
 cơ thể. yếu thuộc dạng phản xạ 
 không điều kiện. 
 Thần ĐV có xương Cấu trúc dạng ống gồm 2 Hoạt động theo nguyên - Phản ứng nhanh, 
 kinh dạng sống (từ Cá → phần: TK trung ương (não tắc phản xạ (Phản xạ chính xác, phức tạp. 
 ống người) bộ và tủy sống) và TK không điều kiện và phản 
 ngoại biên (các dây TK). xạ có điều kiện) - Tiêu tốn ít năng 
 lượng. 
III- ĐIỆN THẾ NGHỈ, ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG VÀ SỰ LAN TRUYỀN XUNG THẦN KINH: 
ĐIỆN SINH HỌC: - Là khả năng tích điện của TB, cơ thể. 
 - Bao gồm: Điện thế nghỉ (điện tĩnh) và Điện thế hoạt động. 
 1- Khái niệm: 
 - Điện thế nghỉ: là sự chênh lệch điện thế giữa 2 bên màng TB khi TB không bị kích thích; phía trong màng TB tích 
điện âm và phía ngoài màng tích điện dương. 
 - Điện thế hoạt động: là sự biến đổi điện thế nghỉ ở ngoài màng TB hoặc khi TB TK bị kích thích → từ phân cực sang 
mất phân cực, đảo cực và tái phân cực. 
 Đặc điểm phân biệt Sợi TK không có mielin Sợi TK có mielin 
1- đặc điểm cấu tạo Sợi TK trần màng tiếp xúc trực tiếp với mt Sợ TK có màng bao mielin không liên tục tạo 
 ngoại bào. thành các bao mielin và các eo Ranvie. 
2- cách lan truyền Xung TK lan tỏa liên tục Xung TK lan truyền theo lối nhảy cóc 
3- tốc độ lan truyền Chậm hơn (3 – 5 m/s) Nhanh hơn nhiều (100m/s) 
4- nguyên nhân có xung Do mất phân cực, đảo cực và tái phân cực Do mất phân cực, đảo cực và tái phân cực liên TK lan truyền liên tiếp từ vùng ngày sang vùng khác. tiếp từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác. 
5- sử dụng năng lượng Tốn nhiều năng lượng Tốn ít năng lượng 
 - Sự lan truyền xung TK trên sợi thần kinh: 
 + Điện thế hoạt động khi xuất hiện được gọi là xung TK hay xung điện. 
 + Xung TK xuất hiện ở nơi bị kích thích (làm thay đổi tính thấm của màng ở vùng kích thích) → lan truyền dọc theo 1 
hướng xác định trên sợi thần kinh, có 2 kiểu lan truyền xung TK trên sợi TK. 
 2- Đặc điểm phân biệt sự lan truyền xung TK trên sợi TK không có mielin và sợi TK có mielin. 
3- Truyền tin qua Xinap: 
 - Xinap là diện tiếp xúc giữa TBTK với TBTK, giữa TBTK với một loại TB khác (TB cơ, TB tuyến). 
 - Dựa vào nhân tố dẫn truyền xung TK có 2 loại: Xinap hóa học (chủ yếu ở ĐV) và Xinap điện (ít phổ biến). 
 * Cấu tạo của Xinap: 4 phần chính: chùy, khe , màng trước và màng sau xi náp 
 - chùy có chứa ti thể và bóng chuaws chất TGHH 
 - Mang sauc hứa thụ thể tiếp nhận chất TGHH 
 * Quá trình truyền tin qua Xinap: 
 - Xinap điện: sự phóng điện trực tiếp từ màng trước đến màng sau của khe xinap. 
 - Xinap hóa học: 
 + Xung thần kinh lan truyền đến chùy xináp → kênh Ca2+ trên màng TB mở → ion Ca2+ đi vào trong chùy xináp. 
 + Ca2+ làm cho các bóng chứa chất trung gian hóa học dịch chuyển dần đến màng trước xinap, gắn vào màng trước và 
vỡ ra, giải phóng chất trung gian hóa học vào khe xinap. 
 + Chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể ở màng sau xináp làm xuất hiện điện thế hoạt động ở màng sau. Điện thế 
hoạt động hình thành lan truyền đi tiếp. 
IV- TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT: 
 1- Khái niệm: Tập tính là chuỗi phản ứng của ĐV trả lời kích thích từ môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), 
nhờ đó ĐV thích nghi với môi trường sống và tồn tại. 
 2- Phân loại tập tính và cơ sở thần kinh của tập tính: 
 Đặc điểm phân 
 Tập tính bẩm sinh Tập tính học được 
 biệt 
 Khái niệm Là loại tập tính sinh ra đã có. Là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống 
 của cá thể. 
 Cơ sở thần kinh Các phản xạ không điều kiện Các phản xạ có điều kiện. 
 Tính chất - Di truyền từ bố mẹ ( bẩm sinh ). - Không di truyền, thông qua học tập và rút kinh 
 nghiệm. 
 - Đặc trưng cho loài. 
 - Đặc trưng cho từng cá thể. 
 VD: Nhện giăng tơ, Ong xây tổ, . 
 VD: Khi nhìn thấy đèn giao thông màu đỏ → những 
 người qua đường dừng lại. 
 - Bền vững, không thay đổi trong quá - Không bền vững, có thể thay đổi và chịu ảnh hưởng 
 trình sống, không chịu ảnh hưởng từ môi bởi môi trường sống. 
 trường. 
 Đại diện ở hầu hết ĐV có HTK dạng lưới và dạng ở hầu hết ĐV có HTK dạng ống phát triển. 
 chuỗi. 
 3- Phân biệt 1 số hình thức học tập ở ĐV: Các hình thức học tập chủ yếu làm biến đổi tập tính của ĐV, gồm: 
 Hình thức Đặc điểm Ví dụ Ý nghĩa 
 1- Quen nhờn - Là hình thức học tập đơn giản Khi có bóng đen, gà con chạy Giúp ĐV phản 
 nhất. trốn, lặp lại nhiều lần mà ứng linh hoạt với 
 không nguy hiểm → khi có - ĐV phớt lờ, không trả lời những bóng đen, gà con không chạy môi trường. 
 kích thích lặp đi lặp lại không có trốn nữa. 
 tính nguy hiểm. 
2- In vết ĐV có tính bám và đi theo các vật Ngỗng mới nở theo ngỗng mẹ Giúp con non tìm 
 chuyển động mà nó nhìn thấy đầu hoặc người cho ăn đầu tiên. thức ăn và sự bảo 
 tiên. vệ. 
 Liên kết 1 hành vi của ĐV với 1 Thả chuột đói vào chuồng có 
 phần thưởng ( hoặc phạt ) sau đó cần đạp gắn với hộp thức ăn. 
3- Điều ĐK hóa hành động ĐV chủ động lặp lại hoặc tránh xa Giúp ĐV học 
kiện các hành vi đó. được bài học 
hóa ( kiểu Skinnơ ) kinh nghiệm 
 trong đời sống. 
 ĐK hóa đáp ứng Liên kết 2 kích thích tác động Bật đèn và cho chó ăn → chỉ 
 (kiểu Paplop ) đồng thời → hình thành mối liên cần bật đèn, chó tiết nước bọt. 
 kết mới trong thần kinh trung 
 ương. 
4- Học ngầm - Học không có ý thức (không chủ - Thả chuột vào 1 khu vực có Giúp ĐV tìm 
 định), không biết rõ là mình đã học nhiều lối đi → chuột chạy được thức ăn 
 được. thăm dò đường. nhanh, tránh 
 được sự đe dọa 
 - Khi có nhu cầu thì kiến thức đã - Nếu con người cho thức ăn của kẻ thù. 
 học tái hiện lại giúp ĐV giải quyết vào khu vực đó → chuột tìm 
 vấn đề dễ dàng. đến thức ăn nhanh hơn. 
5- Học khôn - Học có ý thức (có chủ định), phối Tinh tinh biết xếp các thùng Giúp ĐV thích 
 hợp các kinh nghiệm cũ để tìm gỗ chồng lên nhau để lấy thức nghi cao với môi 
 cách giải quyết tình huống mới. ăn trên cao. trường sống. 
4- Một số dạng tập tính phổ biến ở ĐV: 
 Các dạng tập tính Đặc điểm Ví dụ 
 1- Tập tính kiếm ăn - Tác nhân kích thích: hình ảnh, âm thanh, mùi Hổ, báo săn mồi; Nhện giăng lưới bẫy côn 
 phát ra từ con mồi. trùng; Mèo rình và vồ mồi; Gà con lúc đầu 
 mổ thức ăn chưa chính xác, sau đó có chọn 
 - Chủ yếu là tập tính học được. ĐV có HTK lọc và chính xác hơn. 
 càng phát triển tập tính càng phức tạp. 
 2- Tập tính bảo vệ - Dùng chất tiết, phân hay nước tiểu đánh dấu Các loài thú rừng thường chiếm vùng lãnh 
 lãnh thổ lãnh thổ. Chiến đấu quyết liệt khi có đối tượng thổ riêng. 
 xâm nhập. 
 - Chó sói đánh dấu lãnh thổ = nước tiểu. 
 - Bảo vệ nguồn thức ăn, nơi ở và sinh sản. 
 - Hươu đực đánh dấu mùi vào cành cây = 1 
 loại dịch có mùi đặc biệt tiết ra từ cạnh mắt. 
 - Phạm vi bảo vệ lãnh thổ của Chim Hải Âu 
 là vài m2; của Hổ là vài km2 → vài chục 
 km2 
 3- Tập tính sinh sản - Tác nhân kích thích: 
 + Mt ngoài: thời tiết, âm thanh, ánh sáng hay - Chim công đực: nhảy múa, khoe mẽ bộ 
 mùi do con khác giới tiết ra, lông sặc sỡ để quyến rũ chim cái giao phối. + Mt trong: hocmon sinh dục. 
 - Tập tính bẩm sinh, mang tính bản năng. - Chim công cái: đẻ trứng và ấp trứng nở 
 thành chim công con. 
 - Biểu hiện của tập tính: ve vãn, tranh giành con 
 cái, giao phối, chăm sóc con non. 
 4- Tấp tính di cư - Định hướng nhờ vị trí mặt trăng, mặt trời, các - Chim bồ câu định hướng nhờ từ trường 
 vì sao, địa hình, từ trường. trái đất. 
 - Giúp ĐV tránh các điều kiện môi trường không - Cá định hướng nhờ thành phần hóa học 
 thuận lợi. của nước và hướng dòng chảy. 
 - Cá hồi di cư từ biển vào sông; Chim di cư 
 trú đông; Các đàn sếu di cư theo mùa, . 
 5- Tập tính xã hội - Là tập tính sống bầy đàn. Gồm: 
 + Tập tính thứ bậc: duy trì trật tự trong đàn, tăng - Các loài thú sống thành bầy đàn và có thứ 
 cường di truyền tính trạng tốt của con đầu đàn bậc: Ong, kiến, mối, chim, voi, chó sói, trâu 
 cho thế hệ sau. rừng, hươu, nai, .. 
 + Tập tính vị tha: giúp nhau kiếm ăn, tự vệ, duy - Ong thợ lao động để phục vụ cho sự sinh 
 trì sự tồn tại của cả đàn. sản của ong chúa. 
5- Ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào đời sống và sản xuất: 
 - Giải trí: dạy hổ, voi, khỉ làm xiếc; dạy cá heo lao qua vòng tròn trên mặt nước, . 
 - Săn bắn: dạy chó, chim ưng săn mồi, 
 - Bảo vệ mùa màng: làm người bù nhìn để đuổi chim phá hoại mùa màng, . 
 - Chăn nuôi: nghe tiếng kẻng, trâu, bò nuôi trở về chuồng, . 
 - An ninh, quốc phòng: sử dụng chó nghiệp vụ để phát hiện ma túy, thuốc nổ; sử dụng chim bồ câu để đưa thư, .. 
 * Tập tính học được chỉ có ở người: kiềm chế cảm xúc (tức giận); ăn ngủ đúng giờ; biết nói lời “cảm ơn” khi nhận quà 
hay được sự giúp đỡ của người khác; biết chào hỏi nhau; tuân thủ luật pháp và đạo đức xã hội; .. 

File đính kèm:

  • pdfon_tap_sinh_hoc_lop_11_chuyen_de_cam_ung_o_thuc_vat.pdf